Ngày tháng: 21/12/2024
Đang truy cập: 39

CUỘC ĐỜI VÀ CÁC HÀNH TRÌNH CỦA PHAOLÔ - Phần 1/8 - Lm. Phaolô Ngô Đình Sĩ

CUỘC ĐỜI VÀ CÁC HÀNH TRÌNH CỦA PHAOLÔ - Phần 1/8

Lm. Phaolô Ngô Đình Sĩ

DẪN NHẬP

1. Phao-lô tông đồ dân ngoại

Ga-lát 2,7-10:

7Trái lại, các ngài thấy rằng tôi đã được uỷ thác nhiệm vụ loan báo Tin Mừng cho những người không được cắt bì, cũng như ông Phê-rô được uỷ thác nhiệm vụ loan báo Tin Mừng cho những người được cắt bì. 8Thật vậy, Đấng đã hoạt động nơi ông Phê-rô, biến ông thành Tông Đồ của những người được cắt bì, cũng đã hoạt động biến tôi thành Tông Đồ các dân ngoại. 9Vậy khi nhận ra ân huệ Thiên Chúa đã ban cho tôi, các ông Gia-cô-bê, Kê-pha và Gio-an, những người được coi là cột trụ, đã bắt tay tôi và ông Ba-na-ba để tỏ dấu hiệp thông: chúng tôi thì lo cho các dân ngoại, còn các vị ấy thì lo cho những người được cắt bì. 10Chỉ có điều này là chúng tôi phải nhớ đến những người túng thiếu, điều mà tôi vẫn gắng làm.

Khi quan sát bản đồ trên đây một cách kỹ lưỡng, chúng ta nhận ra ngay công trình truyền giáo cho các dân tộc không phải là dân tộc Do thái.

2. Phao-lô, tông đồ ít được biết đến

Đối với hầu hết các Kitô hữu, Phao-lô là một người xa lạ. Chúng tôi không biết ngài hoặc biết rất ít về ngài. Trong thánh lễ Chủ Nhật, chúng ta luôn có một bài đọc trích dẫn từ các thư của ngài. Nhưng các linh mục ít khi soạn bài giảng trên các thư Phao-lô.

Nếu chúng ta không biết rõ về Phao-lô, ngài vẫn là một trong những nhân vật được nói đến nhiều nhất trong lịch sử Ki-tô giáo. Hàng trăm nhà thờ, nhiều giáo xứ, hàng sách vở nói về ngài, trong lịch sử nghệ thuật, chúng ta tìm thấy bức chân dung của nagfi trong suốt nhiều thế kỷ. Người ta trình bày ngài trong các bức tranh, điêu khắc, mosaic, tranh tường, màu nước, biểu tượng, ngà, kính màu, chiếu sáng, vv. Chân dung ngài hiện diện trong hầm mộ, hang động, cung điện, nhà cửa, nhà thờ. Chỉ có vài nhân vật vĩ đại có được hình ảnh thường xuyên như Thánh Phaolô.

Sau hai nghìn năm, người ta vẫn nói về ngài. Công việc truyền giáo vĩ đại của ngài không bao giờ ngừng ngạc nhiên và mê hoặc chúng ta. Với rất ít phương tiện, ngài đã vượt qua những trở ngại to lớn. Mặc dù sức khỏe mong manh, ngài đã tham gia vào các hành trình nguy hiểm, trên đất liền và trên biển.

Trong suốt sự nghiệp truyền giáo của mình, Phao-lô phải đối mặt với sự phản đối dữ dội từ người Do thái, người ngoại giáo và những  ngay cả người ki-ô hữu. Ngài bị tấn công trên tất cả các mặt trận. Đôi khi ngài bị các đệ tử của mình phản bội. Ngài bị bắt, bị đánh đập, bỏ tù, ném đá, trục xuất và cuối cùng bị chặt đầu.

Trong những năm đầu của Kitô giáo, Phao-lô là người duy nhất hiểu rằng sứ điệp của Đấng Ki-tô chỉ có một tương lai  là loan báo Tin Mừng không chỉ cho người Do thái nhưng cho tất cả các dân tộc trên thế giới. Kitô giáo phải phổ biến hoặc nó sẽ không tồn tại. Phao-lô đã hiểu sứ mệnh phổ quát của Đấng Ki-tô:

Đức Giê-su đến gần, nói với các ông: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. ‘’ (Mt 28,18)

Phao-lô đã cho một tầm nhìn Ki-tô giáo này rất lâu trước khi bốn sách Tin Mừng được viết ra.

