Ngày tháng: 21/12/2024
Đang truy cập: 56

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH THÁNH - Phần 5/35 - Lm. Phaolô Ngô Đình Sĩ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH THÁNH - Phần 5/35

Lm. Phaolô Ngô Đình Sĩ

--------------------------------

II. VẤN ĐỀ QUY ĐIỂN HAY THƯ QUY (Biblical canon)[2]

1. Quy điển Cựu Ước

a. Các giai đoạn quy điển

Chúng ta có thể phân biệt ba giai đoạn hình thành Cựu Ước:

1) Những câu chuyện cổ xưa và các rao giảng truyền khẩu về Thiên Chúa, đã cung cấp "chất liệu nguyên thủy”của các sách Cựu Ước,

2) Các tác giả nhân loại soạn thảo các sách này như trong dạng thức hiện tại,

3) Các sách được đón nhận trong các cộng đoàn, dân Thiên Chúa công nhận linh hứng và sau đó các đấng có trách nhiệm thu thập thành bộ trong một tập.

Gia đoạn thứ ba gọi là "quy điển”cho các sách Kinh thánh, nghĩa là hình thành thư quy.

Như chúng ta đọc trong “footnote số 2 dưới đây”, từ Hy lạp κανών "canon”có nghĩa là "thước đo". "Canon”cho phép phân biệt các sách linh hứng với các sách khác. Các cuốn sách đã được đón nhận trong Thánh Kinh gọi là các sách "quy điển”hay "thư quy". Nói cách khác, các sách trong quy điển có thẩm quyền thánh thiêng công nhận. Sự công nhận các sách trong thư quy được thực hiện dần dần, trong quảng thời gian lịch sử mà chúng ta không biết rõ. Mãi đến thế kỷ thứ nhất của kỷ nguyên Kitô giáo, giới thẩm quyền Do Thái giáo mới cảm thấy cần phải xác định số lượng sách "làm ô uế bàn tay", có nghĩa là những cuốn sách đang bàn cãi về tính thánh thiêng công nhận, như sách Diễm ca chẳng hạn.

Trên thực tế, thẩm quyền và đặc tính linh hứng của các sách Kinh thánh đã được công nhận từ lâu trước khi có quyết định của Hội đồng Jamnia[3]. Các sách này có thẩm quyền trên dân Ít-ra-en vì họ ý thức rằng Thiên Chúa nói với họ, Mặc khải cho họ qua các tác phẩm được được công nhận trong thư quy, có nghĩa Thiên Chúa là tác giả chính. Do đó, các sách Thư quy là quy luật đức tin và cuộc sống của các tín hữu.

b. Lề luật, Ngôn sứ và các bản văn

Chúng ta đã thấy rằng các sách Cựu Ước tiếng Híp-ri được sắp xếp thành ba phần[4]: Lề luật (hoặc Torah), Ngôn sứ (Nevi'im) và các bản văn (kethubim).

Vào thời Chúa Kitô, Dân Do thái đã xem các sách Lề luật và các Ngôn sứ được linh hứng, có nghĩa là Thiên Chúa là tác giả chính, và con người là tác giả “khí cụ”hay “công cụ”, và như thế Lời Kinh thánh chính là Lời của Thiên Chúa, điều này giải thích tại sao Chúa Giêsu và các tông đồ thường sử dụng cụm từ "Lề luật và Ngôn sứ”(Mt 5,17) khi Ngài muốn trích dẫn các Lời viết trong Kinh thánh có thẩm quyền thánh thiêng. Hầu hết các bản văn cũng được chấp nhận như Kinh thánh, đặc biệt là các Thánh vịnh, mà Chúa Giêsu và các Tông đồ thường trích dẫn. Trong Luca 24,24 có nói về "Lề luật Mô-se, các Ngôn sứ và các Thánh vịnh": “Rồi Người bảo: “Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Mô-sê, các sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm”.

