Ngày tháng: 21/01/2025
Đang truy cập: 236

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH THÁNH - Phần 3/35 - Lm. Phaolô Ngô Đình Sĩ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH THÁNH - Phần 3/35

Lm. Phaolô Ngô Đình Sĩ

--------------------------------

VẤN ĐỀ TRUYỀN TẢI, QUY ĐIỂN, VÀ THỜI GIAN GIỮA HAI "GIAO ƯỚC”(CỰU ƯỚC VÀ TÂN ƯỚC)

I. CÁCH MẠNG IN ẤN VÀO THẾ KỶ THỨ 15

Trước đó, người ta đã khắc những dòng chữ nhỏ trên các khối gỗ khác nhau để in trên giấy, nhưng công việc này thô thiển và chậm. Gutenberg đã có ý tưởng phát minh ra các chữ di động: chỉ cần thực hiện một số lượng lớn các chữ cái bằng chì, sau đó kết nối sắp xếp một cách thủ công để in. Phải mất 12 giờ để chuẩn bị một khuôn sắp xếp các chữ thành một bản văn và cần 1 giờ để in ra 10 phiên bản. Các chữ đầu hàng hay đầu phân đoạn được để trống để vẽ bằng tay. Gutenberg[1] muốn tác phẩm của mình trội vượt hơn các bản thảo thư pháp.

Năm 1456, cuốn sách đầu tiên được xuất bản theo kỹ thuật in mới là cuốn Kinh thánh: bản Vulgata, Kinh thánh tiếng La tinh, với 42 dòng chữ trên mỗi trang và được in thành 2 tập. Kinh thánh tiếng la tinh (Vulgata) được in thành 150 phiên bản và hiện nay chúng ta còn giữ lại được 45 bản.

Sau đó, các xưởng in ấn phát triển mạnh mẽ và việc sử dụng các ký tự nhỏ hơn đem lại việc xuất bản Kinh Thánh thành 1 tập. Để có tên tuổi, các nhà xuất bản có những tổ chức sắp xếp bản văn đánh dấu phong cách riêng của họ: Kinh thánh minh họa, với chú giải, vv.

Với phong trào giáo hội Cải cách (Tin lành) (thế kỷ XVI-XVII), chúng ta đã có 70.000 cuốn Kinh thánh (Cựu và Tân Ước) được in và 100.000 bản Tân Ước. Mỗi lần xuất bản, chỉ có 300 bản. Chi phí của một phiên bản là 2500 quan pháp hồi đó (1 franc [quan] = 1 Livre 3 Deniers = 4,5 gr bạc nguyên chất = 290,3225 mg vàng tinh ròng).

Phát minh này cách mạng hóa việc truyền tải bản văn với số lượng và đảm bảo tính trung thực.

1. So sánh với các tác phẩm cổ đại khác

Tác phẩm

Platon

Xê-da:

Chiến tranh ở Gô-loi

Tân Ước

Soạn thảo

427-347 tr.CN

58-50 tr. CN

400-100 sau CN

Bản thảo cổ nhất

900 sau CN

900 năm sau CN.

Các mảng năm 125 sau CN

Bản văn hoàn toàn 350 sau CN

Khoảng cách giữa thời gian soạn thảo cũ nhất

Số lượng bản thảo

1200 năm

 

7

950 năm

 

9-10

Các mảng: 70 năm

Bản văn hoàn thành : 280 năm

5000 tiếng Hy-Lạp

10000 tiếng Latin

 

2. Niên biểu hình  thành Cựu ước

3 nhóm sách theo quy điển Do Thái

Tên sách

Tác giả theo truyền thống

(ở trong ngoặc đơn, có thể là tác giả thật)

Niên biểu (khoảng)

Quan sát

TORAH

(Ngũ thư)

 

Sáng thế

Mô-sê

1450 - 1400

Các sách CƯ đến sau đã nhắc dến nhóm sách này như một bộ đã hình thành và nhất quán (Gs 1/5-8; II Sb34/14; I V 14/16; II V 23/2; Nkm 8/1 , 3,18) chứng tỏ tính cổ xưa của Ngũ thư.

Xuất hành

Mô-sê

1450 - 1400

Lê-vi

Mô-sê

1450 - 1400

Dân số

Mô-sê

1450 - 1400

Đệ Nhị Luật

Mô-sê

1450 - 1400

NEBIIM

(Ngôn sứ)

Ngôn sứ tiền

Giô-suê

Giô-suê

1370 (kh.)

Trong thời lưu đày, người ta biết đến các sách này.

Thủ lãnh

(Sa-mu-en?)

1050 (kh.)

1 và 2 Samuen

(Sa-mu-en, Sa-un, Đa-vít )

1030 - 950 (kh.)

