Ngày tháng: 21/11/2024
Đang truy cập: 143

ĐỌC VÀ DIỄN GIẢI KINH THÁNH - Phần 14/20 - Lm. Phaolô Ngô Đình Sĩ

ĐỌC VÀ DIỄN GIẢI KINH THÁNH - Phần 14/20

Lm. Phaolô Ngô Đình Sĩ

4. Học hỏi Kinh thánh

Biểu đồ sau đây sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng quát và sự sắp xếp khác nhau giữa thư quy Công giáo và thư quy Do thái.

THƯ QUY DO THÁI

Khoảng Năm

I. TORAH: Ngũ kinh

1. Bereshit (Sáng Thế Ký)

2. Shemot (Xuất Hành)

3. Vayiqra (Lêvi)

4. Bamidbar (Dân Số)

5. Devarim (Đệ Nhị Luật)

IX-V

X-V

VI-V

VI-V

VII-VI

II . Neviim: Ngôn Sứ

a. Neviim rishonim (Tiền Ngôn Sứ)

b. Neviim aharonim (Hậu Ngôn Sứ)

 

Trei Assar (12 ngôn Sứ)

1. Hoshéa (Hôsê)

2. Yoël (Giôen)

3. Amos (Amốt)

4. Ovadia (Ôvadia)

5. Yona (Giôna)

6. Mikha (Mikha)

7. Nahoum (Nakhum)

8.Havaqouq(Khabarúc)

9. Tsephania (Xôphônia)
10. Haggaï (Khácgai)

11. Zekharia (Đacaria)

12. Malakhi (Malakhi)

1. Yehoshoua (Giôsuê)

2. Shoftim (Thủ Lãnh)

3. Shemouel (I và II Samuen)

4. Melakhim (I và II Các Vua)

5. Yeshayahou (Isaia)

6. Yrmeyahou (Giêmêria) 

7. Yehezqel (Edêkien)

 

VI

VI

X-VI

X-VI

VIII-V

600-500

600-500

VIII-V

 

III. Ketouvim: các sách khác

1. Tehilim (Thánh Vịnh)

2. Mishlei (Châm Ngôn)

3. Iyov (Gióp)

4. Shir Hashirim (Diễm Ca)

5. Routh (Rút)

6. Eikha (Ai Ca)

7. Qohelet (Giảng Viên)

8. Esther (Étte)

9. Daniel (Danien)

10. Ezra – Nekhem’ya (Ét Ra -Nơkhemia)

11. Divrei Hayamim (I-II Sử Biên)

IX-III

XI-I

V

Đầu thế kỷ VI

VI

VI

VI

II

II

IV, Cuối IV

VI-II

THƯ QUY CÔNG GIÁO

I. Ngũ kinh

Sáng thế (St),

Xuất hành (Xh)

Lêvi (Lv),

Dân số (Ds),

Ðệ nhị luật (Dnl)

 

 II. Sử và Truyện

Giôsuê  (Gs), Thủ lãnh (Tl)

Rút (R), 1 và 2 Samuen (1 và 2Sm),1 và 2 Các Vua (1V và 2V)

1 và 2 Sử biên niên (1Sb và 2Sb), Ét Ra (Er), Nơkhemia (Nkm)

Tôbia  (Tb)

Giuđitha (Gdt)

Étte (Et)

1 Macabê (1Mcb)

2 Macabê (2Mcb)

 

 

 

 

 

III-II

II

II-I

134-63

103-76

III. Các sách Thi ca và Khôn ngoan

Gióp (G),Thánh vịnh (Tv), Châm ngôn (Cn), Giảng viên (Gv), Diễm ca (Dc)

Khôn ngoan (Kn)

Huấn ca (Hc)

 

 

I

II-I

IV. Các sách Ngôn Sứ

Isaia (Is), Giêmêria (Gr), Aica (Ac), Barúc (Br); Edêkien (Ed), Danien  (Ðn) , Hôsê (Hs),Giôen (Ge), Amốt (Am), Ôvadia (Ov), Giôna (Gn), Mikha (Mk), Nakhum (Nk),Khabarúc (Kb), Xôphônia (Xp), Khácgiai (Kg), Ðacaria  (Dcr), Malakhi (Ml)

 

I. Các Tin Mừng

Mátthêu (Mt),

Máccô (Mc),

Luca (Lc),

Gioan (Ga)

 

II. Sách Công Vụ

Công vụ  Tông đồ (Cv)

 

III. Các Thư Thánh Phaolô

Rôma (Rm), 1 và 2 Côrinthô (1 và 2Cr), Galata (Gl), Êphêsô (Ep), Philiphê (Pl), Côlossê (Cl)

1 và 2 Thessalonica (1 và 2Tx)

1 và 2 Timôthêu (1 và 2Tm), Titô (Tt)

 

