ĐỌC VÀ DIỄN GIẢI KINH THÁNH - Phần 8/20
Lm. Phaolô Ngô Đình Sĩ
Phương pháp Phúng Dụ và Loại Hình Thái[93]
Như đã nói trên đây, hai phương pháp truyền thống này được các nhà chú giải Kinh thánh Kitô giáo áp dụng ngay từ thế kỷ đầu tiên của Giáo hội, như trong Thư gởi tín hữu Do thái, và được các giáo phụ nhắc đến rất nhiều, chẳng hạn Origène (185-253), thánh Cyrille thành Giêrusalem (315-386), thánh Grégôriô ở Nysse (335-394).
Phúng Dụ nghĩa là gì?
Phúng dụ là một phân tích văn chương, muốn khám phá ý nghĩa đang còn ẩn dấu dưới ngôn từ của bản văn. Người ta có thể diễn giải bằng nhiều cách: như một soi sáng thần linh, như một kết quả của việc nghiên cứu có phương pháp, như sự khôn khéo của bản năng đầy sáng tạo. Người xưa, có văn hóa Hy lạp, áp dụng phương pháp này để đọc các bản văn của Homère (thế kỷ thứ VIII trước Đức Kitô), của Virgile (thi nhân La mã, sinh năm 70 và chết năm 19 trước Đức Kitô), và nhất là trong chú giải Kinh thánh.
Vào thời Virgile, chú giải theo phúng dụ bắt đầu được áp dụng để đọc các bản văn rất xa với truyền thống văn chương Hy lạp và La mã: các bản văn Kinh thánh (Cựu ước). Văn sĩ Do thái, nói tiếng Hy lạp Philon thành Alexandrie (20-50 trước Đức Kitô) đã nổi tiếng trong việc áp dụng phương pháp này vào Kinh thánh. Vài chục năm sau đó, các nhà chú giải Kinh thánh cho rằng những bản văn đến sau đã diễn giải các sách có trước và khám phá những ý nghĩa chưa được nhận ra. Phương pháp này càng thấy rõ khi họ đứng vào trong viễn cảnh của Tân ước đễ hiểu Cựu ước, ví dụ như trong bản văn trên đường Emmau của thánh Luca, đức Giêsu Kitô giải thích cho hai môn đệ, không nhận ra Ngài đã sống lại, thông hiểu những gì đã được loan báo trong sách của Môsê và trong các Ngôn sứ (Lc 24,13-35).
Như thế, chú giải theo phúng dụ đã trở thành một phương pháp gắn liền với Kinh thánh, nhất là Kinh thánh của những người Kitô hữu, từ sách Sáng thế đến sách Khải huyền.
Phúng Dụ theo giáo phụ Origène
Trong các thư của thánh Phaolô, chúng ta cũng nhận ra một vài đoạn văn được dùng lối chú giải phúng dụ: 1Cr 10,1-2; 6-11; Gl 4,21-31)...
Để hiểu rõ phương pháp phúng dụ hay loại hình thái, chúng ta nên nhắc lại rõ hơn về 4 ý nghĩa của Kinh thánh theo các giáo phụ, đặc biệt là trong các tác phẩm của Origène:
1) Ý nghĩa thứ nhất là ý nghĩa sát với bản văn, theo ngữ nghĩa, hay còn gọi là ý nghĩa lịch sử, diễn đạt trực tiếp bởi các tác giả nhân loại được linh hứng. Ý nghĩa cơ bản và nhờ đó chúng ta mới có thể tìm hiểu ý nghĩa thiêng liêng.
