CUỘC ĐỜI VÀ CÁC HÀNH TRÌNH CỦA PHAO-LÔ - Phần 5/8
Lm. Phaolô Ngô Đình Sĩ
4. hành trình truyền giáo lần thứ ba
“Đến khi dứt ra được mà xuống tàu, chúng tôi đi thẳng đến đảo Cô, ngày hôm sau đến đảo Rô-đô, rồi từ đó đến Pa-ta-ra. 2 Gặp chuyến đi Phê-ni-xi, chúng tôi xuống tàu và ra khơi. 3 Khi trông thấy đảo Sýp, chúng tôi đi vòng phía nam mà hướng về Xy-ri, và cập bến tại Tia, vì tàu phải đổ hàng ở đó.” (Cv 21,1- 4).
Trên đường về lại Tia, các Ngài trông thấy đảo Sýp, nhưng tàu không ghé vào mà đi thăng tới hải cảng Tia, để đổ hàng. Hải cảng Tia là hải cảng kỳ cựu nhất trên bờ biển vùng Phênicia phía bắc của Palestine. Nó đóng môt vai trò quan trọng giúp làm phồn vinh ngành thương mại cho cả Hy-Lạp và La Mã. Hải cảng này nổi tiếng với việc buôn bán bột màu tím và đỏ để nhuộm vải. Hai thứ màu này đều chiết xuất từ vỏ của một loài sò biển. Ngày nay bờ biển hải cảng này vẫn còn đầy dẫy vỏ sò, dấu tích của một thời huy hoàng.
Phaolô lưu lại đây bảy ngày. Trong bảy ngày này, có một ông từ Giuđêa lên. Gặp Phaolô, ông đã tiên báo tương lai của Phaolô như sau:
“Đang khi chúng tôi ở lại đó nhiều ngày, có một ngôn sứ tên là A-ga-bô từ miền Giu-đê xuống. 11 Ông đến thăm chúng tôi và lấy dây lưng của ông Phao-lô tự trói chân tay lại và nói: “Đây là điều Thánh Thần phán: người có dây lưng này sẽ bị người Do-thái trói lại như thế ở Giê-ru-sa-lem mà nộp vào tay người ngoại.” (Cv 21, 10-11).
Tuy ai cũng khuyên cản Phaolô đừng lên Giêrusalem, nhưng Ngài vẫn nhất quyết.
Thế là kết thúc chuyến đi truyền giáo lần thứ ba
Sau bảy ngày tại Giêrusalem, thì:
“Những người Do-thái từ A-xi-a đến thấy ông trong Đền Thờ thì sách động toàn thể đám đông và tra tay bắt ông. 28 Họ tri hô: “Hỡi đồng bào Ít-ra-en, giúp một tay nào! Nó kia kìa, tên vẫn đi mọi nơi dạy cho mọi người những điều phản dân, phạm đến Lề Luật và Nơi Thánh này! Nó còn đem cả mấy người Hy-lạp vào Đền Thờ mà làm cho Nơi Thánh này ra ô uế.” (Cv 21, 27-29)
Danh sách các nơi Phaolô đã ghé qua trong hành trình truyền giáo lần thứ ba:
An-ti-ô-khi-a, Ê-phê-xô, Thê-xa-lô-ni-ca, Cô-rin-tô, Phi-lip-phê, Troas, Assos, Mitylene, Miletus, Tyre, Caesarea, Jerusalem
V. HÀNH TRÌNH CUỐI CÙNG CỦA PHAO-LÔ
1. Tiếp đón không niềm nở ở Giê-ru-sa-lem
Trước khi trở lại Giêrusalem, Phaolô lo ngại sự nguy hiểm của chuyến viếng thăm này:
0Thưa anh em, vì Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, và vì tình yêu của Thánh Thần, tôi khuyên nhủ anh em cùng chiến đấu với tôi, bằng cách cầu xin Thiên Chúa cho tôi, 31để tôi thoát khỏi tay những người miền Giu-đê không chịu tin và để dân thánh vui lòng chấp nhận những gì tôi mang đến Giê-ru-sa-lem phục vụ họ. 32Như thế, tôi sẽ vui mừng đến với anh em và được nghỉ ngơi giữa anh ngài, và họ có uy thế tại thành phố thánh. Thưa anh em,... nếu Thiên Chúa muốn. Xin Thiên Chúa là nguồn bình an, ở cùng tất cả anh em. A-men. (Rôma 15,30-33).