IV. Các Thư "Công giáo"

Philêmon (Plm), Do thái (Dt), Giacôbê (Gc), 1 và 2 Phêrô (1, 2Pr), 1,2 và 3 Gioan (1, 2, 3Ga), Giuđa (Gđ)

 

V. Sách "Ngôn sứ"

Khải huyền (Kh)

 

         

Khi đọc các sách Cựu ước, chúng ta theo tiến trình sắp xếp của thư quy Công giáo. Hãy bắt đầu bằng Ngũ thư và với sách Sáng thế. Sách mặc khải cho chúng ta việc tạo dựng và những tương quan đầu tiên giữa Thiên Chúa và con người. Sau đó, chúng ta đọc từ sách Xuất hành đến Đệ nhị luật. Đó là các sách về Luật, có liên quan đến việc cứu độ và hành trình lịch sử của dân Thiên Chúa. Kế đến, chúng ta có thể đọc các sách lịch sử từ sách Giôsuê đến sách Esther.

Sau phần lịch sử, chúng ta có các sách Khôn Ngoan.

Sách ông Gióp, được xem như là một sách xa xưa nhất, sẽ cho chúng ta thấy mầu nhiệm của sự đau khổ, và liên quan đức tin của con người đối với Thiên Chúa.

Thánh vịnh là những thi ca được viết bởi các vua dân Do thái, nhất là vị vua nổi tiếng David. Chúng ta cũng có những bài ca của vua Salomon, được viết dưới tên là sách Diệu Ca hay Diễm Tình Ca.

Sau các sách Khôn ngoan và Thi ca, chúng ta nên đọc các sách Ngôn sứ. Trước tiên, khởi đầu bằng 5 Ngôn sứ lớn như Isaia, Giêrêmia, Aica, và Đaniên, kế đến, 12 Ngôn sứ nhỏ như Hôsê, Giôen, Amốt, Ôvadia, Giôna, Mikkha, Nakhum (Nahum), Khabarúc (Habacuc), Xôphônia (Sôphônia), Khácgiai (Haggai), Dacaria (Zacaria), Malakhi (Malaki).

Theo một chủ đề

Nghiên cứu một chủ đề Kinh thánh là một cách thức khác so với lối học hỏi một cuốn sách, một chương của một cuốn sách hay một đoạn văn được chọn. Thường thấy trong phần phụ lục của các sách Kinh thánh, có một danh sách dài về các chủ đề. Chúng ta lựa chọn ra một vài đoạn văn chính có liên quan đến chủ đề, có những chủ đề liên quan đến thần học tín lý và những chủ đề khác có tính cách đời sống đức tin. Một ví dụ nhỏ để cho chúng có một khái niệm về các chủ đề Kinh thánh.

- Tiếp đón (accueillir): Lc 23, 13-35 (khách lạ, sự đổi mới); St 13, Lc 1, 26-28 (ơn gọi Thiên Chúa) Lc 1, 39 (tiếp đón nhau), Lc 6, 27-35, Lc 19, 1-10 (yêu mến kẻ thù) Lc 9, 46-48 (trong tinh thần con trẻ)

- Lều trại (camp): St 28, 1-15 (định cư), 2Sm 7, 1-15, 2Sm 8, 1-16 (rất tốt đóng trại ở đây) Is 54,2 (nối dài các dây thừng).

- Vui mừng (joie): Lc 1, 46-48

- Bình an (paix): Mt 5, 24-25; Lc 2, 1-20; Is 9, 1-6, Is 10, 6-9.

- Chia sẻ (partage): Mt 26, 17-19, Ga 6, 1-15 (chia sẻ bánh) Mt 6,1-4 (không chờ đợi gì); Cv 2, 42-47 (chia sẻ của cải), Đnl 24, 19-22 (chia sẻ với người nghèo khó).

- Hoà giải (réconciliation): Lc 15, 11-32 (cầu xin tha thứ) Mt 5, 20-25 (tha thứ); Tv 50 (cầu nguyện nhận biết tội lỗi); Is 10, 3-5, Is 55 , Ed 17 (thay đổi).

- Gió (vent): Ga 3,8; Lc 8, 22-25; Cv 2, 1-4; 1V 19, 10-14.

Chúng ta ai cũng có thể soạn thảo cho mình những chủ đề để tìm kiếm ý nghĩa trong Kinh thánh. Một vài tác giả đã soạn thảo các chủ đề theo một danh sách từ khóa.

- Quarante mots clés pour entrer dans la Bible[156] (40 từ khoá để bước vào Kinh thánh), viết bởi nhiều tác giả, xuất bản năm 1993, dành cho những người mới bắt đầu. Thực ra, đó là một cuốn tự điển nhỏ tuyển lựa ra 40 từ ngữ quan trọng của Kinh thánh. Các từ này được sắp xếp tương quan với nhau để làm nổi bật tính đồng nhất của sứ điệp Thiên Chúa.

