Ngày tháng: 22/12/2024
Đang truy cập: 153

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH THÁNH - Phần 31/35 Lm. Phaolô Ngô Đình Sĩ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH THÁNH - Phần 31/35

Lm. Phaolô Ngô Đình Sĩ

--------------------------------

 

III. KHÔN NGOAN

1. TÓM TẮT NHỮNG GÌ CHÚNG TA ĐÃ BIẾT

1. Khôn ngoan: nghệ thuật thành công cuộc sống

- Qua các sách khôn ngoan chúng ta vừa đọc, các hiền nhân đa dạng, trong các sách Châm ngôn, Gióp, Cô-he-lét, Ben Sira, tác giả sách Khôn ngoan của Sa-lô-môn, đều có ý muốn cho con dân tìm khôn ngoan trong cuộc sống, để sống và cũng để đón nhận những thử thách đau khổ có thể làm con người thất vọng. Mỗi người cố gắng đạt được từ những điều tối thiểu và đơn giản trong cuộc sống, như kỹ năng, hiểu biết, tư duy, lựa chọn, ứng xử trong xã hội, cách sống trong quốc gia và bổn phận đối với Thiên Chúa đến những tư duy sâu sắc trả lời cho những câu hỏi hiện sinh, trong tất cả các tình huống của cuộc sống.

- Để giúp đa số con người chỉ biết làm ăn sinh sống đời thường trong một xã hội, một tôn giáo và một dân tộc đặc biệt, dân tộc Thiên Chúa tuyển chọn, tìm thấy con đường an bình và hạnh phúc. Các hiền nhân thông minh, có năng khiếu quan sát, có óc suy luận và tìm tòi, ham thích đọc sách và du lịch, và nhất là trung thành với lề luật Thiên Chúa, đã ước muốn tìm ra những nguyên tắc cụ thể, những thước đo trong cuộc sống, những khuôn vàng thước ngọc và họ cũng có tài năng văn chương để truyền tải hiệu quả cho các môn sinh cũng như những người muốn nghe và đọc họ.

- Các hiền nhân không những là những người uyên bác, có đầu óc cầu tiến và lạc quan, nhưng còn là những văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ, học giả minh triết, thần học gia để có thể soạn trong các thể loại văn chương gần và hợp với quần chúng: Meshal, meshalim. Nhưng đặc biết nhất, họ là những con người khiêm tốn, biết giá trị và giới hạn con người và chính mình.

2. Các giới hạn của khôn ngoan nhân loại

- Nhận biết khiêm tốn cho chính mình, họ cũng ý thức về giới hạn của họ và của tất cả nhân loại. Tuy mọi người thông thái và khôn ngoan luôn tìm kiếm khôn ngoan ví như vàng ròng và những viên ngọc hiếm, họ cưng biết rằng hiện sinh con người là một mầu nhiệm thoát khỏi đôi mắt và trí óc nhỏ bé của họ. Và sự cao cả của họ, chính là dám nhận biết sự thật đáng sợ và dám nói: khôn ngoan nhân loại có tính cách căn rễ giới hạn. Giới hạn trong mọi mặt và mọi hoàn cảnh.

- Chúng ta hãy tự đánh giá những giới hạn đó qua các trích dẫn sau đây trong sách Châm Ngôn:

19,14Cửa nhà, tài sản là gia nghiệp của cha ông, còn người vợ khôn ngoan là do ĐỨC CHÚA.

21,31Chiến mã được chuẩn bị cho ngày giao tranh, nhưng thắng bại thuộc quyền ĐỨC CHÚA.

26,12 Nếu con gặp một kẻ tự cho mình là khôn, thì thà hy vọng vào đứa ngu còn hơn.

28,11Kẻ giàu có cứ tưởng mình khôn, nhưng người nghèo mà sáng suốt thì biết rõ kẻ ấy.

161Suy nghĩ lo toan là việc của con người, còn nói câu trả lời là do ĐỨC CHÚA.

2Con người cho lối sống của mình là trong sáng, nhưng ĐỨC CHÚA thấu suốt mọi tâm can.

19,21Lòng con người ấp ủ bao dự tính, duy kế hoạch của ĐỨC CHÚA mới trường tồn.