Nhà truyền giáo vĩ đại này là một nhân vật có nghị lực hiếm hoi trong suốt cuộc đời của ngài. Ngài cũng là một người bí nhiệm, cầu nguyện và chiêm niệm, nhưng cũng là một nhà tổ chức xuất sắc. Được ưu đãi với một nhân vật quan trọng, ngài liên tục được bao quanh bởi nhiều người bạn. Bị cáo buộc là không khoan dung, không đồng thuận, chống Do Thái, ngài làm việc với nhiều thể loại người khác nhau, ngay cả với những người phụ nữ, vốn không được chấp nhận trong văn hóa thời đại của ngài, và ngài vẫn thực sự là người Do Thái cho đến khi ngài qua đời. Mặc dù nhân vật đầy đòi hỏi, cộng đoàn của ngài vẫn trung thành với ngài cho đến cuối cùng.

I. Con người Phao-lô

1. Phao-lô sinh ra ở đâu?

Phao-lô ra đời khoảng năm thứ 8 trong kỷ nguyên của chúng ta. Ngài trẻ hơn Chúa Giê-su Ki-tô khoảng 11 tuổi.

 Phao-lô sinh ra ở thành phố Tác-xô, một thành phố nổi tiếng với nghề làm lều trại bằng da, một dòng sông nước rất trong và có nhiều triết gia tên tuổi. Thành phố này hôm nay ở miền đông nam nước Thổ Nhĩ Kỳ.

Cv 21,39: Ông Phao-lô nói: “Tôi đây là người Do-thái, quê ở Tác-xô miền Ki-li-ki-a, công dân một thành không phải là không có tiếng tăm. Xin ông cho phép tôi ngỏ lời với dân. (x. 22,3).

Như Phao-lô đã nói trong sách Công Vụ, thành phố này không tầm thường, một thành phố đông dân và thịnh vượng (khoảng 300 000 dân). Đó chính là một ngã tư giao thương quan trọng, một lộ trình các hoàng đế La mã ưa thích (từ An-tô-ni-ô đến Âu-gút). Vào năm 60 trước CN, tòa tổng trấn La Mã cư ngụ ở đây. Người ta cũng có thể suy luận rằng gia đình của Phao-lô làm nghề buôn bán vải và chế tạo lều trại, vì đó cũng là nghề nghiệp của Phao-lô.

Tác-xô là một thành phố nổi tiếng về chế tạo "cilice", một loại vải  thô cứng, làm từ lông dê, để làm các lều trại lớn cho các gia đình du mục.

Cv 18,2-3: Tại đây, ông gặp một người Do-thái tên là A-qui-la, quê ở Pon-tô, vừa mới từ I-ta-li-a đến, cùng với vợ là Pơ-rít-ki-la, vì hoàng đế Cơ-lau-đi-ô c đã ra lệnh cho mọi người Do-thái phải rời Rô-ma. Ông Phao-lô đến thăm hai ông bà, 3và vì cùng nghề, nên ông ở lại nhà họ và cùng làm việc: họ làm nghề dệt lều.

Đoạn văn này cho chúng ta biết biết nghề may lều. Như chúng ta đã nói trên đây, thành phố Tác-xô nổi tiếng về may lều trại, có lẽ cha mẹ ngài cũng làm nghề này và họ cũng có thể là tiểu thương buôn bán và tiếp xúc với những người qua lại ỏ đây, vì Tác-xô nằm trên đường giao thương buôn bán quốc tế.

2. Gia đình cha mẹ của Phao-lô

Trong các thư, ngài không nói rõ về cha mẹ và gia đình của ngài. Sách Công vụ cho biết ngài  có người chị sinh sống tại Giêrusalem qua chi tiết cháu ngài, con trai của bà chị này, đã cứu Ngài:

“Sáng ngày ra, người Do-thái âm mưu với nhau. Họ thề độc là sẽ không ăn không uống, bao lâu chưa giết được ông Phao-lô…16 Nhưng người con trai của bà chị ông Phao-lô nghe biết âm mưu đó, liền đến đồn và vào báo tin cho ông Phao-lô. “ (Cv 23, 12-17)

Chúng ta chỉ  biết ngài sinh ra trong một gia đình Do thái thuộc chi tộc Benjamin:

Rm 11,1: Vậy tôi xin hỏi: Phải chăng Thiên Chúa đã ruồng bỏ dân Người? Không phải thế! Chính tôi đây cũng là người Ít-ra-en, thuộc dòng dõi Áp-ra-ham, thuộc chi tộc Ben-gia-min.

