Ngày tháng: 21/01/2025
Đang truy cập: 190

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH THÁNH - Phần 32/35 - Lm. Phaolô Ngô Đình Sĩ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH THÁNH - Phần 32/35

Lm. Phaolô Ngô Đình Sĩ

-------------------------------

VI. TÂN ƯỚC VÀ KHÔN NGOAN

I. QUAN SÁT TIÊN QUYẾT

1. Các bản văn khôn ngoan trong Tân Ước

Danh sách các bản văn Tân Ước dưới đây không có ý cho rằng các bản văn khác của Tân Ước không mang tính khôn ngoan. Vì chính các dụ ngôn của Đức Ki-tô chứng tỏ Ngài cũng là một Đấng Khôn Ngoan.

Các bản văn dưới đây chỉ cho thấy tương quan giữa Đức Ki-tô và Đức Khôn Ngoan và từ khóa "khôn ngoan, sophia trong tiếng hy-lạp.

a. Các Tin Mừng và sách Công vụ:

Mt 11,19.25; 12,42; 13,54; 23,34-36; Mc 6,2; Lc 2,40. 52; 7,35; 10,21; 11,31; 11,49-51; 21,15.

Ga 1,1-18; Cv 6-7

b. Các thư và sách Khải huyền:

Rm 1,14. 22; 8,3; 11,33; 16,27; 1 Cr 1,17. 19. 20. 21. 22. 24. 25. 26. 27. 30; 2,1. 4. 5. 6. 7. 13; 3,18. 19. 20; 6,5; 8,6.; 2 Cr 1,12; Ga 4,4; Ep 1,8. 17; 3,10; 5,15; Cl 1,9. 28.; 2,3. 23; 3,16; 4,5; 2 Tm 3,15; Gc 1,5; 3,13. 15. 17.; 1 P 1,16; 3,15; Kh 5,12; 7,12; 13,18; 17,9.

II. TIN MỪNG NHẤT LÃM VÀ SÁCH CÔNG VỤ

Chúng ta thấy, khái niệm Đức Khôn Ngoan không đủ để nói lên mầu nhiệm cao cả của Đức Giê-su Ki-tô, con Thiên Chúa nhập thể. Các bản văn khôn ngoan Cựu Ước có ích trong việc soi sáng một vài khía cạnh của mầu nhiệm đặc biệt là trung gian của Chúa Giê-su và thân cận với con người.

Theo đuổi tìm kiếm của chúng ta trong các bản văn Tin Mừng Nhất lãm, chúng ta thấy từ sophia liên quan trục tiếp đến Đức Giê-su Ki-tô.

1. Chúa Giê-su, bậc Thầy Khôn ngoan

Trong các Tin Mừng Nhất Lãm, chúng ta thấy các chuỗi bản văn trình bày Chúa Giê-su như vị Thầy Khôn Ngoan. Không chỉ vì Chúa Giê-su, trong diễn văn Phúc Thật, lên tiếng như một hiền nhân, nghĩa là dùng thể văn và từ vựng của các nhà khôn ngoan (dụ ngôn, bí nhiệm, cách ngôn,vv.), nhưng vì chính Ngài được xem như Ngôi Lời Khôn Ngoan:

Mt 13,54 (x. Mc 6,2 và Lc 4,22): Người về quê, giảng dạy dân chúng trong hội đường của họ, khiến họ sửng sốt và nói: “Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế?

- Ở đây câu hỏi của người dân thật đáng chú ý và có ý nghĩa thần học trong trình thuật: câu hỏi đặt ra vấn đề khôn ngoan và nguồn gốc của khôn ngoan.

- Như thế "bởi đâu?”là một câu hỏi nền tảng, vì nhắm đến các điều kiện của một diễn văn khôn ngoan. "Bởi đâu?”có nghĩa là, có phải đến từ Thiên Chúa không? Nếu không phải từ Thiên Chúa, thì đến từ đâu?

