Ngày tháng: 21/12/2024
Đang truy cập: 58

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH THÁNH - Phần 17/35 - Lm. Phaolô Ngô Đình Sĩ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH THÁNH - Phần 17/35

Lm. Phaolô Ngô Đình Sĩ

--------------------------------

IV. CÁC NGÔN SỨ

Phần chính cuối cùng của Kinh thánh là những cuốn sách ngôn sứ. Tất cả các ngôn sứ Ít-ra-en đã không để lại một cuốn sách. Một ngôn sứ quan trọng như Ê-li chỉ được biết đến qua các sách các vị Vua.

Ngôn sứ là người được Thiên Chúa sai đến để thay mặt Chúa làm "môi miệng của Chúa", nói với dân (x. Gr 15,19). Sứ mạng của các vị này là vạch cho dân thấy lỗi lầm của họ, kêu gọi họ quay về trung thành với giao ước, khuyên bảo, răn đe, loan báo hình phạt và ơn cứu độ. Có trường hợp chính các vị ấy viết lại, hoặc đọc cho môn đệ viết (x. Gr 36,1-4) những lời đã rao giảng, nhưng phần nhiều là do các môn đệ ghi chép, sưu tập những lời các vị ấy đã rao giảng.

Do đó các sách thường có một lịch sử biên soạn phức tạp. Sau sách Torah (Ngũ Thư) thì sách Ngôn Sứ là phần quan trọng nhất, bởi vì các ngôn sứ thường vạch cho Dân Chúa thấy trong thực tế họ đã vi phạm giao ước như thế nào và chỉ đường vạch lối cho họ biết sống thế nào cho đúng là Dân của Thiên Chúa. Các ngôn sứ loan báo sự trừng phạt tội lỗi và lời hứa ban ơn cứu độ. Các lời hứa này thường đưa vào một viễn tượng lớn hơn, xa hơn của kế hoạch cứu độ phổ quát trong Ðức Giê-su Ki-tô. Do đó sách Ngôn Sứ được Chúa Giê-su và các Tông Ðồ sử dụng nhiều nhất để giải thích mầu nhiệm Chúa Giê-su Ki-tô, Giao Ước mới và Dân mới của Thiên Chúa. Sách Ngôn Sứ luôn có tính hiện đại, vì các ngôn sứ phân tích và dạy dỗ về mối tương quan với Thiên Chúa và với nhau trong cuộc sống hàng ngày.

Chức năng của ngôn sứ đã được biết đến trong các tôn giáo khác (các ngôn sứ của thần Baan: 1 V 18). Ở Ít-ra-en, ngôn sứ là một thể chế được công nhận - mặc dù các ngôn sứ không phải lúc nào cũng nói về Thiên Chúa (1 V 22,5-12). Những ngôn sứ này ở trong một trường phái (1 Sm 10,5; 19,20). Ví dụ trong 1 Vua 22 mô tả các phản kháng của A-mốt, những người tự cho mình là "ngôn sứ hay con cái của ngôn sứ”(7,14) và sự lên án của Giê-rê-mi (6,13-14) và Ê-dê-ki-en (13) dành cho các ngôn sứ giả cho thấy những ngôn sứ "chuyên nghiệp”này quan tâm đến lợi ích của họ nhiều hơn Lời Chúa. Các ngôn sứ vĩ đại đã để lại cho chúng ta những thông điệp truyền linh hứng là những cá nhân độc lập hơn, mà Thiên Chúa đã đích thân kêu gọi để truyền đạt Lời của Ngài: những ví dụ ngôn sứ I-sa-i-a (ch. 6), Giê-rê-mi (ch. 1), Ê-dê-ki-en (ch. 1 và 2) hoặc A-mốt (ch. 7) cho thấy rõ điều này. Nếu những người như vậy là ngôn sứ, không phải là do sự lựa chọn, mà bởi vì họ bị ràng buộc bởi Thiên Chúa: A-mốt 3, 8; Giê-rê-mi 20,7-10. Chúa đặt lời nói của Ngài vào miệng họ: Đnl 15,15; Giê-rê-mi 1:,9; Ê-dê-ki-ên 3,1.