Càng đến gần Giê-ru-sa-lem, Phao-lô càng lo lắng. Người Do Thái và Kitô hữu Do Thái cũng không ưa.
10Đang khi chúng tôi ở lại đó nhiều ngày, có một ngôn sứ tên là A-ga-bô từ miền Giu-đê xuống. 11Ông đến thăm chúng tôi và lấy dây lưng của ông Phao-lô tự trói chân tay lại và nói: “Đây là điều Thánh Thần phán: người có dây lưng này sẽ bị người Do-thái trói lại như thế ở Giê-ru-sa-lem mà nộp vào tay người ngoại.” 12Nghe vậy, chúng tôi và các người địa phương nài xin ông Phao-lô đừng lên Giê-ru-sa-lem. 13Bấy giờ ông Phao-lô trả lời: “Có gì mà anh em phải khóc và làm tan nát trái tim tôi? Phần tôi, tôi sãn sàng không những để cho người ta trói, mà còn chịu chết tại Giê-ru-sa-lem vì danh Chúa Giê-su.” 14Không thể thuyết phục được ông, chúng tôi đành thôi và nói: “Xin cho ý Chúa được thể hiện!” Cv 21,10-14.
Trong sách Công-vụ, toàn bộ hành trình từ Miletus đến Giê-ru-sa-lem, cùng một lúc là một chiến thắng và một đám rước tang. Ở khắp mọi nơi, các giáo hội chào đón Phao-lô nồng nhiệt, trong bầu không khí kỷ niệm lẫn lộn với sự lo lắng. Ở mỗi giai đoạn, người ta muốn ngăn ngài ấy đến Giê-ru-sa-lem nhưng luôn vô ích.
Cv 21,15-19:
15Sau mấy ngày đó, khi đã chuẩn bị xong, chúng tôi lên Giê-ru-sa-lem. 16Có những môn đệ từ Xê-da-rê cùng đi với chúng tôi; họ dẫn chúng tôi đến trọ nhà ông Mơ-na-xon người Sýp, một môn đệ kỳ cựu.
17Khi chúng tôi đến Giê-ru-sa-lem, các anh em niềm nở đón tiếp chúng tôi. 18Hôm sau, ông Phao-lô cùng đi với chúng tôi đến nhà ông Gia-cô-bê, ở đó có đông đủ các kỳ mục đang họp. 19Sau khi chào hỏi, ông Phao-lô kể lại từng chi tiết những gì Thiên Chúa đã dùng việc phục vụ của ông mà làm nơi các dân ngoại.
Sách Công Vụ Tông Đồ cho chúng ta biết các giai đoạn quan trọng của chuyến viếng thăm này đến Giê-ru-sa-lem: Phao-lô đến thành phố, họp với các nhà lãnh đạo Giáo Hội, bảy ngày thanh tẩy trong Đền Thờ, binh lính La Mã bắt bớ, xuất hiện trước thượng hội đồng, bị âm mưu giết, ra tòa tại Xê-da-rê, hai năm tù giam và kháng cáo lên Xê-da.
Theo Lu-ca, cuộc gặp gỡ của Phao-lô với các nhà lãnh đạo Giáo hội Giê-ru-sa-lem thật ngắn ngủi và đáng thất vọng. Tóm lại, họ đề nghị Phao-lô điều này:
Cv 21,20-24:
20Nghe nói thế, họ tôn vinh Thiên Chúa, rồi nói với ông Phao-lô: “Thưa anh, anh thấy có hàng vạn người Do-thái đã tin theo, và tất cả đều nhiệt thành đối với Luật Mô-sê. 21Thế mà họ đã nghe nói về anh rằng: anh dạy tất cả những người Do-thái sống giữa các dân ngoại phải bỏ ông Mô-sê, anh bảo họ đừng làm phép cắt bì cho con cái, và đừng giữ các tục lệ nữa. 22Vậy phải làm gì? Thế nào người ta cũng sẽ nghe biết là anh đã tới. 23Vậy xin anh làm như chúng tôi nói với anh đây: chúng tôi có bốn người đang phải giữ lời khấn; 24anh hãy đem họ theo mà cùng làm nghi lễ tẩy uế với họ, và đài thọ chi phí cho họ để họ có thể xuống tóc. Như vậy ai nấy sẽ biết rằng những điều họ đã nghe nói về anh chỉ là chuyện không đâu; trái lại, chính anh cũng ăn ở như người tuân giữ Lề Luật.