Thánh Thomas Aquinô còn phân biệt ra 3 loại ý nghĩa thuộc loại này:
- ý nghĩa dụ ngôn, ý nghĩa căn nguyên (étymologique), khi một lời phát biểu đến và tuy thuộc vào một điều kiện đặc biệt, ý nghĩa loại suy. Đối với các nhà chú giải hiện nay, khi họ dùng phương pháp phê phán sử quan (historico critique), họ cũng muốn khám phá ra ý nghĩa mà các tác giả nhân loại muốn nói, cho dù ý nghĩa đó đôi khi rất khó chấp nhận: ví dụ, câu chuyện loạn luân giữa ông Lot và các con gái của ông (St 19,30-38), những lời Thiên Chúa trái với tình yêu vô biên của Ngài (Tv 68[67],22-24).
2) Kinh thánh là lời của Thiên Chúa, ý nghĩa thiêng liêng nói lên Thánh ý của Ngài. Thánh Phaolô nói: " Ðấng ban cho chúng tôi khả năng phục vụ Giao ước mới, không phải Giao ước căn cứ trên chữ viết, nhưng dựa vào Thần Khí. Vì chữ viết thì giết chết, còn Thần Khí mới ban sự sống" (2Cr 3,6). Ba ý nghĩa kế tiếp trong Kinh thánh nằm trong lĩnh vực này: ý nghĩa phúng dụ hay loại hình thái, ý nghĩa luân lý hay ẩn dụ (tropologique), và ý nghĩa "siêu nhiên", ý nghĩa nâng người đọc hướng lên cõi thiêng (anagogique, hành động nâng hồn lên).
- Theo phương pháp phúng dụ, việc đầu tiên mời gọi trí óc chúng ta không dừng lại ở nghĩa văn chương lịch sử. Kế đến, tìm ý nghĩa phúng dụ tất cả các bản văn dựa vào mầu nhiệm của Đức Kitô, nói chính xác hơn, Đức Kitô hoàn thành những gì loan báo trong Kinh thánh. Trong Tân ước, chúng ta thấy rõ vị trí trung tâm của Ngài: Mt 21,33-44; Mc 12,1-11; Lc 24,13-35.
- Ở đây, chúng ta phân biệt một chút giữa ý nghĩa phúng dụ và ý nghĩa theo loại hình thái. Type, từ ngữ Hy lạp có nghĩa là "hình dung" (figure) có thể dịch ra tiêng Việt là thể loại hình, chẳng hạn như các yếu tố loan báo hình dung Đức Kitô. Như thế, phúng dụ mở rộng ý nghĩa loại hình thái, cho phép diễn đạt sang tất cả các ý nghĩa thiêng liêng của Tân ước như phục sinh, thánh giá, Giáo hội, phép rửa, tin mừng,... Ví dụ:
- Ađam, hình ảnh Đức Kitô (Rm 5,14).
- Môsê gõ vào tảng đá để lấy nước, biểu tượng Đức Kitô (1Cr 10,4).
- Melchisédek (St 14, 17-20 + Tv 110, 4), hình ảnh loan báo Đức Kitô (Dt 5, 6.10; 6, 20; 7, 3.10-11.15.17.21)
- Isaac, hình ảnh Đức Kitô (Ga 8, 56. Đoạn văn này không thể hiểu nếu không diễn giải với Đức Kitô), Hy tế Isaac (St 22, 1-19), đoạn văn khó chấp nhận nếu không đọc theo ý nghĩa loan báo sự hy tế của Đức Kitô và sự sống lại của Ngài, ý nghĩa hướng lên (anagogique) (Dt 11, 17-19).
- Người Samaritain nhân lành là hình ảnh của chính Đức Kitô chăm sóc và cứu chữa nhân loại, theo các giáo phụ (Lc 10, 25-37)...
Ý nghĩa theo hình thái đưa chúng ta các lĩnh vực rộng hơn theo phúng dụ:
- Sự kết hợp giữa Ađam và Evà loan báo mầu nhiệm của Đức Kitô và Giáo hội (Ep 5, 31-32)
- Đại hồng thủy là hình ảnh phép rửa (1 Pr 3, 20-21)
- Vượt qua biển đỏ biểu trưng cho phép rửa tội (1Cr 10, 1-2).