Thông điệp của các ngôn sứ trong Kinh Thánh rất phong phú và đa dạng. Nhưng chúng ta có thể nhận ra hai nhiệm vụ chính:

a) Bày tỏ thánh ý Thiên Chúa - và sự bất trung của Ít-ra-en. Họ tố cáo sự thờ hình tượng, sự giả hình tôn giáo, sự thờ phượng bị cắt đứt khỏi cuộc sống thực, bất công xã hội, sự tự tin vào giàu có và sức mạnh khí giới. Mi-khê tóm tắt những gì Đức Chúa Trời yêu cầu, "rằng bạn làm điều công chính, rằng bạn yêu thương xót và bước đi khiêm nhường với Thiên Chúa của bạn” (6,8).

b) Thông báo những gì Thiên Chúa sẽ làm trong tương lai. Những dự đoán này thường liên quan đến tương lai trước mắt. Họ có hình thức cảnh báo và kêu gọi ăn năn: nếu bạn không hoán cải, Chúa sẽ hành động theo cách như vậy. Thiên Chúa cho phép các ngôn sứ đọc các sự kiện trong thời đại của mình và để khuyên các vị vua hoặc người dân. Những lời ngôn sứ khác hình dung một tương lai xa hơn. Thiên Chúa mặc khải qua các ngôn sứ của Ngài làm thế nào đẻ Ngài thực hiện chương trình của Ngài: chẳng hạn, thông báo Giao ước mới (Giê-rê-mi 31) hoặc sự đau khổ của Đấng Mê-si-a (Is 53).

Các ngôn sứ có tên gắn liền với một cuốn sách của Kinh Thánh đôi khi được gọi là "các nhà văn ngôn sứ". Trong thực tế, thông điệp của họ thường được gửi bằng miệng. Giê-rê-mi 29 và 36 là trường hợp ngoại lệ. Lời của các vị ngôn sứ thường ở dạng những bài thơ ngắn (còn được gọi là "lời ngôn sứ"). Những thông điệp này sau đó được đưa vào bằng văn bản, hoặc bởi chính nhà ngôn sứ hoặc bởi một trong những môn đệ của ông (Barúc cho Giê-rê-mi 36,4), sau đó tập hợp lại để tạo thành một cuốn sách. Điều đôi khi gây khó khăn cho chúng ta khi đọc những cuốn sách ngôn sứ là những nhà ngôn sứ này không theo một trật tự logic. Chúng tôi di chuyển nhanh chóng từ chủ đề này sang chủ đề khác. Bạn phải cố gắng đặt từng lời sấm vào bối cảnh - và không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Không thể nghiên cứu chi tiết các sách ngôn sứ. Ở đây chúng ta chỉ có thể đặt ra từng nhà ngôn sứ trong lịch sử, chỉ ra những đặc thù của cuốn sách của ông và tóm tắt ngắn gọn thông điệp của ông.

Trong Sách Thánh của chúng ta có mười sáu sách Ngôn Sứ, gồm bốn ngôn sứ "lớn”và mười hai ngôn sứ "nhỏ". Nói "lớn", "nhỏ”ở đây là theo độ lớn, nhỏ của cuốn sách.

1. I-sai-a

Là cuốn lớn thứ nhất. Sách này gồm ba phần thuộc ba thời kỳ khác nhau:

      1) 1-39 gọi là I-sai-a đệ nhất, vị ngôn sứ rao giảng ở xứ Giu-đa vào thế kỷ VIII trước CN. Một vài chương của thời kỳ sau được chen vào đây (24-27 và 34-35).

      2) 40-55 gọi là sách An Ủi, tức I-sai-a đệ nhị. Công trình của một ngôn sứ thời lưu đày, loan báo niềm hy vọng cứu độ và sứ mạng mới của Dân Chúa.

      3) 56-66 gọi là I-sai-a đệ tam, có lẽ là một bộ sưu tập lời rao giảng của nhiều vị ngôn sứ trong thời kỳ từ lúc xây xong đền thờ mới (515 trước CN) cho đến 445 trước CN. Khi Nơ-khe-mi-a hoàn tất việc trùng tu tường thành, dân chúng chán nản vì thấy đền thờ mới quá khiêm tốn, đời sống kinh tế chẳng khá gì, đời sống đạo đức cũng chẳng hơn xưa: vẫn đầy áp bức bóc lột, thối nát. Các ngôn sứ củng cố niềm tin của cộng đồng Do-thái hồi hương.