Sau bảy ngày tại Đền Thờ, người Do Thái nhận ra Phao-lô. Cơn giận tăng lên. Họ bắt giữ Phao-lô, khích động đám đông:
Cv 21,28:
Họ tri hô: “Hỡi đồng bào Ít-ra-en, giúp một tay nào! Nó kia kìa, tên vẫn đi mọi nơi dạy cho mọi người những điều phản dân, phạm đến Lề Luật và Nơi Thánh này! Nó còn đem cả mấy người Hy-lạp vào Đền Thờ mà làm cho Nơi Thánh này ra ô uế.”
2. Hình ảnh thành thánh Giê-ru-sa-lem
3. hành trình cuối cùng của Phao-lô
Sách Công Vụ thuật lại cuộc hành trình này ở chương 27,1-28,16. Chúng ta hãy xem bản đồ minh họa sau đây:
Các quan chức của Xê-da: Felix, Festus và Julius, cũng như Vua Hê-rốt Agrippa II đều không có lời buộc tội nghiêm trọng nào chống lại Phao-lô. Như phiên tòa chỉ có thể được bắt đầu vào ngày những người Do Thái ở Giê-ru-sa-lem nộp đơn khiếu kiện, chúng ta có thể nghĩ rằng họ đã chọn không đến Roma vì sợ hoàng đế Nero. Do đó, Phao-lô bắt buộc phải chờ đợi, hoặc có thể có những người khác đến tố cáo ngài, hoặc một sự chú ý đặc biệt nào đó của Hoàng đế, người có những lý do khác.
Thành phố La-Mã đã có một tiếp đón dành cho Phao-lô khá hơn ở Giê-ru-sa-lem.
Cv 28,17-20:
17Ba ngày sau, ông mời các thân hào Do-thái đến. Khi họ đã tới đông đủ, ông nói với họ: “Thưa anh em, tôi đây, mặc dầu đã không làm gì chống lại dân ta hay các tục lệ của tổ tiên, tôi đã bị bắt tại Giê-ru-sa-lem và bị nộp vào tay người Rô-ma. 18Sau khi điều tra, họ muốn thả tôi, vì tôi không có tội gì đáng chết. 19Nhưng vì người Do-thái chống đối, nên bó buộc tôi phải kháng cáo lên hoàng đế Xê-da; tuy vậy không phải là tôi muốn tố cáo dân tộc tôi. 20Đó là lý do khiến tôi xin được gặp và nói chuyện với anh em, bởi chính vì niềm hy vọng của Ít-ra-en mà tôi phải mang xiềng xích này.”
21Họ nói với ông: “Về phía chúng tôi, chúng tôi không nhận được thư nào từ Giu-đê nói về ông, cũng chẳng có ai trong các anh em đến đây báo cáo hoặc nói gì xấu về ông. 22Chúng tôi muốn được nghe ông trình bày ý nghĩ của ông, vì chúng tôi biết là phái của ông đến đâu cũng gặp chống đối.”
Từ sáng đến tối, Phao-lô trình bày Chúa Giêsu với họ từ Lề luật và Ngôn sứ. Cuối cùng, một số người được thuyết phục, nhưng đa số không đồng ý với Phao-lô. Chính lúc bấy giờ, Tông đồ, làm tổng kết sự thất bại này, trích dẫn câu nổi tiếng của ngôn sứ I-sa-i-a 6,9-10 thường được đề cập trong Tân ước:
Cv 28,25b-27:
“Thánh Thần đã nói rất đúng khi dùng ngôn sứ I-sai-a mà phán với cha ông anh em 26rằng: Hãy đến gặp dân này và nói: Các ngươi có lắng tai nghe cũng không hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy; 27vì lòng dân này đã ra chai đá: chúng đã bịt tai nhắm mắt, kẻo mắt chúng thấy, tai chúng nghe, và lòng hiểu được mà hoán cải, và rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành.
