LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH THÁNH - Phần 30/35
Lm. Phaolô Ngô Đình Sĩ
--------------------------------
II. - SỰ TẠO DỤNG VŨ TRỤ
1. Sáng thế 1
11Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất... 3Thiên Chúa phán: “Phải có ánh sáng.”Liền có ánh sáng... 6Thiên Chúa phán: “Phải có một cái vòm ở giữa khối nước, để phân rẽ nước với nước.”...
9Thiên Chúa phán: “Nước phía dưới trời phải tụ lại một nơi, để chỗ cạn lộ ra.”...
11Thiên Chúa phán: “Đất phải sinh thảo mộc xanh tươi, cỏ mang hạt giống, và cây trên mặt đất có trái, ra trái tuỳ theo loại, trong có hạt giống.”...
14Thiên Chúa phán: “Phải có những vầng sáng trên vòm trời, để phân rẽ ngày với đêm, để làm dấu chỉ xác định các đại lễ, ngày và năm... 20Thiên Chúa phán: “Nước phải sinh ra đầy dẫy những sinh vật lúc nhúc, và loài chim phải bay lượn trên mặt đất, dưới vòm trời.”... 24Thiên Chúa phán: “Đất phải sinh ra các sinh vật tuỳ theo loại: gia súc, loài bò sát và dã thú tuỳ theo loại.”...
26Thiên Chúa phán: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, ... ”27Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình...
Những câu thấy trong chương đầu tiên của Sáng thế, được giải thích bởi lời mở đầu của Tin mừng theo thánh Gioan:
2. Ga 1,1-18
"11Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. 2Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. 3Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành 4ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại. 5Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng. 6Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gio-an. 7Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. 8Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng. 9Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người. 10Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. 11Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. 12Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa. 13Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa. 14Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật. 15Ông Gio-an làm chứng về Người, ông tuyên bố: "Đây là Đấng mà tôi đã nói: Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi.”16Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác. 17Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê, còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có. 18Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết ".
Tân Ước (Gioan) giải thích Cựu ước (Sáng thế). Bất cứ khi nào Chúa nói (Chúa nói: ...), đó là Chúa Giêsu đang làm việc, vì Chúa Giêsu là lời của Thiên Chúa. Chúa Giêsu Kitô đã có mặt trong sự sáng tạo của vũ trụ, Ngài là nguồn gốc của sự sáng tạo này và sự sáng tạo này là dành cho Ngài. (Cô-lô-sê 1,16).
3. Sự tạo dựng và sự tạo dựng mới do Thánh ý Thiên Chúa và Lời của Ngài
Chúa Kitô đã can thiệp trong sự sáng tạo. Ngài tiếp tục hành động trong sáng tạo mới. 33 đoạn văn Tân Ước trích dẫn Sáng thế 1 hoặc liên quan đến nó. Dưới đây là một số ví dụ quan trọng:
Hr 11,3 và Ga 1,1-3 nhắc đến Sáng thế 1,1
St 1,1: Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất . | Hr 11,3: Nhờ đức tin, chúng ta hiểu rằng vũ trụ đã được hình thành bởi lời của Thiên Chúa; vì thế, những cái hữu hình là do những cái vô hình mà có. |
Ga 1,1-3: 1Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. 2Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. 3Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành |
2 Pr 3,5 nhắc đến St 1,3. 6 và 9
St 1,3. 6. 9: 3Thiên Chúa phán: “Phải có ánh sáng.”Liền có ánh sáng. 6Thiên Chúa phán: “Phải có một cái vòm ở giữa khối nước, để phân rẽ nước với nước.” 9Thiên Chúa phán: “Nước phía dưới trời phải tụ lại một nơi, để chỗ cạn lộ ra.” Liền có như vậy. | 2 Pr 3,5: Thật vậy, họ không muốn biết rằng từ lâu đã có trời và đất, và đất từ nước mà ra và nhờ nước mà đứng vững do lời của Thiên Chúa. |
1 Tm 4,4 nhắc đến St 1,31
St 1,31:
31Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp! Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ sáu.
1 Tm 4,4:
Thật vậy, tất cả những gì Thiên Chúa tạo dựng đều tốt, và không có gì phải loại bỏ, nếu biết dùng trong tâm tình tri ân cảm tạ.
Tin mừng theo thánh Gio-an âm vọng Sáng thế 1
- Chúa Giê-su Ki-tô là Lời Thiên Chúa
Gio-an xác định Chúa Giêsu Kitô là Lời Thiên Chúa nhờ đó mọi việc đã được thực hiện. Chúa Kitô đã ở đó ngay từ đầu, ngay cả trước khi bắt đầu sáng tạo. Ngài là một với Thiên Chúa, Ngài là Đấng Tạo Hóa chủ quyền.
- Hình ảnh Thiên Chúa, trưởng tử của mọi tạo vật, Đấng sáng tạo của Thiên Chúa, Cl 1,15-17:
15Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thụ tạo,
16vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng
nhờ Người và cho Người.
17Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người.
Hai danh hiệu của Chúa Giêsu Kitô đưa ra một viễn cảnh quan hệ giữa sự sáng tạo và sự cứu chuộc.