Lề luật (Torah, Ngũ thư hay Ngũ kinh)

Chúng ta đã thấy, ngay từ nguồn gốc, các lề luật do Mô-sê ban hành đã mặc lấy thẩm quyền thánh thiêng. Nhưng chúng ta không biết khi nào tất cả các sách của Lề luật, Torah trở thành bộ 5 cuốn sách được công nhận là Ngũ kinh trong Kinh thánh ở dạng hiện tại. Tài liệu quy chiếu đầu tiên về Lề luật (Ngũ thư) ở trong sách 2 Vua 22,3-10, tại thời điểm cuốn sách này được tìm thấy trong Đền thờ vào thời vua Giô-si-át[5]. Nhưng Lề luật (torah) đã có từ lâu đời hơn, và dường như không đóng một vai trò quan trọng như một cuốn sách thánh của Cựu ước hiện có, tại thời điểm chinh phục đất hứa (thế kỷ thứ XIII trước Chúa Giê-su), thời các Thủ lãnh và thời các Vua đầu tiên (Sa-un, Đavít, Salomon).

Sau thời lưu đày, thẩm quyền của Lề luật thành văn được minh chứng bằng câu chuyện trong Nkm chương 8. Việc đọc Lề luật trang trọng đánh dấu mùa xuân mới của Giao ước.

Những người dân Samari[6], chia cách với người Do Thái trong thời đại Ét-ra và Nơ-khê-mi-a, chỉ nhận Kinh thánh linh hứng là các sách Ngũ thư (Torah) nghĩa là Lề luật. Người ta tìm thấy một bản sao của Ngũ thư Samaria ở Nablouse, chỉ khác một số chi tiết so với bản văn Ngũ thư của Kinh thánh Do Thái. Do đó, vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, thẩm quyền của Lề luật hay Ngũ thư ở dạng hiện tại đã được công nhận. Cũng lưu ý rằng khi Kinh thánh được dịch sang tiếng Hy Lạp trong bản LXX, vào thế kỷ thứ III trước Chúa Kitô. Những cuốn sách khác chỉ được dịch sau đó.

Các sách Ngôn sứ

Các Ngôn sứ lên tiếng thay mặt Thiên Chúa, nghĩa là họ chỉ là “phát ngôn viên”của chính Thiên Chúa, họ nói và làm những gì Thiên Chúa bảo họ làm, tố các những tội lỗi của dân và các lãnh đạo, bất tuân với lề luật Thiên Chúa. Mặc dầu vậy, trong trường của A-mốt và Giê-rê-mi-a thẩm quyền thiêng liêng của sứ điệp đôi khi bị phản đối khi họ còn sống, và vì thế các Ngôn sứ thường bị giết chết, vì dám loan báo tầm nhìn của Thiên Chúa và kêu con người bỏ tội lỗi. Chỉ sau đó, các Ngôn sứ được tôn trọng và đón nhận qua những tác phẩm được linh hứng do họ viết.

Các "Ngôn sứ tiền”(gọi là các sách lịch sử trong thư quy công giáo) tường thuật các sự kiện xảy ra cho đến khi Giê-ru-sa-lem sụp đổ. Những cuốn sách hoàn thành cuối cùng, có thể là sau thời lưu đày (- 539). Đối với bộ sưu tập của tất cả các sách Ngôn sứ, thòi gian hoàn thành còn chậm hơn nữa. Có những sách Ngôn sứ được định niên đại thế kỷ thứ V trước Chúa Giê-su.

1 Mcb 9,27 viết: “Quả là một thời kỳ gian nan khốn khổ cho Ít-ra-en, như chưa từng thấy bao giờ, kể từ ngày không còn vị ngôn sứ nào xuất hiện nữa”cho thấy vào thời điểm này (thế kỷ thứ II trước Công nguyên), người ta cho rằng không có Ngôn sứ nào xuất hiện trong một thời gian dài (người Do thái vào thời Chúa Giê-su bảo rằng, từ vị ngôn sứ cuối cùng, là Ma-la-khi đến Gio-an Tẩy giả là 400 năm, họ không có vị ngôn sứ nào cả).

Bộ sưu tập của những cuốn sách Ngôn sứ (12 ngôn sứ hậu) chỉ có thể được thực hiện và được công nhận là linh hứng cuối cùng.

