Ngày tháng: 22/02/2025
Đang truy cập: 167

Chúa Nhật VI Thường Niên - Năm C (1/2)

CÁI PHÚC, CÁI HỌA CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ.

Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật VI TN C

(Lc 6,17.20-26)

 

Bản văn và dịch sát nghĩa

 

Hy Lạp

Việt

17 Καὶ καταβὰς μετ᾽ αὐτῶν ἔστη ἐπὶ τόπου πεδινοῦ, καὶ ὄχλος πολὺς μαθητῶν αὐτοῦ, καὶ πλῆθος πολὺ τοῦ λαοῦ ἀπὸ πάσης τῆς Ἰουδαίας καὶ Ἰερουσαλὴμ καὶ τῆς παραλίου Τύρου καὶ Σιδῶνος,

 

 18 οἳ ἦλθον ἀκοῦσαι αὐτοῦ καὶ ἰαθῆναι ἀπὸ τῶν νόσων αὐτῶν· καὶ οἱ ἐνοχλούμενοι ἀπὸ πνευμάτων ἀκαθάρτων ἐθεραπεύοντο,

 

 19 καὶ πᾶς ὁ ὄχλος ἐζήτουν ἅπτεσθαι αὐτοῦ, ὅτι δύναμις παρ᾽ αὐτοῦ ἐξήρχετο καὶ ἰᾶτο πάντας.

 

 20 Καὶ αὐτὸς ἐπάρας τοὺς ὀφθαλμοὺς αὐτοῦ εἰς τοὺς μαθητὰς αὐτοῦ ἔλεγεν· Μακάριοι οἱ πτωχοί, ὅτι ὑμετέρα ἐστὶν ἡ βασιλεία τοῦ θεοῦ.

 

 21μακάριοι οἱ πεινῶντες νῦν, ὅτι χορτασθήσεσθε. μακάριοι οἱ κλαίοντες νῦν, ὅτι γελάσετε.

 

 22 μακάριοί ἐστε ὅταν μισήσωσιν ὑμᾶς οἱ ἄνθρωποι καὶ ὅταν ἀφορίσωσιν ὑμᾶς καὶ ὀνειδίσωσιν καὶ ἐκβάλωσιν τὸ ὄνομα ὑμῶν ὡς πονηρὸν ἕνεκα τοῦ υἱοῦ τοῦ ἀνθρώπου·

 

 23 χάρητε ἐν ἐκείνῃ τῇ ἡμέρᾳ καὶ σκιρτήσατε, ἰδοὺ γὰρ ὁ μισθὸς ὑμῶν πολὺς ἐν τῷ οὐρανῷ· κατὰ τὰ αὐτὰ γὰρ ἐποίουν τοῖς προφήταις οἱ πατέρες αὐτῶν.

 

 24 Πλὴν οὐαὶ ὑμῖν τοῖς πλουσίοις, ὅτι ἀπέχετε τὴν παράκλησιν ὑμῶν.

 

 25 οὐαὶ ὑμῖν, οἱ ἐμπεπλησμένοι νῦν, ὅτι πεινάσετε. οὐαί, οἱ γελῶντες νῦν, ὅτι πενθήσετε καὶ κλαύσετε.

 

 26 οὐαὶ ὅταν ὑμᾶς καλῶς εἴπωσιν πάντες οἱ ἄνθρωποι· κατὰ τὰ αὐτὰ γὰρ ἐποίουν τοῖς ψευδοπροφήταις οἱ πατέρες αὐτῶν. (Lk. 6:17-26 BGT)

17 Sau khi đi xuống cùng họ, Đức Giêsu đứng ở một nơi bằng phẳng. Tại đó, đám đông môn đệ của Người, và nhiều đám đông dân chúng từ khắp miền Giuđê, cũng như từ miền duyên hải Tyros và Xiđônos,

 

18 những người đến để nghe Ngườiđể được chữa khỏi những bệnh tật của họ. Những kẻ bị các tinh thần ô uế làm khổ, cũng được chữa lành.