- Sara và Haga (St 16); đoạn văn khó hiểu theo ngữ nghĩa trong các đọc phê phán sử quan, thánh Phaolô đã đọc theo cách của Ngài, diễn đạt sự khác biệt giữa hai giao ước, một bên là nô lệ theo lề luật con người, và một bên là tự do đến từ lời hứa bởi ơn huệ Thiên Chúa (Gl 4, 21-31).
- Isaac vét lại và dọn sạch các giếng đã được đào bởi Apraham, cha của ông, bị quân Philitinh vùi lấp (St 26, 12-19), biểu trưng hình ảnh Đức Kitô mở ra ý nghĩa của Cựu ước bị che khuất bởi người Pharisiêu và các tiến sĩ luật (Origène, Père de l'Eglise, Bài giảng 13 trên sách Sáng thế).
- Trong đoạn 2Cr 4, 6-7, với hình ảnh kho tàng chứa trong bình sứ mỏng dòn là hình ảnh ý nghĩa thiêng liêng của Kinh thánh ẩn chứa dưới văn bản trần thế, theo giáo phụ Origène.
Trong biểu đồ dưới đây, chúng ta sẽ thấy mối tương quan của ý nghĩa phúng dụ với các ý nghĩa khác:
aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaLuân lýaaaaaaóaaaaaaaaSiêu nhiên
aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa a õaaaaaaaaaaa öaaaaaaaaaaa
aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaPhúng dụ hay loại hình thái
aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaô
aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaÝ nghĩa thiêng liêng
aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaañ
aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaÝ nghĩa văn chương lịch sử
Để kết, khi diễn giải Kinh thánh với phương pháp thiêng liêng, chúng ta nên ghi nhớ 4 điểm chính sau đây:
1) Phương pháp phúng dụ mời gọi tâm hồn và trí óc chúng ta nhận thấy trong mỗi trang Kinh thánh, chính là lời Thiên Chúa và một sứ điệp của mầu nhiệm tình yêu.
2) Ý nghĩa phúng dụ hướng chúng ta tới Đức Kitô và thắt chặt chúng ta hơn trong liên kết với Ngài.
3) Hệ quả việc kết hiệp chặt chẽ với Đức Kitô, tăng cường tầm quan trọng của Kitô học trong Kinh thánh, và giúp chúng ta xác tín hơn vai trò của Đức Kitô, trên con đường đến với Chúa Cha.
4) Cuối cùng là phương pháp phúng dụ mở rộng tầm nhìn của chúng ta trên các chủ đề của Kinh thánh, giúp chúng ta hiểu biết hơn Cựu ước và các tôn giáo khác.
Vì thế chúng ta mới hiểu tại sao Giáo hội Công giáo, qua tài liệu L’Interprétation de la Bible dans l’Eglise, và nhất là trong các huấn dụ của Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI, khuyên chúng ta nên kết hợp các phương pháp truyền thống với phương pháp phê phán sử quan, đã và vẫn còn được xem là công cụ nghiêm túc và khoa học của việc chú giải Kinh thánh.[94]
Phương pháp phee phán sử quan [95]
Như ta đã nói đến trong phần lịch sử, Alfred LOISY là một trong những người đại diện trong thời kỳ đầu của chú giải Kinh thánh theo phê phán sử quan. Đức Giáo hoàng Piô X và ngay cả Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI cũng nhắc đến tên ông trong các Tông thư của các ngài. Phương pháp sử quan đến từ giữa thế kỷ XIX cho đến nay, đuợc phát triển trong các đại học Tin lành ở Đức (Türbingen), ở Hoa kỳ trong các trường thần học (Divinity School ở Chicago, Havard, và Yale) ở Thụy sĩ (Genève et Lausanne), và sau đó trong giới Công giáo với Trường Kinh thánh và Khảo cổ ở Giêrusalem.