* Là hình ảnh Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô là mối liên kết giữa Đấng sáng tạo và thụ tạo.
* Khi kết hợp với Đấng sáng tạo, Ngài mặc khải Thiên Chúa cho loài thụ tạo.
- Trưởng tử nghĩa là tiền hiện hữu và không phải là tạo vật
Trưởng tử không có nghĩa là Chúa Giêsu là một sinh vật hay thấp kém hơn Thiên Chúa. Đó là một diễn đạt của người Do Thái ngụ ý về tiền hiện hữu.
- Phục hồi hình ảnh Thiên Chúa trong con người
Vì Chúa Giêsu Kitô là hình ảnh Thiên Chúa, nên Kitô hữu được kêu gọi phải phù hợp với Chúa Kitô. Sự thống trị duy nhất trên người Kitô hữu là thẩm quyền Chúa Kitô; trong hình thức một tôi tớ khiêm tốn.
- Đức Ki-tô, nguyên tố sáng tạo của Thiên Chúa
Cl 1,16:
16vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng
nhờ Người và cho Người.
Chúa Kitô là tác nhân hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa, khung quy chiếu cho sự sáng tạo. Tất cả mọi thứ được tạo dựng bởi Ngài, và trong Ngài, có nghĩa là, quy chiếu đến Ngài hoặc liên quan đến Ngài.
- Nguồn gốc vũ trụ trong Đức Ki-tô, để tôn vinh Đức Ki-tô
Cl 1,17-18:
“17Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người .
18Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh; Người là khởi nguyên, là trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại, để trong mọi sự Người đứng hàng đầu."
Chúa Kitô không chỉ là nguồn gốc của vũ trụ. Ngài cũng là cùng đích.
Tất cả mọi thứ được tạo dựng cho Ngài, có nghĩa là, phải phục tùng Ngài và tôn vinh Ngài. Mọi sự hiện hữu trong Ngài (câu 17).
Động từ quá khứ hoàn thành của Hy Lạp diễn tả một hoạt động tiếp tục. Tất cả mọi sự tiếp tục và giữ vững kết nối với nhau trong Chúa Kitô. Ngài là nền tảng duy nhất của sự hiệp nhất của vũ trụ và cùng đích của nó.
- Đức Ki-tô là trung tâm của vũ trụ
* Trong uy quyền sáng tạo các phép lạ Ngài làm
Tầm quan trọng của Chúa Kitô trong sáng tạo ở trong quyền năng sáng tạo thể hiện trong các phép lạ của Ngài. Bệnh nhân được chữa lành, người chết được hồi sinh, những cơn bão lặng yên, cho thấy Ngài khôi phục lại trật tự và sự hài hòa trong cơ thể con người hoặc các hệ thống thiên nhiên bị xáo trộn.
* Trong giảng dạy của Ngài Mt 6,9-10:
9“Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này: “Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, 10triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Thiên Chúa, với một từ đơn giản, đã tạo ra vương quốc của mình trên trái đất. Do đó, chúng ta có thể tin tưởng Ngài vì Ngài chăm sóc chúng ta. Chúa Giêsu dạy trong Bài giảng trên núi rằng cha Ngài có chủ quyền và sẽ chăm sóc chúng ta.
* Ngài dạy chúng ta đặt niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng chăm sóc chúng ta Mt 6,25-26:
“25Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? 26Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao?"
- Đức Ki-tô là hình ảnh của vinh quang Thiên Chúa 2 Cr 4,6
6Quả thật, xưa Thiên Chúa đã phán: Ánh sáng hãy bừng lên từ nơi tối tăm! Người cũng làm cho ánh sáng chiếu soi lòng trí chúng tôi, để tỏ bày cho thiên hạ được biết vinh quang của Thiên Chúa rạng ngời trên gương mặt Đức Ki-tô.
Chúng ta có thể thiết lập song song giữa ánh sáng vinh quang của Thiên Chúa trên khuôn mặt của Chúa Kitô, ánh sáng tỏa sáng hôm nay trong tâm hồn chúng ta và ánh sáng chiếu rọi vào bóng tối trên đó Thánh thần Thiên Chúa bay lượn lúc sáng tạo (St 1,3).
Sự tạo dựng và sự tạo dựng mới trong Rm 8, 18-22
18Thật vậy, tôi nghĩ rằng: những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta. 19Muôn loài thụ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người. 20Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy 21là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang. 22Thật vậy, chúng ta biết rằng: cho đến bây giờ, muôn loài thụ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở
- Đau khổ của thiên nhiên, ước muốn kết thúc sự nô lệ
Phao-lô sử dụng một hình ảnh kỳ lạ: sự đau khổ của thiên nhiên khao khát với một ước mơ mãnh liệt về việc chấm dứt nô lệ (ràng buộc).
* Sự nô lệ của thiên nhiên thành "Phù phiếm”hoặc "phù vân", thiếu ý nghĩa, thiếu mục đích.
Gv 1,2: "Ông Cô-he-lét nói: “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân".
Rm 8,20: Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy.