 

19 Tất cả đám đông cứ tìm mọi cách để sờ vào Người, vì có một năng lực tự nơi Người đi ra, cứ chữa lành tất cả.

 

20 Đức Giêsu ngước mắt lên về phía các môn đệ và nói:

 

Phúc cho những người nghèo khó,

Nước Thiên Chúa là của anh em.

 

21 “Phúc cho những người bây giờ đang đói, vì anh em sẽ được no đầy. “Phúc cho những người bây giờ đang khóc, vì anh em sẽ vui cười.

 

22 “Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, loại trừ, sỉ vả và bị loại bỏ tên như những người xấu xa.

 

23 Ngày đó, anh em hãy vui mừngnhảy lên, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật nhiều vì các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế.

 

24 “Nhưng khốn thay cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi.

 

25 “Khốn thay cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no đủ, vì các ngươi sẽ phải đói. “Khốn thay cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang cười, vì các ngươi sẽ phải sầu khổ và khóc than.

 

26 “Khốn thay cho các ngươi khi được mọi người ca tụng, vì các ngôn sứ giả cũng đã từng được cha ông họ đối xử như thế.

Bối cảnh: Bài giảng về các mối phúc và các mối hoạ của Đức Giêsu (Lc 6,17-26) được tác giả Luca đặt trong bối cảnh ngay sau khi Đức Giêsu tuyển chọn nhóm Mười Hai (Lc 6,12-16). Những mối phúc và những mối hoạ này Đức Giêsu giảng trước tiên dành cho các Tông Đồ, những người vừa được tuyển chọn. Chính vì thế, khởi đầu các mối phúc Luca giới thiệu rằng, “Đức Giêsu ngước mắt lên về phía các môn đệ của Người, nói rằng” (6, 20)[1]. Các mối phúc đề cập đến cái phúc của những người bị thiệt thòi, bách hại đủ loại. Lời dạy của Đức Giêsu về việc yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những người ghét mình (Lc 6,27-29) như cách mà các môn đệ phải sống các mối phúc được dạy trước đó. Trong bối cảnh toàn Tin Mừng, các mối phúc trong Tin Mừng Luca chia sẻ một phần nguồn văn với Tin Mừng Mátthêu. Tác giả Mátthêu nói đến tám mối phúc trong khi đó tác giả Luca chỉ nói bốn, nhưng thêm vào bốn mối hoạ, vốn không có trong Tin Mừng Mátthêu.

Cấu trúc: Lc 6,17-26 gồm có hai phần. Phần thứ nhất giới thiệu tổng quát về sứ vụ giảng dạy và chữa lành của Đức Giêsu. Phần thứ hai khai triển một bài giảng của Người theo cấu trúc song song. Bốn mối phúc trong các thành phần A, B, C và D lần lượt song song với bốn mối họa trong các thành phần A’, B’, C’ và D’. Mỗi thành phần diễn tả hai số phận trái ngược nhau của hai loại người trong hai thời điểm khác nhau: Bây giờ và trong tương lai.

Giới thiệu tổng quát về sứ vụ giảng dạy và chữa lành (6,17-19)

 

Bốn mối phúc (6,20-23)

A. Những người nghèo khổ - Nước Thiên Chúa

             B. Những người đói – Sẽ được no đầy

                 C. Những người đang khóc – sẽ cười

                       D. Những người bị bách hại – phần thưởng nhiều – các ngôn sứ

Bốn mối hoạ (6,24-26)