Các văn bản hay các sách khác (phần thứ 3 của thư quy Do thái, ketoubim)

Trước rất lâu khi tất cả các sách trong phần gọi là văn bản đã được đưa vào quy điển, hầu hết những cuốn sách này được đón nhận như các sách được linh hứng. 2 Ma-ca-bê 2,13 nói đến "những cuốn sách của Đa-vít”bên cạnh tường thuật các Vua và các Ngôn sứ: “Các việc trên đây đã được thuật lại trong hồ sơ lưu trữ và trong Hồi ký của ông Nơ-khe-mi-a. Ngoài ra cũng còn thuật lại việc ông thành lập thư viện, thu thập các sách liên quan đến các vua và ngôn sứ, các sách của vua Đa-vít, các thư của các vua liên quan đến các lễ vật biệt hiến.” Đanien, Thánh vịnh, Châm ngôn, Gióp, Ét-ra và Nơ-khê-mi-a đã được đọc trong các hội đường trước thời đại Kitô giáo. Mặt khác, người ta vẫn biết có những cuốn sách khác: Ét-te, Giảng viên và Diễm ca. Do đó, người ta không thể biết chắc chắn đâu là "những cuốn sách khác” mà dịch giả của sách Huấn ca (sách này không có trong thư quy Do thái, gọi là sách Ngụy thư) bên cạnh các sách Lề luật và Ngôn sứ, vào thế kỷ thứ II trước Chúa Kitô.

Các sách ngụy thư (ngày nay người ta muốn gọi là ngoại thư)

Một trong những lý do quy tụ thượng hội đồng Jamnia[7] vì một số người Do Thái xem là linh hứng những cuốn sách khác ngoài những sách trong thư quy Kinh thánh Do Thái. Người ta gọi những cuốn sách này là "apocryphe", ngoại thư hay ngụy thư (có nghĩa là "ẩn dấu"), nhưng Thư quy Công giáo đã lưu giữ trong thư quy của mình: Giuđita, Tôbia, 1 và 2 Macabê, Khôn ngoan, Huấn ca, những đoạn văn được viết bằng tiếng Hy Lạp trong các sách Étte, Barúc và Thư của Giêrêmia.

Những cuốn sách này được viết bằng tiếng Hy Lạp hoặc chuyển dịch từ tiếng Do Thái sang tiếng Hy Lạp; trong mọi trường hợp, Kinh thánh Cựu ước của chúng ta chỉ sở hữu chúng trong tiếng Hy Lạp. Do đó, những cuốn sách này chủ yếu được những người Do Thái nói tiếng Hy Lạp sống bên ngoài Pa-lét-tin đọc. Mặt khác, tại Pa-lét-tin, người ta hiểu tốt hơn tiếng Do Thái, giới thẩm quyền Do Thái đã miễn cưỡng trong việc công nhận bản chất linh hứng, có nghĩa là Lời của Thiên Chúa của những cuốn sách này; quan điểm này đã chiếm ưu thế ở Thượng Hội đồng Jamnia. Mặt khác, chúng đã được thêm vào trong Kinh thánh tiếng Hy Lạp, bản LXX. Nên hầu hết các cộng đồng Kitô giáo tiên khởi biết đến các sách này, chúng ta gọi là các sách đệ nhị thư quy.

Giáo hội Ki-tô giáo của các thế kỷ đầu tiên đã không nhất trí trong thái độ đối với các sách ngoại thư (Apocryphe). Một số nhà thần học trích dẫn các sách này, mà không cho đó là linh hứng. Những người khác do dự; các Kitô hữu Đông phương, tiếp xúc nhiều hơn với người Do Thái, đã từ chối chấp nhận các sách này trong quy điển, nhưng đôi khi họ đề nghị đọc cho các tín hữu; Kitô hữu phương Tây một cách chung chấp nhận chúng, tuy nhiên có một ngoại lệ rõ rệt. Thánh Giê-rô-ni-mô, dịch giả của bản Vulgata (Kinh thánh tiếng Latinh), trong lời nói đầu cho bản dịch của mình, ngài tuyên bố "ngoại thư hay ngụy thư”tất cả các cuốn sách không có trong quy điển Do Thái.