Người ta hay lẫn lộn giữa phuơng pháp sử quan và chú giải Kinh thánh. Thực ra, chú giải Kinh thánh có từ lâu đời trước khi phương pháp phê phán sử quan xuất hiện.
Chúng ta cần phải phân biệt rõ các lối nói sau đây: theo nghĩa căn bản hoặc ngữ nguyên học (étymologie), khi nói "chú giải" (l’exégèse), là giải thích; khi dùng chữ l’herméneutique, là khoa học diễn dịch (interprétation); khi nói về phương pháp (méthode), là nói đến con đường, là công cụ; khi nói chữ lịch sử, phải nghĩ tới, việc điều tra, tìm kiếm sự thật; và khi dùng từ "phê phán", đó là nhận thức, so sánh và đánh giá để quyết định đúng hay sai.
Thật ra khi nói về phương pháp phê phán sử quan, chúng ta biết không phải là một phương pháp, mà là nhiều phương pháp.[96] Chú giải Kinh thánh theo phương pháp sử quan, là tìm tòi, so sánh, giải thích và diễn đạt Lời Chúa theo một tiến trình có tính cách khoa học.[97] Trước một bản văn Kinh thánh, nhà chú giải phải cần biết các giai đoạn soạn thảo khác nhau của bản văn và giải thích nó theo bối cảnh lịch sử thời đó.
Sau đây là 7 giai đoạn căn bản của phương pháp sử quan:
1) Thứ nhất, giới hạn bản văn nghiên cứu: mục đích muốn tìm là xác định rõ khởi đầu và kết thúc của bản văn.[98] Để làm được điều này, nhà chú giải phải xác định bối cảnh bản văn, những cách thức kết luận của đoạn trước nó, và cách mở đầu đoạn văn mới. Chúng ta cũng có thể kiểm chứng sự thống nhất bản văn bằng những dấu chỉ văn chương ngay trong đoạn văn đó, nhân vật, đối thoại, khung cảnh.
2) Giai đoạn thứ hai rất khó thực hiện cho những ai không chuyên môn về Kinh thánh, và không biết tiếng Do thái hay Hy lạp, đó là việc phê phán bản thảo (critique textuelle). Chúng ta có nhiền bản chép tay, dến từ nhiều thế kỷ khác nhau. Người chú giải phải thiết lập được bản văn tốt nhất giữa nhiều bản thảo. Nên biết rằng, các sách Kinh thánh tiếng Do thái, hay Tân ước tiếng Hy lạp hiện nay, chính là những bản đã được các nhà chú giải phân tích, lý luận và lấy quyết định cuối cùng trên hàng trăm bản thảo có được qua nhiều thời kỳ và truyền thống khác nhau trong lịch sử. Dầu vậy khi xuất bản, họ cũng phải để các ghi chú ở cuối trang sách, gọi là "apparat critique" , những câu, những chữ, hoặc những thiếu sót khi so sánh các bản thảo khác nhau. Và các bản thảo này được mã hóa. Ngay cả những người học chuyên môn về Kinh thánh, cũng phải cậy nhờ đến các chuyên gia trong lĩnh vực này đã nghiên cứu trước, chẳng hạn, cuốn Kinh thánh Tân ước xuất bản bởi K. Aland và những cộng sự viên, tại nhà xuất bản United Bible Societies, Stuttgart, in lần thứ 3, 1988.