A’. Những kẻ giàu có – đã được phần an ủi của mình rồi

             B’. Kẻ bây giờ đang được no đủ – sẽ phải đói

                     C’. Những kẻ bây giờ đang cười – sẽ phải sầu khổ và khóc than

                             D’. Những người được mọi người ca tụng – các ngôn sứ giả

Một vài điểm chú giải

1.   Để nghe Người và được cứu chữa: Đây là mục đích căn bản của những người tìm với Đức Giêsu. Đáng chú ý là mục đích nghe luôn đi trước mục đích được cứu chữa. Khi liệt kê hai hoạt động chính yếu của Đức Giêsu là giảng dạy và chữa lành, các tác giả Tin Mừng đều cố tình xếp đặt theo thứ tự như thế (Mt 4, 23; 7, 29; 9, 35; Lc 5,1-11; 6, 6; 13,10-17). Thứ tự này phù hợp với tiến trình sứ vụ của Đức Giêsu. Đức Giêsu khởi đầu sứ vụ bằng hành động giảng dạy (Lc 4, 15; Mc 1, 21). Sau đó, Ngài bắt đầu làm những dấu lạ. Trật tự này cho thấy việc giảng Lời và nghe lời luôn cần thiết hơn việc chữa lành. Sự chữa lành về bệnh thiếu hiệu biết về Thiên Chúa và mầu nhiệm của Ngài quan trọng hơn là sự chữa lành về thể lý.

2.   Một nơi bằng phẳng: Khác với tác giả Mátthêu, người diễn tả Đức Giêsu lên núi và ngồi xuống trong tư thế giảng dạy của ông Môsê (Mt 5, 1), tác giả Luca diễn tả Đức Giêsu đi xuống núi và đứng tại một nơi bằng phẳng (Lc 6, 17). Chính vì thế, bài giảng của trong Tin Mừng Mátthêu thường được gọi là “Bài Giảng trên núi”, còn bài giảng trong Tin Mừng Luca thường được gọi là “Bài Giảng dưới đồng bằng”[2]. Hơn nữa, vị ngôn sứ Giêsu của tác giả Luca có một vị thế dường như bình dân hơn vị ngôn sứ Giêsu của tác giả Mátthêu. Mátthêu nhấn mạnh đến Luật và ông Môsê vì độc giả mà tác giả hướng đến trước tiên là những người Do Thái trở lại đạo và chưa trở lại đạo. Luca không phác hoạ Đức Giêsu như là một ông Môsê mới vì độc giả ông nhắm đến trước tiên là những người gốc dân ngoại trở lại đạo. Đồng bằng được phác hoạ như là nơi Đức Giêsu gặp gỡ dân Người[3]. Người ở giữa họ chứ không phải ở cao hơn họ. Tương tự, khi mô tả cảnh Đức Giêsu Giáng Sinh, tác giả Luca mô tả Ngài được bọc tả, đặt nằm trong máng cỏ và những người được nhận Tin Vui trọng đại trước tiên là những người chăn chiên đang thức đêm để canh đàn vật ngoài đồng. Ngược lại, Mátthêu lại mô tả Đức Giêsu là một vị vua Người Do Thái mới sinh và những người tìm kiếm Ngài là các Magoi (nhà thông thái, thiên văn, chiêm tinh, “vua”).

3.   μακάριος (hạnh phúc thay): Được dùng 4 lần trong đoạn văn này. Đối lại với bốn chữ “phúc thay” là bốn chữ “khốn khổ thay” (οὐαί). Trong tiếng Hy Lạp cổ điển, μακάριος được dùng để diễn tả sự hạnh phúc cao nhất của các vị thần, mà cuộc sống của họ được giải thoát khỏi những hạn chế của cực nhọc và sự chết. Nó cũng dùng cho những anh hùng đã khuất, những người có được hạnh phúc như các vị thần. Mô hình mối phúc liên hệ đến Tv 1: “Hạnh phúc thay [אַ֥שְֽׁרֵי][4] người chẳng đi theo lời khuyên của những kẻ xấu” là công bố một cá nhân hay giai cấp đang ở trong tình trạng hạnh phúc. Xin Chúc mừng![5]