Pl 3,5-6: Tôi chịu cắt bì ngày thứ tám, thuộc dòng dõi Ít-ra-en, họ Ben-gia-min, là người Híp-ri, con của người Híp-ri; giữ luật thì đúng như một người Pha-ri-sêu, nhiệt thành đến mức ngược đãi Hội Thánh; còn sống công chính theo Lề Luật, thì chẳng ai trách được tôi.”

Có lẽ là một gia đình Do thái rất sùng đạo. Vì trong thư thứ 2 gởi cho Ti-mô-thê, chúng ta thấy có viết: “Tôi tạ ơn Thiên Chúa, Đấng tôi phụng thờ với lương tâm trong sạch, theo gót tổ tiên” (2 Tm 1,3). Nếu ngài thuộc nhóm Pha-ri-sêu, ngài sống những lệ luật khe khắc và chi li của lề luật. Vì nhưng người Pha-ri-sêu bảo vệ quà tặng giao ước mà Thiên Chúa đã ban cho họ, và nhờ đó đã gìn giữ họ trong đức tin (Phil 3, 5-6).

Chi tiết “thuộc chi họ Benjamin” giúp chúng ta hiểu vì sao khi cắt bì, Ngài được đặt tên là “Saul”. Vì Vua Saul, vua đầu tiên của Do thái, vốn thuộc chi tộc ấy. Sau này Phao-lô có thêm tên Paulus. Ngài đã có một tên đôi: Saul-Paulus có nghĩa là "ít", "nhỏ". Rất nhanh chóng, sách Công Vụ gọi ngài là Phao-lô.

Sách ngụy thư gọi là Công Vụ của phao-lô mô tả bức chân dung của ngài như sau: "Chúng tôi đã thấy Phao-lô đến, một người đàn ông nhỏ người, đầu hói, chân cong, mạnh mẽ, lông mày xếch, mũi hơi quặp". Trong suốt nhiều thế kỷ, truyền thống đã bảo tồn hình ảnh này của Phao-lô: nhỏ, gầy, tràn đầy năng lượng, hói và râu.

Phao-lô có thể không có một thân hình thể thao, nhưng này có sức mạnh đặc biệt và sức sống phi thường. Trong bức thư thứ 2 cho tín hữu Cô-rin-tô, ngài viết:

25Ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi! 26Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. 27Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. 2Cr 11,25-27.

3. Phao-lô, công dân La-mã

Cha mẹ của Phao-lô không phải là những quý tộc, nhưng nghề nghiệp của họ cho họ một chổ đứng xứng đáng trong xã hội và có lẽ ông của ngài có quốc tịch La-mã, nên trong sách Công Vụ ngài nói (Cv 22,25-29):

25Họ vừa nọc ông Phao-lô ra để đánh đòn, thì ông nói với viên đại đội trưởng đứng gần đó: “Một công dân Rô-ma chưa được xét xử, các ông có được phép đánh đòn không?” 26Nghe vậy, viên đại đội trưởng đi báo cáo cho vị chỉ huy rằng: “Ông định làm gì bây giờ? Đương sự là công dân Rô-ma!” 27Vị chỉ huy liền đến gặp ông Phao-lô và hỏi: “Ông nói cho tôi biết: ông là công dân Rô-ma sao?” Ông Phao-lô trả lời: “Phải.” 28Vị chỉ huy nói tiếp: “Tôi đây, tôi phải tốn bao nhiêu tiền của mới mua được quyền công dân ấy.” Ông Phao-lô đáp: “Còn tôi, sinh ra đã có quyền ấy rồi.” 29Lập tức những người sắp tra tấn ông rút lui, còn vị chỉ huy thì phát sợ, vì biết rằng ông Phao-lô là công dân Rô-ma mà mình lại đã còng ông ấy.