- Một sách khác khó hơn, Les mots clefs de la Bible[157], là một tác phẩm nghiên cứu Kinh thánh theo ngữ nghĩa. Tự điển này tuyển chọn những từ ngữ rất có ý nghĩa, hội tụ vào các yếu tố chính yếu của Mặc khải, các chủ đề nền tảng đã phát sinh tư tưởng Do thái giáo và Kitô giáo.

- Ngoài ra trên mạng lưới Internet ngày nay, hiện hữu nhiều trang web chất chứa nhiều từ ngữ Kinh thánh cơ bản. Một trong những trang web ở Pháp, thích hợp cho việc tìm kiếm từ ngữ Kinh thánh là: KT42.[158]

Thực hành: Lắng nghe lời Chúa

Chúng ta quen nói là đọc Kinh thánh, nhưng thực ra là chúng ta nên lắng nghe Thiên Chúa muốn nói gì. Như thế, khi mở sách thánh và chọn một bản văn hay một chủ đề, việc cần thiết là chúng ta phải đọc đi đọc lại nhiều lần bản văn đó, và chậm rãi như một việc cầu nguyện, cho dù bản văn dài hay ngắn. Thỉnh thoảng dừng lại trong im lặng để suy nghĩ.

Chúng ta có thể đọc một hai bản dịch khác nhau, suy nghĩ và diễn đạt riêng biệt của mỗi tác giả sẽ tạo ra cho chúng ta những câu hỏi. Nếu được, chúng ta cũng có thể đọc đoạn văn chúng ta chọn trong ngôn ngữ gốc, Hy lạp hoặc Do thái.

Một trong những câu hỏi thường đến với chúng bắt đầu bằng cụm từ tại sao?  Chúng ta cũng nên biết rằng, cụm từ này mang tính cách sư phạm của Thiên Chúa trong Kinh thánh, vì nó được dùng hơn 400 lần trong Kinh thánh. Thiên Chúa thường dùng cụm từ "tại sao" để thúc đẩy người nghe phải suy nghĩ. Và sau đó cũng có nhiều câu hỏi cũng thường đến với những người quen đọc và suy nghĩ Kinh thánh:

Ai? Ở đâu? Khi nào? Cái gì vậy? Chuyện gì đã xảy ra?

Chúng ta cũng nên chú ý đến những biến cố, dữ kiện, ý tưởng, hệ quả, ...?

Quan sát và ghi chép các mệnh lệnh, khuyên bảo, khuyến cáo, tiên báo?

Nếu thời gian cho phép, chúng ta cũng đừng vội vã bước đi quá nhanh khi chưa lắng nghe thực sự. Hãy để lời Ngài làm việc âm ỉ trong lòng chúng ta và khép sách lại bằng một lời cầu nguyện.

Tìm các giới hạn bản văn

Khi trở lại với bản văn chúng ta nên cố gắng đi tìm hiểu sâu xa hơn về cấu trúc, văn loại và phong thái văn chương và các bối cảnh của bản văn ta đã chọn.

Trước tiên, chúng ta phải giải thích, nhờ theo các dấu chỉ văn học, tại sao bản văn bắt đầu ở đó và kết thúc ở đó? Cái gì đã nói trước và cái gì đến sau bản văn chúng ta đọc?

Phân đoạn Kinh thánh và tìm bố cục hay cấu trúc của bẳn văn một cách đúng đắn và chính xác là một bước tiến rất quan trọng, khi tìm được nó chúng ta đã nhận thấy một con đường dẫn đến ý nghĩa rồi. Nói cách khác, là người đọc phải tìm giới hạn được đơn vị chủ thể của bản văn có tính cách nhất quán, một phân đoạn được giới hạn trong một tổng thể rộng hơn, được gọi trong ngôn ngữ văn học Kinh thánh là  Phân đoạn, "péricope", đến từ chữ "cắt đoạn" trong tiếng Hy lạp.

Một cách chung chung, cách bản dịch Kinh thánh đã làm trước cho chúng ta những phân đoạn này và đặt cho chúng những tựa đề: ví dụ, Ông Môsê qua đời (Dt 34), Con suối đến từ đền thờ chảy ra (Ed 47 phân đoạn và tựa đề này khộng có ở bản văn nguyên thủy, bản gốc. Việc đánh số các câu và phân thành từng chương đoạn trong Kinh thánh là một công trình đến sau này. Như thế, không nên để các phân đoạn và tựa đền này ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta). Hoặc trong phần đầu bản dịch Tin Mừng theo thánh Maccô của nhóm Phiên dịch Các Giờ kinh Phụng vụ: Sứ vụ của Đức Kitô, 1. Loan báo nhiệm cục mới, A. Tuần lễ Khai mạc...