Ngược lại với từ "telos”(cùng đích)", từ Hy-lạp "mataiôtès “(c. 20), có ý nghĩa là "phù phiếm”hoặc "phù vân", vô nghĩa và thiếu mục đích.
Kết hợp vói Giảng viên 1,2: "phù vân”chính là nô lệ cho vô nghĩa, thiếu cùng đích.
- Rên la và đau đớn lúc sinh con
Sáng tạo không có khả năng hoàn thành mục đích là hậu quả trực tiếp của rối loạn bắt đầu trong St 3,17: “Với con người, Chúa phán: “Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: ‘Ngươi đừng ăn’, nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra".
Người đặt sự sáng tạo vào tính phù vân, chính là Thiên Chúa
- Trách nhiệm nhân loại: thụ tạo bị tước đoạt vì bất tuân
Trách nhiệm của sự "phù phiếm”thuộc về nhân loại.
Sự bất tuân ngăn cản trật tự thiên nhiên hoàn thành mục đích. Thụ tạo bị tước đoạt sự hoàn thành đích thực khi con người vẫn không thể góp đích thực.
Thiên Chúa đặt sáng tạo dưới phù vân không loại trừ hy vọng Rm 8,20-21:
20Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy 21là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.
Tuy nhiên, Thiên Chúa đã cho con người một niềm hy vọng: chính sự sáng tạo sẽ được giải thoát khỏi sức mạnh hư mất khiến thụ tạo thành nô lệ để tiếp cận với tự do mà con cái Thiên Chúa sẽ biết trong vinh quang.
- Hòa giải với tất cả thụ tạo
Rm 8,22: “Thật vậy, chúng ta biết rằng: cho đến bây giờ, muôn loài thụ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở."
Nỗi khổ hiện tại của sáng tạo là "những tiếng rên rỉ và đau đớn khi sinh nở". Cuối cùng chúng sẽ nhường chỗ cho niềm vui và sự viên mãn.
Rm 8,23: "Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng: chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa."
Nhờ sự cứu chuộc, hòa giải của nhân loại không chỉ sẽ được thực hiện hay chuộc lại bởi chính Thiên Chúa, mà còn là sự hòa giải của toàn bộ trật tự tạo dựng. Chính sự sáng tạo, tham gia vào "tự do vinh quang”mà Phao-lô hình dung cho con cái của Thiên Chúa
Đức Ki-tô Đấng chủ quyền trên trật tự vũ trụ trong sách Khải huyền
- Đức Ki-tô, chứng nhân của sự sáng tạo mới: Kh 1,4-5
4Tôi là Gio-an kính gửi bảy Hội Thánh A-xi-a. Xin Đấng hiện có, đã có và đang đến, xin bảy thần khí hiện diện trước ngai của Người, 5xin Đức Giê-su Ki-tô là vị Chứng Nhân trung thành, là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết trỗi dậy, là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian, ban cho anh em ân sủng và bình an. Người đã yêu mến chúng ta và lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta
Đức Ki-tô Sáng tạo, Alpha và Omega
Kh 1,8: Đức Chúa là Thiên Chúa phán: “Ta là An-pha và Ô-me-ga, là Đấng hiện có, đã có và đang đến, là Đấng Toàn Năng.”
Chúa Kitô, Đấng Tạo Hóa, Alpha và Omega, khởi đầu và kết thúc, đầu tiên và cuối cùng (Khải Huyền 1,8) được Gio-an trích dẫn là nhân chứng trung thành (Khải Huyền 1,5) trong Kh 3,14:
"Hãy viết cho thiên thần của Hội Thánh Lao-đi-ki-a: Đây là lời của Đấng A-men, là Chứng Nhân trung thành và chân thật, là Khởi Nguyên của mọi loài Thiên Chúa tạo dựng."
Như nhân chứng của giao ước mới, lễ Ngũ tuần, trong Thánh Thần Thiên Chúa.
Như trong giao ước cũ trên núi ving quang núi Si-nai.
Như trong Thần trí vinh quang của Sáng thế 1,2: “Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước."
Hy vọng trong sách Khải huyền và sự Sáng tạo trong St 1,1
Trời mới và đất mới thay thế những trời đất đầu tiên (Khải huyền 21, 1a, St 1,1).
Kh 211Bấy giờ tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn nữa.
- Bóng tối (St), không còn biển (Khải huyền)
Đêm đen và bóng tối của St 1,2 phản chiếu trong Khải Huyền 21,1a: không có biển trong vũ trụ mới.
- Đổi mới sáng tạo trong toàn thể
Gio-an hứa hẹn một trời mới và đất mới, nghĩa là sự biến đổi và đổi mới của toàn bộ sự sáng tạo.
- Thành phố Thánh thiêng hòa giải con người và thiên nhiên
Kh 21,2-4: 2Và tôi thấy Thành Thánh là Giê-ru-sa-lem mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuốngt, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang. 3Rồi tôi nghe từ phía ngai có tiếng hô to: “Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ. 4Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất.”
Kh 21,1-2: Bấy giờ tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn nữa. 2Và tôi thấy Thành Thánh là Giê-ru-sa-lem mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuốngt, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang.
--------------------------
---Còn tiếp---