4.   Những người nghèo – những kẻ giàu: Tác giả Mátthêu nói đến những người nghèo khó trong tinh thần. Đó là những người nghèo khó về vật chất, dẫn đến những khốn khổ về tinh thần. Tác giả Luca nói cụ thể đến những người nghèo về vật chất, nhưng không đề cập gì đến yếu tố tinh thần. Nghịch lý trong cách Thiên Chúa đối đãi người nghèo và người giàu ở “trong những mối phúc” gợi nhớ đến số phận những người mà Đức Maria đã đề cập đến trong bài ca tụng “Magnificat”: “Những kẻ đói, Chúa làm cho thỏa mãn những điều tốt lành và những người giàu, Người đuổi về tay trắng” (Lc 1, 53). Những “người nghèo” là đối tượng đầu tiên được nhắm đến trong hành trình rao giảng Tin Mừng của Đấng Kitô: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho những người nghèo” (Lc 4, 18; x. 7, 22). “Những người nghèo” cũng là những thực khách mà Đức Giêsu đề xuất chủ tiệc nên mời đầu tiên trong các bữa tiệc: “Khi đãi tiệc, ông hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù” (Lc 14, 13; x. 14, 21). Nghịch lý giữa số phận của những người nghèo và những người giàu ở đời này và đời sau được tác giả Luca mô tả một cách sống động trong câu chuyện “ông nhà giàu và người ăn mày Ladarô”, chỉ có trong Tin Mừng Luca (Lc 16,19-31). Những người nghèo cụ thể là những người môn đệ như Phêrô, Giacôbê, Gioan, Lêvi, những người trước đó đã bỏ mọi sự để đi theo Đức Giêsu (Lc 5,11.28). Đó là những người nghèo tự nguyện, tự do với của cải. Tương quan gần hơn với Chúa là điêu làm cho họ được chúc phúc[6]. Trong khi “những người nghèo” được ban thưởng “Nước Thiên Chúa”[7] (Lc 6, 20), phần thưởng lớn nhất của đời người, “những người giàu” được báo trước những ngăn trở lớn lao trên đường vào Nước Chúa: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Thiên Chúa” (Lc 18, 25; Mc 10, 25; Mt 19, 24). Một ví dụ cho thấy người giàu có khó vào Nước Thiên Chúa là câu chuyện “người thủ lãnh giàu có tham vấn về bí quyết để vào Nước Thiên Chúa. Trước lời khuyên “bán hết những gì ông có mà phân phát cho người nghèo”, ông này đã buồn bã bỏ đi vì “ông rất giàu” (Lc 18,18-23; 19,16-22; Mc 10,17-22). Người giàu có đã được nhận “phần an ủi” rồi. Phần an ủi là điều gì đó mà người ta bám vào và thấy đủ. Phần an ủi của những người giàu là sự giàu có của họ. Nó ngược lại với phần an ủi của người nghèo là Nước Thiên Chúa[8].

Dĩ nhiên, tác giả Luca không tuyệt đối hoá về số phận bi thảm của những người giàu trước phần thưởng Nước Trời. Với câu chuyện hoán cải tuyệt vời của người đứng đầu ngành thuế vụ tên là Dakêu (chỉ có trong Tin Mừng Luca), tác giả Luca đã cho thấy ơn cứu độ vẫn có thể đối với người giàu (Lc 19,1-10). Tuy nhiên, họ phải có sự thay đổi ngoạn mục bằng việc từ bỏ của cải và hướng đến người nghèo. Ông Giakêu đã tặng phân nửa tài sản của ông cho người nghèo và xin đền gấp bốn cho những thiệt hại mà ông đã gây ra cho người khác. Ông Giuse Arimathea cũng là một ví dụ khác minh chứng cho ơn cứu độ dành cho người giàu (Mt 27, 57). Điều này chứng tỏ rằng không phải tất cả những người giàu có đều bị chúc dữ hết.