Phao-lô tự hào về tư cách thành viên của mình trong quốc tịch La Mã. Ngài sử dụng danh hiệu này để tạo lợi thế cho mình trong nhiều dịp. Công dân La Mã được quyền đặc biệt được tham gia vào đời sống công cộng và đặc biệt là được cấp bảo lãnh tư pháp và tài chính cho một số có đặc quyền này. Đó là danh hiệu quý tộc nhất của Đế chế La Mã và là biểu tượng  "đẳng cấp" xã hội tại thời điểm đó.

Phao-lô tận hưởng cuộc sống đến từ phẩm giá cha ông ngài. Vào thời điểm đó chỉ có 4-5 triệu công dân La Mã trong một đế chế khoảng 55 triệu người, ít hơn mười phần trăm tổng dân số.

Công dân La Mã có ba đặc quyền chính: quyền bầu cử, quyền miễn trừ đối với các biện pháp trừng phạt làm giảm phẩm giá và quyền được xét xử trước tòa án tối cao của Đế quốc.

Cv 25,11: Nếu quả thật tôi có tội, nếu tôi đã làm điều gì đáng chết, thì tôi không xin tha chết. Nhưng nếu những điều tố cáo của các người này là vô căn cứ, thì không ai có quyền nộp tôi cho họ. Tôi kháng cáo lên hoàng đế Xê-da.

Cv 26,32: Vua Ác-ríp-pa nói với ông Phét-tô: “Đáng lẽ người này có thể được thả ra, nếu đã chẳng kháng cáo lên hoàng đế Xê-da.

La-Mã là một điểm thu hút Phao-lô. Trung tâm của mọi nước, thành phố này dường như đã đóng vai trò quyết định trong chương trình truyền giáo của ngài. La Mã trở thành biểu tượng tính phổ quát của Kitô giáo. Công dân La Mã giải thích phần lớn tâm trí mở rộng của Phao-lô, sự hiểu biết của ngài về thế giới và những người không phải người Do thái và lòng trung thành của ngài đối với nhà nước, một lòng trung thành đã truyền cảm hứng cho ông qua những lời nhân từ và lời mời cầu nguyện cho cơ quan công quyền.

II. GIÁO DỤC VÀ VĂN HÓA CỦA PHAO-LÔ

Chúng ta thấy Phao-lô là một công dân La-Mã, chắc hẳn ngài có văn hóa la-tinh và có thể ngài cũng biết nói ngôn ngữ này, vì sách Công vụ cho thấy rằng ngài đã đối thoại nhiều lần với các quan chức La-Mã. Khi ngài bị đám tàu và lưu lại đảo Man-ta, ngài đã tiếp xúc với dân địa phương, và dân này nói tiếng la ngữ thời đó.

Cv 28,1-10:

1Được cứu rồi, chúng tôi mới biết đảo ấy gọi là Man-ta. 2Dân địa phương đối xử với chúng tôi một cách nhân đạo hiếm có. Họ đốt một đống lửa to và tiếp đón tất cả chúng tôi, vì trời đã bắt đầu mưa và lạnh. 3Ông Phao-lô vơ được một mớ cành khô và đang bỏ vào lửa, thì một con rắn độc bị nóng bò ra, cuốn vào tay ông. 4Người địa phương thấy con vật lủng lẳng ở tay ông thì bảo nhau: “Chắc chắn người này là một tên sát nhân: hắn vừa được cứu khỏi chết dưới biển, nhưng Thần Công Lý  đã không để cho sống.” 5Nhưng ông giũ con vật vào lửa mà không hề hấn gì. 6Họ cứ đợi ông sẽ sưng phù lên hoặc lăn ra chết; nhưng đợi lâu mà không thấy có gì khác thường xảy đến cho ông, thì đổi ý và bảo ông là một vị thần.

7Gần nơi ấy, có đồn điền của viên quan lớn nhất đảo, tên là Púp-li-ô. Ông tiếp đón chúng tôi và niềm nở cho chúng tôi trú ngụ trong ba ngày. 8Có ông thân sinh ông Púp-li-ô đang liệt giường vì bị sốt và kiết lỵ. Ông Phao-lô vào thăm, cầu nguyện, đặt tay trên ông và chữa khỏi. 9Thấy thế, các bệnh nhân khác trên đảo cũng đến với ông và được chữa lành. 10Họ trọng đãi chúng tôi, và khi chúng tôi xuống tàu, họ đã đem tới những gì chúng tôi cần dùng.