Nhưng (cuối thế kỷ thứ tư), Thánh Augustinô đã đưa những cuốn sách này vào thư quy Kinh thánh của chúng ta. Đây là lập trường được Giáo hội Công giáo chấp nhận: những cuốn sách này là thành phần các tác phẩm linh hứng (chúng được gọi là "deutero-canonical", nghĩa là đệ nhị thư quy). Lập trường này được chính thức xác nhận tại Công đồng Trentô[8], sau cuộc Cải cách của thế kỷ XVI.

Nhũng người Tin lành hay Thệ phản đã quay trở lại với quy điển Do Thái, loại bỏ các sách ngoại thư (Apocrypha) (mặc dù Luther tin rằng những cuốn sách này rất hữu ích để đọc, ông khẳng định rằng Apocrypha không thể phục vụ như một quy tắc cho đức tin và thực hành Kitô giáo). Những cuốn Kinh thánh Tin lành đầu tiên thường in các sách ngoại thư (apocrypha), nhưng đặt riêng ngoài những cuốn sách khác. Sau đó, người ta dừng lại việc bỏ các sách này vào trong Kinh thánh của họ.

Đâu là những lý lẽ đã khiến những người theo đạo Tin lành theo lập trường của thánh Giê-rô-ni-mô, từ chối các sách apocrypte (ngoại thư)?

1) Các sách (nghĩa là các sách thuộc đệ nhị thư quy trong quy điển Công Giáo) không thuộc thư quy Do Thái vùng Pa-lét-tin, nơi đó Chúa Giêsu sinh ra và sống. Chúa Giê-su có thể biết các sách này, nhưng có lẽ Ngài không xem chúng là Kinh Thánh, sách được linh hứng.

2) Những sách này không bao giờ được trích dẫn trong Tân Ước, không được trích dẫn bởi Chúa Giêsu, cũng không bởi các tông đồ.

3) Giá trị và ích lợi đối với đức tin không thể so sánh với những cuốn sách trong quy điển (một số tuy nhiên được quan tâm nhiều hơn những cuốn khác).

Chúng ta hãy xem xét qua một chút các sách ngoại thư (Apocrypha)

1 ÉT-RA là bản sửa đổi của sách Ét-ra quy điển với một số bổ sung.

2 ÉT-RA chủ yếu bao gồm tầm nhìn đồng thuận với sách Ét-ra, nhưng trên thực tế có nguồn gốc đa dạng. Đây là một tác phẩm khải huyền của Ét-ra.

TO-BI-A là một câu chuyện đạo đức, lấy bối cảnh thời lưu đày, nhằm mục đích minh chứng cho người Do Thái thấy rằng con đường dẫn đến hạnh phúc là tuân theo Lề luật.

GIU-ĐI-THA cũng là một câu chuyện lịch sử, ca ngợi lòng dũng cảm của một góa phụ Do Thái ngoan đạo, bà đã đưa thành phố Bethulia thoát khỏi quân xâm lược Assyria, do Holoferne lãnh đạo.

Hai cuốn sách vừa nói (Tô-bi-a và Giu-đi-tha) được viết bằng tiếng Aram, nhưng hiện nay chỉ tồn tại các bản dịch tiếng Hy lạp.

CÁC BỔ SUNG SÁCH ÉT-TE: 7 chương đã được thêm vào sách Ét-te, nhấn mạnh rõ hơn tham gia của Thiên Chúa trong sự giải thoát dân tộc Ngài.

SÁCH KHÔN NGOAN có nhiều điểm tương đồng với sách Châm ngôn. Cuốn sách này thuộc về văn chương khôn ngoan, được viết bởi một người Do Thái Alexandria tuyên bố hạnh phúc của người công chính và lên án những kẻ nghịch đạo, cũng như để ca ngợi Đức Khôn Ngoan Thiên Chúa.