Ví dụ, một bản văn Kinh thánh tiếng Hy lạp, với apparat critique sau đây:
18 Tou/ de. VIhsou/ Cristou/ h` ge,nesij ou[twj h=nÅ mnhsteuqei,shj th/j mhtro.j auvtou/ Mari,aj tw/| VIwsh,f( pri.n h' sunelqei/n auvtou.j eu`re,qh evn gastri. e;cousa evk pneu,matoj a`gi,ouÅ
19 VIwsh.f de. o` avnh.r auvth/j( di,kaioj w'n kai. mh. qe,lwn auvth.n deigmati,sai( evboulh,qh la,qra| avpolu/sai auvth,nÅ
20 tau/ta de. auvtou/ evnqumhqe,ntoj ivdou. a;ggeloj kuri,ou katV o;nar evfa,nh auvtw/| le,gwn\ VIwsh.f ui`o.j Daui,d( mh. fobhqh/|j paralabei/n Mari,an th.n gunai/ka, sou\ to. ga.r evn auvth/| gennhqe.n evk pneu,mato,j evstin a`gi,ouÅ
21 te,xetai de. ui`o,n( kai. kale,seij to. o;noma auvtou/ VIhsou/n\ auvto.j ga.r sw,sei to.n lao.n auvtou/ avpo. tw/n a`martiw/n auvtw/nÅ
22 tou/to de. o[lon ge,gonen i[na plhrwqh/| to. r`hqe.n u`po. kuri,ou dia. tou/ profh,tou le,gontoj\
23 ivdou. h` parqe,noj evn gastri. e[xei kai. te,xetai ui`o,n( kai. kale,sousin to. o;noma auvtou/ VEmmanouh,l( o[ evstin meqermhneuo,menon meqV h`mw/n o` qeo,jÅ
24 evgerqei.j de. o` VIwsh.f avpo. tou/ u[pnou evpoi,hsen w`j prose,taxen auvtw/| o` a;ggeloj kuri,ou kai. pare,laben th.n gunai/ka auvtou/(
25 kai. ouvk evgi,nwsken auvth.n e[wj ou- e;teken ui`o,n\ kai. evka,lesen to. o;noma auvtou/ VIhsou/nÅ
Apparat critique (tiếng Anh)
1,18. Ihsou Cristou. Tregelles omits and Westcott-Hort brackets Ihsou here, according to the Old Latin, Vulgate, and the Old Syriac version. Scribes tended to add "Jesus" to "Christ" and "Christ" to "Jesus" but rarely did they omit either word while copying the familiar phrase "Jesus Christ." However, codex W has only "Jesus" here. These omissions are hard to explain. West.marg transposes Ihsou Cristou "Jesus Christ" to Cristou Ihsou "Christ Jesus," according to B alone. (B seems to have a preference for "Christ Jesus.")
1,18. genesiV. the TR has gennhsiV "birth," according to L and most cursives. We read genesiV "genesis, origin, genealogy, birth" with Gries. Lach. Tisch. Treg. Alf. Word. West. Nest. UBS., according to P1 S B C W and some cursives. Scribes might easily have written gennhsiV instead because of the frequently preceeding egennhse.
1,19. deigmatisai. The TR has paradeigmatisai "make a public example" (the compound being somewhat more emphatic), according to S* C L W and most cursives. We read deigmatisai "make an example" with Lach. Tisch. Treg. Alf. West. Nest. UBS., according to S1 B Z, and some cursives. Scribes often preferred a more impressive word, and paradeigmatisai was also more commonly used in the LXX.
1,23. kalesousin. Beza reads kaleseiV "thou shalt call" here instead of kalesousin "they shall call," according to D. The scribe has changed the verb to conform it to the Septuagint version of Isaiah 7,14. All the other old MSS have kalesousin here.
1,24. egerqeiV. the TR has diegerqeiV "being raised," according to D L W and most cursives. We read egerqeiV "having risen" with Lach. Tisch. Treg. Alf. West. Nest. UBS., according to S B C* Z and a few cursives. The difference in meaning is very slight, but the compound form is somewhat more passive and emphatic in sense. Scribes may have substituted the stronger expression, as with paradeigmatisai in verse 19. But on the other hand scribes may have substituted the more common and simple form of this verb (see 2,14) for the less common compound form.
1,25. uion. TR adds authV ton prwtotokon "her firstborn" after uion, according to C D L W, most cursives, some Old Latin MSS, the Vulgate, and the Peshitta Syriac. We omit it with Lach. Tisch. Treg. Alf. West. Nest. UBS., according to S B Z and some cursives, some Old Latin MSS, the Old Syriac, and the Coptic versions. Probably scribes inserted the words from the parallel in Luca 2,7.