2. Phao-lô, con người văn hóa Hy-lạp

Ngoài quốc tịch La Mã, Phao-lô còn thuộc về văn hóa Hy Lạp. Trong đế quốc rộng lớn, người ta nói tiếng Hy Lạp và nghĩ tiếng Hy Lạp. Bởi vì nền văn hóa này phổ biến trên khắp Địa Trung Hải, Phao-lô cảm thấy thoải mái ngay trong tất cả các thành phố lớn: Tác-xô, Đa-mát, An-ti-ô-khi-a của Syria, An-ti-ô-khi-a của Pi-si-đi-a, Thê-xa-lô-ni-ca, A-thê-na (Nhã Điễn), Cô-rin-tô, Ê-phê-xô, La Mã ...

Các thư của Phao-lô cho thấy ngài có một kiến thức tốt tu từ Hy lạp, đặc biệt là trong việc sử dụng các giả thuyết và "diatribe". (Rm 2, 1-6 và 10, 6-8).

Là một người có nền văn hóa và giáo dục tuyệt vời, ngài có lẽ đã làm quen với các nhà triết học và nhà văn thời đó. Ngài thường trích dẫn họ trong thư của mình và biết làm thế nào để lấy cảm hứng từ họ. Ở nhà, ngài sử dụng tiếng mẹ đẻ A-ram, nhưng ra thành phố, ngài nói tiếng  "koinè" hay "tiếng Hy Lạp thông thường". Đó cũng là ngôn ngữ của Tân ước. Phao-lô cũng biết tiếng Do Thái, ngôn ngữ của Kinh thánh, nhưng ở trường ngài đọc Kinh thánh trong bản dịch tiếng Hy lạp, bản 70.

Trong thời của Phao-lô, các thành phố Hy Lạp phân biệt với các thành phố La mã bởi sự tự do. Con người Hy-Lạp phát triển nhân cách và cởi mở với những ảnh hưởng từ nước ngoài. Là một thành viên của nền văn hóa này, Phao-lô có bề rộng tâm trí, mở ra cho ngài tất cả những điều đẹp và tốt trong thế giới đa văn hóa. Ông biết rằng trong dân ngoại, có rất nhiều yếu tố phù hợp với Kitô giáo.

Ảnh hưởng  văn minh Hy Lạp trên tâm trí Phao-lô là điều tối quan trọng. Ngài nghĩ, nói và viết tiếng Hy Lạp cũng như tiếng mẹ đẻ của mình. Để hiểu được ý nghĩa của các thư tín và hiểu các biểu thức, hình ảnh và cảm xúc, chúng ta cần biết nền văn minh này.

Ngài thuyết giảng về tự do Kitô giáo và phát triển theo tinh thần cởi mở này. Nguồn cảm hứng mạnh mẽ của ngài làm cho độc giả cảm động khi ngài viết: Chính để chúng ta được tự do mà Đức Ki-tô đã giải thoát chúng ta. Vậy, anh em hãy đứng vững, đừng mang lấy ách nô lệ một lần nữa" (Gl 5,1).

Ngài thành công phả đổ bức tường ngăn cách các dân tộc, 1Cr 9,19-23 (cũng xem Gl 3,26-29):

19Phải, tôi là một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đã trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người. 20Với người Do-thái, tôi đã trở nên Do-thái, để chinh phục người Do-thái. Với những ai sống theo Lề Luật, tôi đã trở nên người sống theo Lề Luật, dù không còn phải sống theo Lề Luật nữa, để chinh phục những người sống theo Lề Luật. 21Đối với những kẻ sống ngoài Lề Luậtv, tôi đã trở nên người sống ngoài Lề Luật, dù tôi không sống ngoài luật Thiên Chúa, nhưng sống trong luật Đức Ki-tô, để chinh phục những người sống ngoài Lề Luật. 22Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người. 23Vì Tin Mừng, tôi làm tất cả những điều đó, để cùng được thông chia phần phúc của Tin Mừng.