SÁCH HUẤN CA (còn được gọi là sách mang tên tác giả Giê-su, con trai của Sirach, đã viết vào khoảng năm 200 trước Công nguyên. Cuốn sách được cháu nội của ông chuyển dịch sang tiếng Hy Lạp vào năm 132 trước Công nguyên). Chủ đề chính của sách cũng là sự khôn ngoan. Ông đưa ra nhiều lời khuyên để dẫn dắt cuộc sống của mình trong mọi tình huống. Chương 44 đến 50 ca ngợi những người vĩ đại của Cựu Ước.

BA-RÚC: chứa một thánh vịnh, một suy gẫm về Khôn ngoan và một diễn văn Ngôn sứ được gán cho Ba-rúc, môn đệ của ngôn sứ Giêrêmia (có lẽ không đúng). Sách tiếp theo sau Thư Giê-rê-mi gửi cho Ba-rúc, cảnh báo chống lại việc thờ ngẫu tượng - muộn hơn nhiều so với Giê-rê-mi.

BÀI CA CỦA BA THANH NIÊN HÍP-RI là một bổ sung cho cuốn sách Đanien, gồm lời cầu nguyện Abednego và bài ca giải thoát ba người trẻ bị ném vào lò lửa.

Câu chuyện bà SUZANNA được đưa vào trong sách Đanien sau, để vinh danh Ngôn sứ đã giải cứu người phụ nữ trẻ khỏi lời buộc tội sai lầm.

CÂU CHUYỆN CỦA BEL VÀ CON RỒNG theo sau tường thuật Suzanna cũng được soạn thảo cho vinh quang của Đa-ni-en.

LỜI CẦU NGUYỆN CỦA MANASSE là thú nhận tội lỗi, lấy cảm hứng từ sách 2 Sbn 33.

Cuốn sách MA-CA-BÊ thứ nhất kể về cuộc nổi dậy của người Do Thái, dưới sự chỉ đạo của Giu-đa Ma-ca-bê chống lại nhà vua Syria, Antiochus Epiphane (175 đến 135 trước Công nguyên). Đó là một tài liệu có giá trị về lịch sử Do Thái thời đó. Mục đích của cuốn sách, được viết vào khoảng năm 100 trước Công nguyên, là muốn cổ võ người Do Thái tiếp tục trung thành với Lề luật.

Cuốn sách thứ hai của MA-CA-BÊ kể về những sự kiện tương tự lên cho đến năm 160, nhưng bằng cách thêm những câu chuyện huyền thoại để xây dựng độc giả. Giá trị lịch sử của nó là ít hơn cuốn sách thứ nhất.

-------------------------------

Chú thích:

[2] A biblical canon or canon of scripture is a set of texts (or "books") which a particular Jewish or Christian religious community regards as authoritative scripture. The English word canon comes from the Greek κανών, meaning "rule" or "measuring stick". Christians were the first to use the term in reference to scripture, but Eugene Ulrich regards the notion as Jewish.

Different religious groups include different books in their biblical canons, in varying orders, and sometimes divide or combine books. The Jewish Tanakh (sometimes called the Hebrew Bible) contains 24 books divided into three parts: the five books of the Torah ("teaching"); the eight books of the Nevi'im ("prophets"); and the eleven books of Ketuvim ("writings"). It is composed mainly in Biblical Hebrew, and its Septuagint is the main textual source for the Christian Greek Old Testament.

Christian Bibles range from the 73 books of the Catholic Church canon, the 66 books of the canon of some denominations or the 80 books of the canon of other denominations of the Protestant Church, to the 81 books of the Ethiopian Orthodox Tewahedo Church canon.

The first part of Christian Bibles is the Greek Old Testament, which contains, at minimum, the above 24 books of the Tanakh but divided into 39 (Protestant) or 46 (Catholic) books and ordered differently. The second part is the Greek New Testament, containing 27 books; the four canonical gospels, Acts of the Apostles, 21 Epistles or letters and the Book of Revelation.