- Trong Ngôn Sứ Ê dê ki en:

28,5Vì ngươi rất khôn ngoan và có tài buôn bán, nên của cải ngươi đã tăng lên và ngươi sinh lòng

tự cao vì lắm của. 6Bởi vậy, Chúa Thượng là ĐỨC CHÚA phán thế này: Vì ngươi dám cho mình ngang hàng với thần thánh,

- I-sa-i-a:

21Khốn thay những kẻ coi mình là khôn ngoan, và cho mình là thông minh,

- Giê-rê-mi-a

4,22Dân Ta quả thật là ngu xuẩn, chúng không nhận biết Ta. Chúng là những đứa con dại dột, là những kẻ tăm tối u mê. Chúng chỉ khéo làm điều dữ, chứ chẳng biết làm điều lành.

3. Khôn ngoan, quà tặng của Thiên Chúa

Is 11,2: Thần khí ĐỨC CHÚA sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính sợ ĐỨC CHÚA.

Tv 104,2: Công trình Ngài, lạy CHÚA, quả thiên hình vạn trạng! Chúa hoàn thành tất cả thật khôn ngoan, những loài Chúa dựng nên lan tràn mặt đất.

G 12,13: Nhưng i nơi Thiên Chúa có cả okhôn ngoan lẫn sức mạnh, mưu lược cũng như tài thông hiểu đều thuộc về Người.

Hc 1,8-10: 8Chỉ có một Đấng khôn ngoan rất đáng sợ, ngự trên ngai của Người.

9Đó chính là Đức Chúa. Người đã tạo dựng, đã thấy, đã đếm và làm cho khôn ngoan nổi bật trên mọi công trình, 10nơi mọi phàm nhân, theo lòng quảng đại của Người, và Người đã rộng ban khôn ngoan cho những ai yêu mến Người.

II. CÁC BẢN VĂN CỰU ƯỚC: KHÔN NGOAN NHÂN VẬT HÓA

- Chúng ta chỉ nhắc lại ở đây các bản văn chúng ta đã có dịp đọc qua khi học các sách liên quan. Qua các bản văn Cựu Ước này, người Ki-tô hữu nhận ra rằng Đức Khôn Ngoan, gắn liền với Thiên Chúa, lấy các hình dung và tính cách người ta có thể hòa nhập vào Mặc khải của Thiên Chúa cho con người và cuối cùng là sự Hiện diện của chính Thiên Chúa trên thế gian, ở giữa chúng ta và trong chúng ta.

1. Châm Ngôn 8

8,1-3:

- Đức Khôn Ngoan là Ai? Một khuôn mặt phụ nữ, một đấng lên tiếng kêu gọi, là Lời. Quan trọng là chính Đức Khôn Ngoan tự lên tiếng trước. Một diễn văn đích thực, chứ không phải chỉ là một trao đổi với một vài kiến thức. Đức Khôn Ngoan không trả lời cho ai, cũng như không ai mời Đức Khôn Ngoan, chính Đức Khôn Ngoan lên tiếng với toàn uy quyền của mình.

- Đức Khôn Ngoan lên tiếng ở đâu? Một không gian trước các cửa thành, một nơi chốn quy tụ tất cả những ai qua lại. Người ta cũng thường tụ họp những nơi này cho các hội họp phụng vụ. Đức Khôn Ngoan không dành cho một nhóm người trí thức, nhưng cho tất cả mọi người.

8,4-11: [4]Phàm nhân hỡi, ta mời gọi các ngươi đó".  Chúng ta lưu ý đến các từ in đậm trong bản văn: ta ngỏ lời với các ngươi, hỡi con cái loài người.

A:        [5]Hỡi những kẻ ngây thơ, hãy học cho biết điều khôn khéo;

hỡi những người ngu xuẩn, hãy học cho biết lẽ phải chăng.

B:        6Nghe đây, ta sẽ công bố những lời cao quý,

môi ta sẽ thốt lên những điều ngay thẳng.

C:        7Miệng ta nói sự thật, môi ta ghê tởm chuyện gian tà.

            8Mọi lời ta nói ra đều ngay chính,

            không có chi sai lạc, chẳng có gì quanh co.

B':       9Đối với ai am hiểu, mọi lời của ta đều đứng đắn;

            đối với người có được tri thức, mọi lời của ta đều ngay thẳng.