3. Phao-lô, con người văn hóa Do Thái

Đầu tiên, ngài nhận một nền giáo dục Kinh Thánh không chỉ từ gia đình, mà còn từ hội đường Do Thái. Trong môi trường Hy Lạp-đây là trường hợp ở Tác-xô-giáo dục được đi kèm với việc học ngôn ngữ. Phao-lô có đầu óc để hiểu thế giới rất đa dạng này. Trong bài thơ đầu tiên cho tín hữu Cô-rin-tô (14,11), ngài viết: Vậy nếu tôi không biết giá trị của ngôn ngữ, thì tôi sẽ là kẻ man dã đối với người nói, và người nói là kẻ man dã đối với tôi.

Sau khi học hành ở Tác-xô, ngài còn được gia đình gửi lên Giêrusalem “du học” tại trường của một rabbi nổi tiếng thời ấy là Gamalie:

Tôi là người Do-thái, sinh ở Tác-xô miền Ki-li-ki-a, nhưng tôi đã được nuôi dưỡng tại thành này; dưới chân ông Ga-ma-li-ên, tôi đã được giáo dục để giữ Luật cha ông một cách nghiêm ngặt.” Cv 22,3).

Cv 22,3: Tôi chịu cắt bì ngày thứ tám, thuộc dòng dõi Ít-ra-en, họ Ben-gia-min, là người Híp-ri, con của người Híp-ri; giữ luật thì đúng như một người Pha-ri-sêu;

Cv 26,4tt: Tôi đã sống như thế nào từ hồi niên thiếu, ngay từ đầu, giữa dân tộc tôi và tại Giê-ru-sa-lem, điều đó mọi người Do-thái đều rõ.

Gl 1,14: Trong việc giữ đạo Do-thái, tôi đã vượt xa nhiều đồng bào cùng lứa tuổi với tôi: hơn ai hết, tôi đã tỏ ra nhiệt thành với các truyền thống của cha ông.

Ga-ma-li-lê-en là một người Pha-ri-sêu nổi tiếng, cháu của Hillel the Elder, cha đẻ của một trong hai dòng tư tưởng Pharisêu. Tư tuỏng của ông được coi là khoan dung hơn của các trường đối thủ, của Shamai. Sau khi ngôi đền thánh Giê-ru-sa-lem bị tàn phá vào năm 70 TCN, trường phái Hillel (Beth Hillel) chiếm ưu thế hơn Shamai (Beth Shamai). Vì các giáo phái Do Thái khác đã biến mất cùng với ngôi đền, trường của Hillel trở thành cơ quan ngôn luận của Do Thái giáo. Học thuyết của Beth Hillel là một trong những nền tảng chính của luật Do Thái được ghi lại trong Mishnah, là nền tảng của kinh Talmud.

Ga-ma-li-lê-en là người đầu tiên được gọi là Rabban, một danh hiệu vượt trội so với Rabbi, sách Mishnah đã viết về ông như sau: "Kể từ khi R [abban] Ga-ma-li-lê-en chết, vinh quang của lề  luật bị tắt, và cùng lúc sự thuần khiết và giáo phái Pha-ri-sêu bị hủy diệt [ litt. "Cách ly"]. "- Sota 9,16.

Phao-lô vẫn luôn nhiệt tình gắn bó với dân tộc của mình, với đất nước đã thách thức lịch sử và tiếp tục làm như vậy ngày hôm nay.

 Rm 9,3-5: Quả vậy, giả như vì anh em đồng bào của tôi theo huyết thống, mà tôi có bị nguyền rủa và xa lìa Đức Ki-tô, thì tôi cũng cam lòng. 4Họ là người Ít-ra-en, họ đã được Thiên Chúa nhận làm con, được Người cho thấy vinh quang, ban tặng các giao ước, lề luật, một nền phụng tự và các lời hứa; 5họ là con cháu các tổ phụ; và sau hết, chính Đức Ki-tô, xét theo huyết thống, cũng cùng một nòi giống với họ. Người là Thiên Chúa, Đấng vượt trên mọi sự. Chúc tụng Người đến muôn thuở muôn đời. A-men.

4. Phao-lô kẻ bách hại giáo hội Đức Ki-tô

Với lòng nhiệt thành như thế, chúng ta nhận ra được vì sao Phao-lô đã bắt bớ các Ki-tô hữu trong giáo hội tiên khởi:

Gl 1,13: Anh em hẳn đã nghe nói tôi đã ăn ở thế nào trước kia trong đạo Do-thái: tôi đã quá hăng say bắt bớ, và những muốn tiêu diệt Hội Thánh của Thiên Chúa.