 2. Giê-rê-mi-a

Chép lời rao giảng và tiểu sử của Giê-rê-mi-a, vị ngôn sứ hoạt động một thế kỷ sau I-sai-a đệ nhất, vào thời kỳ xứ Giu-đa sắp bị diệt vong. Ông đã phải chứng kiến cảnh Giê-ru-sa-lem thất thủ, vua, quan, tư tế và dân bị lưu đày sang Ba-by-lon. Cuộc đời và lời rao giảng của ông mang trọn nỗi bi đát của thời đại.

3. Ai ca

Sách Thánh bằng tiếng Híp-ri xếp Ai ca vào bộ "năm cuốn”để đọc vào các dịp lễ lớn: sách Ai ca dành cho ngày kỷ niệm đền thờ bị phá hủy (ngày chín tháng Áp). Hl và Lt đặt sau sách Giê-rê-mi-a với tựa đề gán quyền tác giả cho ngôn sứ Giê-rê-mi-a. Nhưng phân tích văn chương và tư tưởng cho thấy nó không thể là tác phẩm của vị ngôn sứ này. Tác phẩm gồm ba bài theo thể "điếu tang”(ch. 1,2 và 4), một bài than khóc cá nhân (ch.3) và một bài than khóc tập thể (ch.5: Lt đề là "Lời cầu xin của Giê-rê-mi-a"). Ðây là những lời than khóc cho cảnh hoang tàn và bi đát của thành Giê-ru-sa-lem và dân cư sau biến cố thảm khốc năm 587 trước CN. Chính lòng trông cậy kiên vững vào Thiên Chúa trong nỗi đau tuyệt vọng của con người làm nên giá trị bất hủ của những bản ai ca này. Hội Thánh đọc sách này trong Tuần Thánh để nhớ biến cố bi đát trên Núi Sọ.

 4. Ba-rúc

Sách này không có trong Hr, chỉ có trong Hl (đặt sau sách Giê-rê-mi-a) và trong Pt Lt (đặt sau Ai ca). Sách được mạo xưng là của Ba-rúc, người thư ký của ngôn sứ Giê-rê-mi-a. Thực ra đây là công trình biên soạn hay sưu tập của một tác giả ở thế kỷ II trước CN (có người cho là thế kỷ I trước CN) với một nội dung phức hợp. Pt Lt gắn "thư của Giê-rê-mi-a vào cuối sách Ba-rúc, còn Hl tách riêng, đặt sau sách Ai ca. Sách nhỏ này cho chúng ta biết về đời sống tôn giáo của người Do-thái ở các cộng đồng hải ngoại và ảnh hưởng mạnh mẽ của ngôn sứ Giê-rê-mi-a đối với dân Do-thái sau biến cố năm 587 trước CN.

 5. Ê-dê-ki-en

Chép lời rao giảng và cuộc sống của Ê-dê-ki-en, vị ngôn sứ của thời lưu đày. Ông thuộc hàng tư tế bị phát lưu ngay đợt đầu (597 trước CN). Từ Ba-by-lon, ông theo dõi và giải thích những gì đang xảy ra tại Giê-ru-sa-lem. Sau khi Giê-ru-sa-lem thất thủ, một đám dân lưu đày mới được dẫn về Ba-by-lon. Hoạt động rao giảng của ông nhằm giúp những người lưu đày hiểu biết về hiện tại của mình và giữ vững niềm hy vọng ở tương lai.

6. Ða-ni-en

Thực chất là một cuốn sách thuộc thể loại "khải huyền", mạo xưng là của một nhân vật thời lưu đày. Sách được viết vào thời kỳ An-ti-ô-khô Ê-pi-pha-nê bách hại (167-164), trước khi cuộc nổi dậy của anh em Ma-ca-bê thành công. Mục đích nhằm an ủi, khích lệ Dân Chúa giữ vững niềm tin trong cơn thử thách.

7. Hô-sê

Chép lời rao giảng của một ngôn sứ đồng thời với A-mốt tại phía bắc. Bản văn tiếng Híp-ri của sách này là một trong những bản văn được lưu truyền tồi nhất trong Cựu Ước. Cuộc đời và lời rao giảng của Hô-sê vừa bi đát vừa trữ tình. Ông sống nỗi bi đát của tình vợ chồng bị phản bội để làm chứng về tình yêu của Thiên Chúa bị phản bội. Trào lưu đệ nhị luật và các ngôn sứ Giê-rê-mi-a, Ê-dê-ki-en, I-sai-a đệ nhị chịu ảnh hưởng của ông rất nhiều trong cách nói về tình yêu Thiên Chúa và Giao Ước Mới với "luật khắc trong tim".