A':       10Hãy đón nhận lời nghiêm huấn của ta quý hơn cả bạc,

hãy đón nhận tri thức quý hơn vàng ròng.

11Khôn ngoan đáng quý hơn cả trân châu,

không báu vật nào so sánh nổi.”

- Tác giả đã hình thành một cấu trúc đồng tâm. Câu 4 nằm ngoài cấu trúc, vì là lời mời gọi dành cho tất cả mọi người, không phân biệt. Ý nghĩa câu 4 chỉ nhắc lại những điều đã nói đến trong phần dẫn nhập của chương 8.

- Trung tâm (c. 7-8) cho chúng ta hai khái niệm chính: Chân lý và công lý, hai thuật từ là thuộc tính của Thiên Chúa. Những từ này thấy ở trong Sách Đệ Nhị Luật:

Đnl 32,4-5: 4Người là Núi Đá: sự nghiệp Người hoàn hảo, vì mọi đường lối Người đều thẳng ngay. Chúa tín thành, không mảy may gian dối, Người quả là chính trực công minh. 5Những đứa con mà Chúa đã sinh ra không tỳ ố lại lỗi đạo với Người, ôi nòi giống lưu manh tà vậy!

8,12-21:

12Ta là Khôn Ngoan, ta làm bạn cùng mưu trí,

ta biết đường suy tính đắn đo.

13(Kính sợ ĐỨC CHÚA là gớm ghét điều dữ).

Thói kiêu căng ngạo mạn, và lối sống bất lương

cũng như những lời gian manh, tráo trở,

đó là những điều ta chê ghét.

14Ta nắm mưu lược và thành công, ta có hiểu biết và sức mạnh.

15Chính nhờ ta, mà vua chúa biết cầm quyền trị nước,

các thủ lãnh có những phán quyết công bằng.

16Cũng nhờ ta, hàng lãnh đạo biết cách điều khiển,

giới cầm quyền biết xét xử công minh.

17Kẻ yêu ta sẽ được ta yêu lại, người tìm ta ắt sẽ gặp ta.

18Bên cạnh ta là giàu sang, danh giá, là phú quý bền lâu và thịnh vượng.

19Trái trăng ta cho hưởng quý hơn cả vàng ròng, hoa lợi ta tặng ban tốt hơn bạc nguyên chất.

20Ta bước đi trên lối công bằng, đi giữa nẻo công minh chính trực,

21để làm giàu cho những kẻ yêu ta, khiến kho tàng của họ thêm phong phú.

- Đức Khôn Ngoan tự định nghĩa chính mình: phần lớn các từ ở đây, tìm thấy trong Is 11,2; G 12,13-16. Và nhất là trong Is 11,2 đó là Thần Khí Thiên Chúa ngự trên nẩy chồi của nhà Giê-sê, cha vua Đa-vít: Thần khí ĐỨC CHÚA sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan minh mẫn, thần khí mưu lược dũng mãnh, thần khí hiểu biết kính sợ ĐỨC CHÚA.

- Lưu ý các động từ "tìm kiếm”và "yêu": Khôn ngoan 6,12 có lẽ lấy cảm hứng từ Cn 8,17.

Kn 6,12: Đức Khôn Ngoan sáng chói, và không hề tàn tạ. Ai mến chuộng Đức Khôn Ngoan, thì Đức Khôn Ngoan dễ dàng cho chiêm ngưỡng. Ai tìm kiếm Đức Khôn Ngoan, thì Đức Khôn Ngoan cho gặp.

- Trong Ga 14,21 Chúa Giê-su nói: Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.

- Trong phần này, Đức Khôn Ngoan tự giới thiệu mình, tự mặc khải. Thể loại tự mặc khải được dùng trong vài diễn văn của YHWH: St 28,13-15; Xh 3,4-10; 20,1tt; Is 44,24-28; 45,6b-8. Các diễn văn này liên quan đến sự cứu độ Ít-ra-en. Trong khi đó, Đức Khôn Ngoan tự mặc khải cho mọi người trên thế giới (tính phổ quát).

8,22-31: YHWH, ĐỨC KHÔN NGOAN, THẾ GIỚI VÀ CON NGƯỜI

22“ĐỨC CHÚA đã dựng nên ta như tác phẩm đầu tay của Người,

trước mọi công trình của Người từ thời xa xưa nhất.