Nếu năm 30 là năm Chúa Giêsu chết và nếu chúng ta tính một thời gian khá dài để cho phép các giáo hội Kitô giáo trẻ phát triển và tổ chức, chúng ta có thể thiết lập khoảng năm 33 Phao-lô trở về Giê-ru-sa-lem.

Trong cộng đồng nhỏ của các môn đệ Chúa Kitô, Tê-pha-nô được chọn là một trong bảy thầy phó tế có trách nhiệm giúp đỡ những người nghèo khó. Tê-pha-nô bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng (Sanhédrin) và bị cáo buộc đã thốt lên "những lời báng bổ chống lại Môi-se và Thiên Chúa" (Cv 7,1-60).

Chính Tê-pha-nô là người đầu tiên nhận ra ý nghĩa phổ quát của Giáo Hội và tuyên b và rõ ràng. Theo ông, Lề Luật và Đền thờ cần thiết, nhưng chỉ là  một giai đoạn trong chương trình cứu độ.

Phó tế Tê pha nô bị ném đá. Người ta lột áo Tê-pha-nô ra rồi để dưới chân một thanh niên trẻ:

“Họ liền kêu lớn tiếng, bịt tai lại và nhất tề xông vào ông (St Thư Ê-phê-xô) rồi lôi ra ngoài thành mà ném đá. Các nhân chứng để áo mình dưới chân một thanh niên tên là Sao-lô” (Cv 7,58-60). Chính Phaolô cũng xác nhận sự kiện này, với Chúa: “Khi người ta đổ máu ông Tê-pha-nô, chứng nhân của Chúa, thì chính con cũng có mặt, con tán thành và giữ áo cho những kẻ giết ông ấy.” (Cv 22,20).

Phao-lô được gọi là “thanh niên trẻ” (neanias), có lẽ ngài từ 20 đến 30 tuổi.

Phaolô là một thanh niên Do thái, đầy nhiệt huyết với niềm tin của tổ tiên, nghĩa là không hề biết đến Chúa Giêsu. Có chăng, Phaolô nghe đến tên Giêsu như một người lạc giáo.

Và Phaolô có lẽ cũng ngạc nhiên không hiểu tại sao có những người lại hăng say theo “cái ông rabbi Giê-su người Na-da-rét như thế, theo đến nỗi liều cả mạng sống! Bọn người ấy lại còn mạnh miệng nói rằng “tên tử tội Giêsu ấy đã sống lại”!

Và Phaolô đã đi lùng bắt những tín hữu tiên khởi tại Giêrusalem.

 Cv 26,9-23:

Về phần tôi, trước kia tôi nghĩ rằng phải dùng mọi cách để chống lại danh Giê-su người Na-da-rét. Đó là điều tôi đã làm tại Giê-ru-sa-lem. Được các thượng tế uỷ quyền, chính tôi đã bỏ tù nhiều người trong dân thánh; và khi họ bị xử tử, tôi đã bỏ phiếu tán thành. Nhiều lần tôi đã rảo khắp các hội đường, dùng cực hình cưỡng bức họ phải nói lộng ngôn. Tôi đã giận dữ quá mức đến nỗi sang cả các thành nước ngoài mà bắt bớ.”

Cv 9,1-19: Ông Sao-lô vẫn còn hằm hằm đe doạ giết các môn đệ Chúa, nên đã tới gặp thượng tế xin thư giới thiệu đến các hội đường ở Đa-mát, để nếu thấy những người theo Đạo, bất luận đàn ông hay đàn bà, thì bắt trói giải về Giê-ru-sa-lem.

Cv 26,9-11:

9“Về phần tôi, trước kia tôi nghĩ rằng phải dùng mọi cách để chống lại danh Giê-su người Na-da-rét. 10Đó là điều tôi đã làm tại Giê-ru-sa-lem. Được các thượng tế uỷ quyền, chính tôi đã bỏ tù nhiều người trong dân thánh; và khi họ bị xử tử, tôi đã bỏ phiếu tán thành. 11Nhiều lần tôi đã rảo khắp các hội đường, dùng cực hình cưỡng bức họ phải nói lộng ngôn. Tôi đã giận dữ quá mức đến nỗi sang cả các thành nước ngoài mà bắt bớ họ.

---Còn tiếp---

zalo
zalo