8. Giô-en

Là sách được biên soạn vào khoảng năm 400 trước CN. Hai chương đầu mô tả tai họa và công bố lời hứa giải thoát. Hai chương sau theo thể loại khải huyền, loan báo cuộc phán xét và kỷ nguyên mới. Lời hứa tuôn đổ Thần Khí được sách Công vụ trích dẫn và ứng dụng vào biến cố ngày lễ Ngũ Tuần (2,16-21).

9. A-mốt

Vị ngôn sứ này rao giảng ở vương quốc phía bắc vào thời Gia-róp-am II (783-743). Là một nông dân thuần tuý nên lời lẽ của ông thường đơn sơ nhưng rất mạnh mẽ.

10. Ô-va-đi-a

Là sách ngắn nhất của Cựu Ước nhưng lại có nhiều vấn đề phức tạp. Các nhà nghiên cứu chưa xác định nổi thời đại: các ý kiến đi từ thế kỷ IX trước CN tới thời kỳ đế quốc Hy-lạp. Sách phản ánh một chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đề cao sự công thẳng khủng khiếp và quyền năng của Thiên Chúa là Ðấng bênh vực công lý.

11. Giô-na

Là một dụ ngôn dài khoác lên vai một nhân vật được nói đến ở 2 V 14,25. Sách được viết vào thế kỷ V. Câu chuyện đầy châm biếm nhằm phản bác quan điểm dân tộc cực đoan, cục bộ và rao giảng một quan niệm phổ quát về ơn cứu độ.

12. Mi-kha

Sách này chép lời rao giảng của ngôn sứ Mi-kha người vùng Mô-rê-sét (gần Khép-rôn). Ðừng lộn tên vị ngôn sứ này với ông Mi-kha con ông Gim-la thời vua A-kháp (x. 1V 22). Ông rao giảng ở vương quốc phía nam, từ khi vương quốc phía bắc bị diệt (721) với cuộc xâm lăng của Xan-khê-ríp (701). Ông cũng là nông dân thuần tuý nên lời văn mộc mạc và mạnh mẽ giống A-mốt.

13. Na-khum

Ngôn sứ này hoạt động ở Giu-đa vào thời kỳ đế quốc Át-sua đang đến hồi suy tàn và thủ đô Ni-ni-vê sắp thất thủ (612). Ông kết tội vua xứ Át-sua là kẻ xâm lược áp bức và loan báo ơn cứu độ cho Giu-đa.

14. Kha-ba-cúc

Rao giảng cùng thời với Giê-rê-mi-a, trong khi xứ Giu-đa bị dân Can-đê đe dọa. Ông chất vấn Chúa vì Chúa để cho một dân hung ác đe dọa Dân Chúa cùng chư dân, và được Chúa trả lời: "Người công chính sẽ được sống nhờ lòng trung tín". Rồi ông nguyền rủa kẻ áp bức người khác và cuối cùng ca tụng quyền năng Thiên Chúa.

 15. Xô-phô-ni-a

Ngôn sứ này hoạt động ở phía nam thời vương quốc Giô-si-a (640-630), trước cuộc phục hưng tôn giáo mà vua này sẽ phát động. Tân Ước trích dẫn sách này một lần (Mt 13,41). Cách ông mô tả "Ngày của Ðức Chúa”ảnh hưởng tới ngôn sứ Giô-en và bài ca "Dies irae”thời trung cổ.

 16. Khác-gai

Rao giảng sau thời lưu đày. Ông cổ võ việc xây lại đền thờ.

17. Da-ca-ri-a

Sách này gồm hai phần thuộc hai thời kỳ khác nhau:

      1) 1-8 thuộc thời kỳ tái thiết và phục hưng, cổ võ việc khôi phục đạo đức;

      2) 9-14 thuộc thời kỳ cuối thế kỷ IV trước CN, lúc đế quốc Hy-lạp mới bành trướng. Có người còn chia phần này làm hai: 9-11 và 12-14. Tầm quan trọng của phần 9-14 là do giáo huấn về Ðấng Mê-si-a, được Chúa Giê-su và các sách Tân Ước trích dẫn nhiều.

 18. Ma-la-khi

Rao giảng sau khi đền thờ được xây lại năm 515, kêu gọi hàng tư tế và dân thanh tẩy mọi tội lỗi để thờ phượng Chúa cho phải đạo.

-----------------------------

---Còn tiếp---

zalo
zalo