- Một tương quan khác đáng chú ý: tương quan giữa phép lạ và khôn ngoan. Chúa Giê-su không chỉ là Đấng có những lời khôn ngoan, nhưng Ngài còn có những hành động nêu lên câu hỏi, vì các hành động đó không thể đến từ con người: "Do đâu Ngài thực hiện được các phép lạ?” Các người nghe Ngài đang làm những phân tích và phán đoán của họ. Nhận biết Chúa Giê-su không chỉ dựa trên diễn văn khôn ngoan ngài phát biểu, nhưng chính con người của Ngài, như Ngôi Lời Khôn Ngoan. Điểm này nhắc chúng ta các bài học về khôn ngoan trong sách Châm Ngôn 1-9: Hiền nhân khuyên các trai trẻ ngây thơ đừng cám dỗ theo những lời khuyến dụ, nhất là khi các lời này mang dáng vẻ chân lý. Người nói dối cũng có thể dùng những lời của hiền nhân! Và cũng như thế, các kẻ chuyên cám dỗ rất sành công việc này. Phải phán xét đến sự tương quan lô-gic giữa lời nói và hành động, giữa diễn văn và chính con người.

2. Cặp người khôn/kẻ bé mọn

Mt 11,25-26 (Lc 10,21): Vào lúc ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. 26Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.

Chúng ta so sách với ý tưởng chỉ có Thiên Chúa ban khôn ngoan cho con người với sách Đa-ni-en trong Cựu Ước, nhưng trong Lời của Đức Ki-tô, có đối lập giữa người khôn ngoan theo nghĩa phàm nhân và các kẻ bé mọn, nhận khôn ngoan nơi Thiên Chúa, Ngài là trung tâm của mặc khải khôn ngoan:

Đn 2,20-21: 20bằng những lời sau đây: “Chúc tụng danh Chúa muôn muôn đời, vì Người là Đấng khôn ngoan và quyền năng. 21Người là Đấng làm cho tứ thời bát tiết chuyển vần, Người phế lập các vua, Người ban sự khôn ngoan cho các nhà thông thái, ban tri thức cho người hiểu rộng biết nhiều.

3. Chúa Giê-su, Hiền nhân

Mt 12,38-42 (Lc 11,29-32): 38Bấy giờ có mấy kinh sư và mấy người Pha-ri-sêu nói với Đức Giê-su rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ.” 39Người đáp: “Thế hệ gian ác và ngoại tình này đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ngôn sứ Giô-na. 40Quả thật, ông Giô-na đã ở trong bụng kình ngư ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm như vậy. 41Trong cuộc phán xét, dân thành Ni-ni-vê sẽ trỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Giô-na rao giảng; mà đây thì còn hơn ông Giô-na nữa. 42Trong cuộc phán xét, nữ hoàng Phương Nam sẽ đứng lên cùng với thế hệ này, và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Sa-lô-môn; mà đây thì còn hơn vua Sa-lô-môn nữa.

Lc 21,15: Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả địch thủ của anh em không tài nào chống chọi hay cãi lại được. (Ở đây, chính Đức Giê-su hứa sẽ trợ giúp các chứng nhân của Người (x. Ga 14,18.21). Nhưng trong bản song song Lc 12,11-12 cũng như ở Mt 10,19-20 và Mc 13,11, đó là vai trò của Chúa Thánh Thần (x. Ga 15,26-27; 16,8-11).

- Các đoạn văn trên đây cho chúng ta thấy tương quan trực tiếp của Chúa Giê-su với Đức Khôn Ngoan của các sách khôn ngoan.

- Mt 12,42 chứng tỏ rằng Ngài là vị thầy Khôn Ngoan và một số nhà chú giải còn cho rằng Ngài chính là Đức Khôn Ngoan: “mà đây thì còn hơn vua Sa-lô-môn nữa."

- Nếu vua Sa-lô-môn là biểu tượng khôn ngoan trong văn học Do thái, nhiều tác phẩm khôn ngoan gán cho vua Sa-lô-môn (1 V 3; Cn 1,1; 10,1; Hc 47,12-22).

a) Chúa Giê-su là Đấng Khôn Ngoan, nghĩa là Đấng vượt trên tất cả, ngay cả vượt trên Sa-lô-môn nữa.

b) Chúa Giê-su là Đức Khôn Ngoan đến thế gian.

c) Chúa Giê-su là Đấng Khôn Ngoan, nghĩa là Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Đấng Khôn Ngoan duy nhất và là nguồn tất cả khôn ngoan.