Người giàu có bị chúc dữ chỉ khi họ thỏa mãn trong những của cải và đam mê trần tục, mà không lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa. Đức Giêsu của tác giả Luca kể câu chuyện về một người phú hộ, sau khi thu tích của cải lương thực đầy kho lẫm, đã tự nhủ rằng: “Hồn ta hỡi mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi cho đã”. Tuy nhiên, Chúa bảo ông ta rằng: “Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?” Cuối cùng, Đức Giêsu kết luận rằng: “Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như vậy đó” (Lc 12,16-21). Một loại người giàu bị nguyền rủa nữa là những người ăn uống thỏa thuê, và dửng dưng những số phận nghèo đói, cùng khổ chung quanh mình. Đức Giêsu của Luca cũng kể một dụ ngôn về một ông nhà giàu mặc toàn gấm vóc lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình, mặc cho một người cùng khổ tên là Ladarô ngày ngày nằm trước cổng nhà ông, thèm ăn những thứ trên bàn rơi xuống (Lc 16,19-31). Câu chuyện kết thúc với số phận trái ngược giữa hai người sau khi chết: “Ông Ladarô được nằm trong lòng tổ phụ Ápraham” trong khi ông nhà giàu “ở dưới âm phủ, đang chịu cực hình, bị lửa thiêu đốt”. Số phận trái ngược của ông nhà giàu sau khi chết được tổ phụ Ápraham lý giải rằng: “Con ơi, suốt cả đời, con đã nhận phần phước của con rồi; Còn Ladarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh” (Lc 16, 25).

Thánh Phanxicô Assisi nói rằng: “Sự khó nghèo thánh thiêng làm bẽ mặt tất cả mọi sự tham lam, hám lợi và mọi lo lắng cho cuộc sống này”. Khi chú giải về mối phúc nghèo khó, đức giáo hoàng Bênêđíctô XVI chọn thánh Phanxicô như là “biểu tượng mà lịch sử đức tin cung cấp như là sự minh họa sống động của mối phúc này”[9]

---Còn tiếp---

Lm. Joseph Phạm Duy Thạch, SVD
Nguồn: https://josephpham-horizon.blogspot.com/2022/02/cai-phuc-cai-hoa-cua-nguoi-mon-e-chu.html (Cập nhật ngày 18/02/2025)


[1] “Presented as an instruction to “disciples” (6:20), it is intended to shape their conduct. But it has also to be related to the mission of Jesus as presented thus far in the Gospel: he has come to preach to the poor, the prisoners, the blind, and the downtrodden of his day (in the words of Isaiah, quoted in 4:18)” (J.A. Fitzmyer, The Gospel according to Luke I–IX. Introduction, translation, and notes (AnB; New Haven – London 2008) XXVIII, 629).

[2] “The “sermon on the plain,” as it is usually called (because of 6:12, 17), is the counterpart of the Matthean “sermon on the mount” (5:1–7:27)” (J.A. Fitzmyer, The Gospel according to Luke I–IX, 627).

[3] J.A. Fitzmyer, The Gospel according to Luke I–IX, 623.

[4] see Pss 1:1; 32:1–2; 40:4; 119:1–2; 128:1. In the NT compare Matt 11:6; 13:16; 16:17; 24:46, and many instances in Luke (1:45; 10:23; 11:27–28) (R.T. France, The Gospel of Matthew, 159).

[5] “The sense of congratulation and commendation is perhaps better conveyed by “happy,” but this term generally has too psychological a connotation: makarios does not state that a person feels happy (“Happy are those who mourn” is a particularly inappropriate translation if the word is understood in that way), but that they are in a “happy” situation, one which other people ought also to wish to share” (R.T. France, The Gospel of Matthew, 161).

[6] P.T. Gadenz, The Gospel of Luke (CCSS; Grand Rapids 2018) 130.

[7] “The good fortune of the poor is that theirs is the kingdom of God. Luke has the second person form, “yours,” for Matthew’s third person, “theirs.” An awkward construction is created by the lack of a corresponding second person indication in the first half of the beatitude. This suggests that Luke may be secondary. The possessive is placed in the emphatic first position” [J. Nolland, Luke 1:1-9:20 (WBC; Dallas 2002) 35A, 283].

[8] L.T. Johnson, The Gospel of Luke (SP3; Collegeville 1991) 108; “Jesus’ words imply that a certain shortsightedness, induced by that status, leads such persons to think that there is nothing more to have” (J.A. Fitzmyer, The Gospel according to Luke I–IX, 636).

[9] Benedict XVI, Jesus of Nazareth. From the Baptism in Jordan to the Transfiguration (New York 2007) 78 – 79.

zalo
zalo