23Ta đã được tấn phong từ đời đời, từ nguyên thuỷ, trước khi có mặt đất.

24Khi chưa có các vực thẳm, khi chưa có mạch nước tràn đầy, ta đã được sinh ra.

25Trước khi núi non được đặt nền vững chắc, trước khi có gò nổng, ta đã được sinh ra,

26khi ĐỨC CHÚA chưa làm ra mặt đất với khoảng không, và những hạt bụi đầu tiên tạo nên vũ trụ.

27Đã có ta hiện diện khi Người thiết lập cõi trời, khi Người vạch một vòng tròn trên mặt vực thẳm,

28khi Người làm cho mây tụ lại ở trên cao và cho các mạch nước vọt lên từ vực thẳm,

29khi Người định ranh giới cho biển, để nước khỏi tràn bờ, khi Người đặt nền móng cho đất.

30Ta hiện diện bên Người như tay thợ cả. Ngày ngày ta là niềm vui của Người, trước mặt Người, ta không ngớt vui chơi, 31vui chơi trên mặt đất, ta đùa vui với con cái loài người.

- Nguồn gốc của Đức Khôn Ngoan là YHWH. Pvcgk dịch ra từ híp-ri dịch là "dựng nên", người ta vẫn tranh luận về động từ qnh, có lẫn lộn giữa động từ "tạo dựng”và "có được”ở đây không?

- hn"q': qal: pf. Œq, ht'n>q'(, t'ynIq', yt'ynIq' R 4,5 ( = Qr t'-, Kt yti-), WnynIq', sf. Whn"q', ^n<òq'; impf. hn39,1; — 2. buy St 47,20; — 3. spec.: buy as a wife R 4,10; ransom, redeem slaves Nkm 5,8; acquire wisdom & c. Cn 4,5; — 4. God subj.: redeem Is 11,11.

- Vậy Đức Khôn Ngoan đến từ Thiên Chúa và duy nhất là Thiên Chúa. Chính Ngài đã "dệt”nên. Biểu đạt kỳ lạ đối với chúng ta ngày nay, nhưng biểu đạt híp-ri cho chúng ta một ý nghĩa khác là thai nghén.

G 10,11: Ngài ođắp lên con bằng da bằng thịt, rồi lấy gân lấy cốt mà dệt mà thêu.

Tv 139,13: Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.

- Các câu 22-23 chỉ rõ lúc thai nghén Đức Khôn Ngoan, với nhiều biểu đạt định nghĩa uy quyền của Đức Khôn Ngoan trên tất cả các công trình của Thiên Chúa.

- Các câu 30b-31: Đức Khôn Ngoan "vui chơi”và "đùa vui”trước Thiên Chúa. Đức Khôn Ngoan là gạch nối vui tươi giữa Thiên Chúa và nhân loại.

8,32-36: "VÀ BÂY GIỜ..."

32“Giờ đây, hỡi các con, hãy nghe ta. Phúc thay người bước theo đường lối ta chỉ bảo.

33Muốn nên khôn, phải nghe lời nghiêm huấn, đừng bao giờ gạt bỏ.

34Phúc thay người lắng nghe ta dạy, ngày ngày canh thức trước cửa nhà ta, túc trực ở ngay lối ra vào.

35Vì gặp được ta là gặp sự sống, và hưởng ân lộc ĐỨC CHÚA ban cho.

36Còn ai phạm đến ta là làm hại chính mình, mọi kẻ ghét ta là yêu cái chết.”

- Câu 32 nhắc lại rằng Đức Khôn Ngoan gởi đến tất cả mọi người (con và con người, c. 34).

- Động từ quan trong ở đây là động từ "lắng nghe”(3 lần 8,32. 33. 34; xem 8,6-10)          

- Lắng nghe được cũng cố bởi thuật từ "phúc", đối lập với một loại “nguyền rủa”(8,36): lắng nghe-phúc thay-lắng nghe-phúc thay. Trước khi triển khai các phúc trong các câu 34-35.