 

1 và 2 Vua

(Giê-rê-mi-a?)

kh. 600

Ngôn sứ hậu

I-sai-a

Esaïe

740 - 680

Ê-dê-ki-en, Khác gai, Da-ca-ri-a và Ma-la-khi được đưa vào quy điển sau khi người Do Thái trở về từ lưu đày ở Ba-by-lon.

Giê-rê-mi-a

Giê-rê-mi-a

625 - 580

Ê-dê-ki-en

Ê-dê-ki-en

kh. 590

Hô-sê

Hô-sê

760 - 710

Giô-en

Giô-en

giữa 850 và 700?

A-mốt

A-mốt

780 - 755

Ô-va-đi-a

Ô-va-đi-a

585

Giô-na

Giô-na

800

Mi-kha

Mi-kha

740

Na-khum

Na-khum

700 - 615

Kha-ba-cúc

Kha-ba-cúc

627 - 586

Xô-phô-ni-a

Xô-phô-ni-a

630 - 620

Khác gai

Khác gai

520

Da-ca-ri-a

Da-ca-ri-a

520 - 518

Ma-la-khi

Ma-la-khi

450 - 400

KETUBIM

(Các văn bản hay bản văn thánh)

Sách thơ văn

Thánh vịnh

(Ét-ra thu thập?)

Đa-vít và các tác giả khác

1050 và sau đó

Các sách này đã được đưa vào thư quy muộn sau này, sau khi trở về từ lưu đày. Các sách là một phần rõ ràng tại thời điểm chuyển dịch qua bản LXX.

Châm ngôn

Sa-lô-mon, Agur, Lemuel

950 - 900

Gióp

Vô danh

Không chắc

MEGUILLOTH (5 cuộn sách)

Diễm ca

(Sa-lô-mon)

950

Rút

(Sa-mu-en?)

1050 (kh.)

Ai-ca

Giê-rê-mi-a

586

Giảng viên

Sa-lô-mon

950

Ét-te

(Mardochée?)

460

Sách lịch sử

Da-ni-en

Da-ni-en

590 - 535

Ét-ra và Nơ-khê-mi-a

Ét-ra

538 - 480

1 và 2 Sử biên niên

(Ét-ra

kh. 500

------------------------------

Chú thích:

[1] Johannes Gutenberg (khoảng năm 1389– 3 tháng 2 năm 1468), là một công nhân đồng thời là một nhà phát minh người Đức. Ông trở nên nổi tiếng vì phát minh ra phương pháp in dấu vào năm những năm 1450.

Gutenberg sinh ở Mainz, nước Đức. Ông là con trai của một thương gia tên là Friele Gensfleisch zur Laden. Người cha của Gutenberg đã lấy "zum Gutenberg" là nơi họ đã sống lúc đó để đặt tên cho ông.

Gutenberg đã phát minh ra một loại hợp kim dùng cho việc in ấn; mực; và cách cố định chữ in (chữ kim loại) rất chính xác; và một loại máy in mới. Nhiều người cho rằng Gutenberg đã phát minh ra loại bản in mẫu trượt ở châu Âu, nhưng thực ra nó đã được phát minh ra ở Triều Tiên trước đó.

Trước khi kiểu mẫu trượt ra đời người ta dùng phương pháp in khối, các thợ in đã in cả trang từ một bản bằng kim loại hoặc gỗ. Với loại in trượt, người thợ in làm các chữ (A, B, C...) từ một miếng kim loại hoặc gỗ có thể sử dụng lại nhiều lần trong các từ khác nhau. Việc kết hợp chúng với nhau trong các phát minh của Gutenberg làm việc in được thực hiện nhanh chóng. Trong thời kỳ Phục HưngChâu âu, đã có sự bùng nổ thông tin trong một khoảng thời gian ngắn. Người ta đã in ra rất nhiều những quyển sách mới.

Gutenberg đã bắt đầu công sử dụng phương pháp in này từ tháng 2 năm 1455 nhưng ông không phải là người có đầu óc kinh doanh và ông đã không nhận được nhiều tiền từ hệ thống in của ông. Ông có vấn đề với pháp luật và đã bị mất máy in vào người đồng nghiệp, Johann Fust. Gutenberg chết năm 1468.

Johannes Gutenberg không phải là người thành công trong cuộc sống nhưng các phát minh của ông vô cùng quan trọng. Khi phương pháp in hiện đại của ông ra đời tạo nên sự nhảy vọt về phát triển thông tin ở châu Âu, góp phần làm cho khu vực này phát triển nhanh hơn về khoa học kỹ thuật.

---Còn tiếp---

 

zalo
zalo