Lời này, Thánh Luca trích dẫn toàn bộ, vì lời minh họa cho tư tưởng của ngôn sứ và của Phao-lô. Ngài không nguyền rủa Ít-ra-en, nhưng ghi nhận thất bại của Thiên Chúa trước cứng lòng của người dân. Một lần nữa, cánh cửa không đóng lại giữa Giáo Hội và Hội đường Do Thái. Hơn nữa, Luca thêm với sự khéo léo rằng một số người Do Thái đã được thuyết phục.
Cuốn sách kết thúc như thế này: Phao-lô ở trong giam lỏng, nhưng Lời là tự do.
Từ phiên xử của Phao-lô, Lu-ca không nói gì thêm, điều này có vẻ kỳ lạ đối với chúng ta vì Luca có lẽ đã theo Tông đồ cho đến khi ông qua đời.
Có lẽ, Luca muốn Tin Mừng đến với trung tâm của thế giới nên không thể kết thúc cuốn sách trong sự thất bại của Phao-lô. Đây là lý do tại sao Luca không nói về cái chết của Phao-lô và thay vào đó mở ra một viễn cảnh tích cực về tương lai của Giáo Hội:
Cv 28,30-31:
30Suốt hai năm tròn, ông Phao-lô ở tại nhà ông đã thuê, và tiếp đón tất cả những ai đến với ông. 31Ông rao giảng Nước Thiên Chúa và dạy về Chúa Giê-su Ki-tô, một cách rất mạnh dạn, không gặp ngăn trở nào.
Để hiểu kết thúc cuốn sách thứ hai của Luca, chúng ta phải so sánh sự im lặng của Thánh Luca về cái chết của Phao-lô với sự im lặng về cái chết của Phê-rô. Một vài chương trước đó, Phê-rô được một thiên sứ đưa ra khỏi nhà tù và được chào đón vào nhà của Maria, mẹ của Mác-cô. Sau đó, ông rời nhóm nhỏ các Kitô hữu tụ tập để cầu nguyện, mà không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào và không nói ông sẽ đi đâu. Mọi thứ có vẻ tự nhiên:
Cv 12,12-17:
12Ý thức được như vậy, ông đi đến nhà bà Ma-ri-a, mẹ của ông Gio-an, cũng gọi là Mác-cô; ở đó có khá đông người đang tụ họp và cầu nguyện. 13Ông đập cổng thì có một người tớ gái tên là Rô-đê ra nghe ngóng. 14Nhận ra tiếng ông Phê-rô, cô mừng quýnh, không mở cổng, mà lại chạy vào báo tin ông Phê-rô đang đứng ngoài cổng. 15Người ta bảo cô: “Đồ khùng!” Nhưng cô ấy cứ quả quyết là đúng như vậy. Họ nói: “Thiên sứ của ông ấy đấy!” 16Trong khi đó, ông Phê-rô tiếp tục đập cổng. Mở cổng ra, thấy ông, họ kinh ngạc. 17Ông giơ tay làm hiệu bảo họ im lặng, rồi kể cho họ nghe Chúa đã đưa ông ra khỏi tù thế nào. Ông nói: “Xin báo tin này cho ông Gia-cô-bê và cho các anh em.” Rồi ông ra đi, đến một nơi khác.
Không thể nói ít hơn. Sau sự kiện này, Luca không còn nói về Phê-rô nữa. Hai trụ cột của Giáo Hội mới phát sinh biến mất theo những cách hơi bí ẩn, và không ai đặt câu hỏi về sự biến mất của họ.
4. Câu hỏi
1. Sau khi biết cuộc đời thánh Phao-lô, xin hãy mô tả chân dung của ngài qua các điểm sau đây: a) con người của Phao-lô, b) thái độ của Phao-lô đối với đức Giê-su Ki-tô, c) đối với giáo hội, các cộng đoàn ngài thành lập, và các anh em tông đồ khác.
2. Những điều gì cho chúng ta thấy Thiên Chúa đã chọn Phao-lô từ muôn thuở?
3. Ơn gọi của Phao-lô soi sáng điều gì trong ơn gọi của chúng ta?
---Còn tiếp---