- Ai là những người hưởng phúc của Đức Khôn Ngoan? Không phải những người đi cầu xin, hay các quan chức hoàng gia, nhưng là những ai lắng nghe chăm chỉ Đức Khôn Ngoan. Và họ sẽ gặp được sự sống và ân huệ của Thiên Chúa. Đức Khôn Ngoan là sự sống và ai không đến với Đức Khôn Ngoan, sẽ đi đến cái chết (7,1-27). Đối lập được thấy trong Cn 1,32-33; 2,21-22; 3,32-35.

Câu 35-36 nhắc chúng ta sự lựa chọn sách Đệ Nhị Luật đề nghị:

Đnl 30,15-20: 15Coi đây, hôm nay tôi đưa ra cho anh (em) chọn: hoặc là được sống, được hạnh phúc, hoặc là phải chết, bị tai hoạ. 16Hôm nay tôi truyền cho anh (em) phải yêu mến ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), đi theo đường lối của Người, và tuân giữ các mệnh lệnh, thánh chỉ, quyết định của Người, để anh (em) được sống, được thêm đông đúc, và ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), chúc phúc cho anh (em) trong miền đất anh (em) sắp vào chiếm hữu. 17Nhưng nếu anh (em) trở lòng và không vâng nghe, lại bị lôi cuốn và sụp xuống lạy các thần khác và phụng thờ chúng, 18thì hôm nay tôi báo cho anh (em) biết: chắc chắn anh (em) sẽ bị diệt vong, sẽ không được sống lâu trên đất mà anh (em) sắp sang qua sông Gio-đan để vào chiếm hữu. 19Hôm nay, tôi lấy trời đất làm chứng cáo tội anh (em): tôi đã đưa ra cho anh (em) chọn được sống hay phải chết, được chúc phúc hay bị nguyền rủa. Anh (em) hãy chọn sống để anh (em) và dòng dõi anh (em) được sống, 20nghĩa là hãy yêu mến ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), nghe tiếng Người và gắn bó với Người, vì như thế anh (em) sẽ được sống, sống lâu mà ở lại trên đất ĐỨC CHÚA đã thề với cha ông anh (em), là ông Áp-ra-ham, ông I-xa-ác và ông Gia-cóp, rằng Người sẽ ban cho các ngài.”

Sau đó sách Huấn Ca 15,17: Trước mặt con người là cửa sinh cửa tử, ai thích gì, sẽ được cái đó.

2. Châm Ngôn 9,1-6

1Đức Khôn Ngoan đã xây cất nhà mình, dựng lên bảy cây cột,

2hạ thú vật, pha chế rượu, dọn bàn ăn 3sai các nữ tỳ ra đi. Đức Khôn Ngoan còn lên các nơi cao trong thành phố và kêu gọi: 4“Hỡi người ngây thơ, hãy lại đây!”Với người ngu si, Đức Khôn Ngoan bảo:

5“Hãy đến mà ăn bánh của ta và uống rượu do ta pha chế!

6Đừng ngây thơ khờ dại nữa, và các con sẽ được sống; hãy bước đi trên con đường hiểu biết.”

- Đức Khôn Ngoan xây nhà của mình, với 7 cây cột.

- Bữa ăn của Đức Khôn Ngoan: ai là thực khách? Những người nghèo hèn và thấp bé: ngây thơ và ngu si?

- Ăn bánh và uống rượu do chính Đức Khôn Ngoan.

Is 55,1-3: 1Đến cả đi, hỡi những người đang khát, nước đã sẵn đây! Dầu không có tiền bạc, cứ đến mua mà dùng; đến mua rượu mua sữa, không phải trả đồng nào. 2Sao lại phí tiền bạc vào của không nuôi sống, tốn công lao vất vả vào thứ chẳng làm cho chắc dạ no lòng?

Hãy chăm chú nghe Ta, thì các ngươi sẽ được ăn ngon, được thưởng thức cao lương mỹ vị.

3Hãy lắng tai và đến với Ta, hãy nghe thì các ngươi sẽ được sống. Ta sẽ lập với các ngươi một giao ước vĩnh cửu, để trọn bề nhân nghĩa với Đa-vít.

3. Huấn Ca 24

4. Ngợi ca Đức Khôn Ngoan - Kn 7-9

5. Lời cầu nguyện của Sa-lô-môn để có được khôn ngoan - Kn 9

---------------------------

---Còn tiếp---

zalo
zalo