- Trong Tin Mừng Mat-thê-ô: Sa-lô-môn/Chúa Giê-su - Giô-na hoặc Đấng Khôn Ngoan/Ngôn sứ. Chúa Giê-su Đấng Khôn Ngoan và Ngôn sứ tuyệt vời là con người tích hợp thiên tính khôn ngoan và thiên tính ngôn sứ. Chúng ta không cần phân biệt ở đây vấn đề Ngài là Đấng Khôn Ngoan hay Một Ngôn Sứ, nhưng qua hai chức năng đó, Ngài cho con người biết đâu là nguồn gốc, con đường và sứ vụ của Ngài trên thế gian. Bản văn của Mat-thê-ô đã cho chúng ta một hướng rõ rệt: "Nhưng chúng sẽ không được dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ngôn sứ Giô-na". Thánh sử Mat-thê-ô đã thấy ở đây dấu chỉ của Con Thiên Chúa, tử nạn và phục sinh, và không xa lắm tư tưởng của 1 Cr 1,23-24: thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do-thái hay Hy-lạp, Đấng ấy chính là Đức Ki-tô, sức mạnhsự khôn ngoan của Thiên Chúa. 

 

III. TIN MỪNG GIO-AN

Gioan 1,1-18

Huấn ca

Khôn ngoan

Châm ngôn

Ba-rúc

1Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời

24,9Người đã dựng nên Ta trước muôn đời, từ khởi thuỷ,

và Ta sẽ tồn tại mãi đến muôn đời.

1,4 Khôn ngoan đã được tác thành trước vạn vật

9,4Xin rộng ban cho con

Đức Khôn Ngoan hằng ngự bên toà Chúa.

 

8,22

8,30

 

1bNgôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa

4 ở nơi Người là sự sống

11Tất cả sự khôn ngoan đều phát xuất từ Đức Chúa,

và khôn ngoan vẫn ở với Người đến muôn đời.

6,18Mà yêu mến là tuân giữ lề luật.

Chú tâm tới lề luật của Đức Khôn Ngoan

là bảo đảm được trường sinh bất tử.

19Trường sinh bất tử cho ta được ở bên Thiên Chúa.

8,17 ...thân thiết với Đức Khôn Ngoan  là được trường sinh bất tử;

8,35

 

4 và sự sống là ánh sáng cho nhân loại

24,32Tôi sẽ làm cho lời dạy bảo rực sáng tựa bình minh,

cho nó chiếu toả mãi tận chốn xa vời

6,12

7,10

7,26

 

4,2Hỡi Gia-cóp, hãy quay trở về đón nhận Lề Luật,

hãy dõi theo ánh sáng của Lề Luật

10Người ở giữa thế gian,

24,3“Ta phát xuất từ miệng Đấng Tối Cao

và như mây mù, Ta bao phủ cõi đất.

4Ta cắm lều trên nơi cao thẳm

và đặt ngai Ta trên cột mây.

5Duy có mình Ta đi vòng cả bầu trời

và rảo bước khắp vực sâu thăm thẳm.

6Trên sóng biển, trên toàn cõi đất,

trên mọi nước mọi dân, Ta nắm trọn chủ quyền.

 

 

 

10và thế gian đã nhờ Người mà có,

8,6

9,1-2

3,19

8,30

 

10nhưng lại không nhận biết Người.

 

 

 

3,31Đường khôn ngoan, nào ai biết được,

nẻo khôn ngoan, mấy kẻ quan tâm?

12 thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.

 

 

 

 

4Ngôi Lời đã trở nên người phàm

và cư ngụ giữa chúng ta.

24,8Bấy giờ, Đấng tác thành vạn vật truyền lệnh cho Ta,

Đấng tạo thành Ta dựng lều cho Ta ở.

Người phán: “Hãy cắm lều ở Gia-cóp,

hãy hưởng phần sản nghiệp ở Ít-ra-en.”

7,27

 

3,38

Rồi Đức Khôn Ngoan xuất hiện trên mặt đất

và đã sống giữa loài người.

 

-------------------------------

---Còn tiếp---

zalo
zalo