Trên đây chỉ là một ví dụ cho biết về apparat critique. Trong các Kinh thánh Cựu ước hoặc Tân ước bằng tiếng Do thái hay Hy lạp, ở phần duớc bản văn có phần ghi chép các khác biệt trong các bản thảo hiện có. Các chữ in đậm chính là mã số của các bản thảo có được.[99] Phần phê phán bản văn này được làm bởi nhà xuất bản tiếng Anh, in ra bản Kinh thánh tiếng Hy lạp.
Chú thích:
[93] Valérie DUVAL-POUJOL, "deuxième clé : L’allégorie et la typologie", http://www.relation-aide.com/art_description.php?id=329&cat=25, tham khảo ngày 25/03/2015
[94] L’Interprétation de la Bible..., tr. 93.
[95] Guillemette Pierre et Brisebois Mireille, Introduction aux méthodes historico-critiques, Montréal, La Corporation des Editions Fides, 1987, tr. 15-88.
[96] La méthode historico-critique - au singulier - est pafois utilisée dans un sens très large et elle englobe alors toutes les méthodes qui s'intéressent à la critique bibilique. Une telle expression est contraire à la vérité (...) En réalité, parler de "la méthode historico-critique" fait référence à une manière de travailler qui s'est développée au XIXème siècle et qui a été explicitée et corrigée au XXème siècle. Il n'y a jamais eu une seule façon d'analyser les textes. C'est pourquoi il est préférable de parler des méthodes historico-critiques, puisqu'il y a vraiment pluralité de méthodes. Les méthodes historico-critiques comportent donc, comme nous venons de le voir, plusieurs méthodes qui dépendent plus ou moins les unes des autres et dont la combinaison globale ou l'agencement est loin de faire l'unanimité. (Phương pháp phê phán sử quan - số ít - đôi khi được dùng trong một ý nghĩa rất rộng và bao gồm tất cả các phương pháp liên quan đến việc bình giải Kinh thánh. Một lối nói như thế đi ngược lại với sự thật (...) Thực ra, khi nói ‘phương pháp phê phán sử quan’ là đưa dẫn đến cách thức làm việc được phát triển vào thế kỷ 19 và được giải thích và sửa chửa vào thế kỷ XX. Không bao giờ có một cách duy nhất phân tích các bản văn, vì có nhiều phương pháp. Vậy phương pháp phê phán sử quan theo số nhiều tụ hợp, như chúng ta vừa mới thấy, nhiếi phương pháp lệ thuộc với nhau và tổng thể hay sự sắp xếp thì còn xa với chấp nhận đồng thuận). Guillemette Pierre et Brisebois Mireille, Introduction aux méthodes historico-critiques, Montréal, La Corporation des Editions Fides, 1987.
[97] Với phương pháp này, các nhà chú giải Kinh thánh thời đó có thể đối đầu với những thách thức của triết học Ánh Sáng (philosophie des Lumières), khoa học nhân văn, sự tiến bộ của khoa học, đặc biệt là khoa khảo cổ học. Những người trong nhóm này luôn nêu lên những mâu thuẩn trong Kinh thánh để chối bỏ và phản bác.
[98] Một cách thông thường, các đoạn văn đã được chia và phân định, sẳn bởi các nhà dịch thuật và nhà xuất bản ,và họ cũng cho nó một tiêu đề. Nhưng người chú giải, phải kiễm chứng lại theo phương pháp của mình, vì dịch thuật đã là diễn giải rồi.
[99] Chúng ta có thể vào một website sau đây để thấy được danh sách tên các bản thảo được mã hóa và sắp trong các bảng trình bày khác nhau : http://apv.org/system/files/articles_pdf/les_manuscrits_de_la_bible_0.pdf, tham khảo ngày 08/05/2015.
---Còn tiếp---