Chúng ta nên nhớ rằng, những đoạn và tựa đề cũng là một diễn giải của một tác giả nào đó.

Đi tìm bối cảnh

Các dữ kiện có liên hệ mắt xích và được sắp xếp có chủ ý trong một bản văn, nếu chúng ta cô lập chúng ngoài bối cảnh thì rất thiếu sót và thường nguy hiểm, có thể đến xuyên tạc hay làm sai lạc bản văn. Khi giới hạn một bản văn, chúng ta phải biết trước đó tác giả nói gì và tiếp theo sau đoạn đó tác giả đã nói đến điều gì?

Cấu trúc tổng thể đã chất chứa ý nghĩa rồi.

Ngoại trừ sách Châm ngôn đã thu thập các câu phương châm và khôn ngoan từng cặp đôi một xếp trong những sưu tập xác định, các phân đoạn nằm trong một bối cảnh văn chương có ý nghĩa.

Chẳng hạn, khi chúng ta đọc câu văn này của thánh Tông đồ Giacôbê: "Hãy cảm cho thấu nỗi khốn cùng của anh em, hãy khóc lóc than van. Chớ gì tiếng cười của anh em biến thành tiếng khóc, niềm vui của anh em đổi ra nỗi buồn" (Gc 4,9), chúng ta phải đọc những câu trước và sau của bản văn trong bối cảnh, thánh Tông đồ Giacôbê đang nói về tự hối cải tâm hồn chứ không phải là một tuyên bố nguyền rủa niềm vui Tin Mừng.

Khi đặt bản văn trong bối cảnh giúp chúng ta biết được tác giả muốn nói điều đó cho đối tượng người nghe nào, và từ đó chúng mới hiểu đúng được thông điệp của lời Chúa.

Khi hiểu được bối cảnh gần, chúng ta cũng phải để ý đến bối cảnh xa hơn của bản văn. Bối cảnh này thể hiện qua việc tìm hiểu những đặc tính chung của cuốn sách trong đó có bản văn của chúng ta. Nói một cách dể hiểu hơn, chúng ta đặt những câu hỏi sau đây:

- Ai là tác giả? Đời sống ông thế nào? Văn hoá ra sao? Có khiếu văn chương như thế nào?

- Đâu là mục đích của cuốn sách? Tại sao tác giả đã viết nó? Ông viết trong thời kỳ nào và viết cho ai?

- Cấu trúc của sách như thế nào? Có những phân đoạn chính nào?

- Tác giả dùng những văn loại nào: lối thuật chuyện, dụ ngôn, thi ca, diễn văn, ngôn sứ, cầu nguyện, tranh cãi,  lề luật, độc thoại,...?

- Đâu là phong văn của tác giả: Tu từ học, so sánh, nhân cách hoá, ẩn dụ, trào phúng, châm biếm,...?

- Tác giả thường dùng những cấu trúc văn phạm nào: câu hỏi, khẳng định, tuyên bố,... hay dùng động từ hay danh từ để diễn đạt, và có nhiều những liên từ nối kết hay không: đối lập, đồng thuận, bác bỏ,...?

- Tác giả dùng nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ hay nghĩa đen? Phần này rất quan trọng, vì Kinh thánh dùng rất nhiều những cụm từ đối lập (antithèse), đối xứng, song song, ...

Nói tóm lại, người đọc phải cố gắng bỏ thời gian để mổ xẻ tường tận bản văn. Khi đọc bản văn Kinh thánh, chúng ta nên chịu khó học hỏi ngôn ngữ và văn hóa của bản nguyên thủy. Các sinh viên học Thần học và Kinh thánh, phải học thêm tiếng cổ ngữ dạy trong đại chủng viện hay trong các đại học Công giáo. Việc có thể đọc bản văn trong ngôn ngữ gốc, tiếng Hêbrơ hay tiếng Hy lạp, rất quan trọng trong việc tìm hiểu ý nghĩa Kinh thánh.

Chú thích:

[153] James STRONG, The New Strong's Expanded Exhaustive Concordance of the Bible, Hardcover, 2010.

[154] Robert YOUNG, Young's Analytical Concordance to the Bible, Hendrickson Publishers, Hardcover, 2011.

[155] Xavier LÉON-DUFOUR, Dictionnaire du Nouveau Testament, Paris, Seuil, 2010.

[156] Quarante mots clés..., Coll. Carnets Fêtes et Saisons, Edistions du Cerf, Paris, 1993.

[157] Pierre MIQUEL, Agnès EGRON, Paula PICARD, Les mots-clés... Les Classiques Bibliques, Beauchesne, Paris, 1992.

[158] http://www.kt42.fr/mots-cles-les-mots-de-la-bible-a78665249, tham khảo ngày 3/3/2015.

---Còn tiếp---

zalo
zalo