[3] Jamnia or Yavneh (יַבְנֶה) in the 1st century AD was a small town located along Israel’s southern coastal plain between Jaffa and Ashdod. It is believed that Jamnia hosted the discussions pertaining to the establishment of the Jewish canon. According to Rabbinic sources, when the Jerusalem Temple was destroyed by Titus in 70 AD, Yochanan ben Zakkai (a leading Pharisaic proto-rabbinic leader who opposed the Saddusaic leadership) established a center of learning in Jamnia. This attracted proto-rabbinic scholars to this area. After the Temple’s destruction, Jamnia gradually became a new spiritual center in Israel. Israel’s legislative body (the Great Beit Din later referred to as the Sanhedrin) relocated to Jamnia (Babylonian Talmud, Rosh Hashanah 31a). Other names often associated with Jamnia are Gamliel II, the leader of Bet Din and Akiva ben Joseph, a charismatic leader from the days of Bar Kochba Revolt.

[4] Khác với thư quy Cựu Ước Công giáo gồm tất cả 46 quyển, xếp theo 4 loại sau đây:

- Phần một là 5 quyển sách Lề luật của Mô-sê (Ngũ Kinh): Sáng Thế, Xuất Hành, Lê-vi, Dân Số, Ðệ Nhị Luật.

- Phần hai là 16 quyển sách Lịch Sử: Giô-suê, Thủ Lãnh (Thẩm Phán), Rút, 2 sách Sa-mu-en, 2 sách các Vua, 2 sách Sử Biên niên, Ét-ra, Nơ-khe-mi-a, Tô-bi-a, Giu-đi-tha, Ét-te, 2 sách Ma-ca-bê.

- Phần ba là 7 quyển Khôn Ngoan: Gióp, Thánh vịnh, Châm Ngôn, Giảng Viên, Diễm Ca, Khôn Ngoan, Huấn Ca.

- Phần bốn là 18 quyển Ngôn Sứ: I-sai-a, Giê-rê-mi-a, Ai Ca, Ba-rúc, Ê-dê-ki-en, Ða-ni-en, Hô-sê, Gio-en, A-mốt, Ô-va-đi-a, Gio-na, Mi-kha, Na-khum, Kha-ba-cúc, Xô-phô-ni-a, Khác-gai, Da-ca-ri-a, Ma-la-khi.

[5] 2 V 22,3-10: 3Năm thứ mười tám triều Giô-si-gia, vua sai ký lục Sa-phan, con ông A-xan-gia-hu, cháu ông Mơ-su-lam, đến Nhà ĐỨC CHÚA và nói: 4“Hãy lên gặp thượng tế Khin-ki-gia-hu, xin thượng tế cộng lại số bạc dâng vào Nhà ĐỨC CHÚA, mà các tư tế canh ngưỡng cửa đã nhận của dân; 5người ta phải trao số bạc đó cho những người lo việc sửa chữa, những người phụ trách Nhà ĐỨC CHÚA; rồi những người này phải trả cho những người lo việc sửa chữa Nhà ĐỨC CHÚA, để họ sửa chữa những chỗ hư hại trong đó; 6cũng phải trả cho thợ mộc, thợ xây nhà và thợ nề, để họ mua gỗ và đá đẽo mà sửa chữa Nhà ĐỨC CHÚA. 7Nhưng đừng đòi họ tính sổ về số bạc đã trao cho họ, vì họ hành động liêm chính.” 8Thượng tế Khin-ki-gia-hu nói với ký lục Sa-phan: “Tôi đã tìm thấy sách Luật trong Nhà ĐỨC CHÚA.” Ông Khin-ki-gia-hu trao sách cho ông Sa-phan đọc. 9Ký lục Sa-phan đến gặp vua và trình lên vua rằng: “Bầy tôi của vua đã đúc số bạc tìm thấy trong Nhà ĐỨC CHÚA, và đã trao cho những người lo việc sửa chữa, những người phụ trách Nhà ĐỨC CHÚA.” 10Rồi ký lục Sa-phan báo tin cho vua như sau: “Tư tế Khin-ki-gia-hu đã đưa cho tôi một cuốn sách.” Sau đó, ông Sa-phan đọc sách trước mặt vua.

[6] Theo Kinh thánh, sau cái chết của Vua Solomon vào thế kỷ thứ chín, vương quốc của vua David chia thành hai thực thể. Ở phía nam, vương quốc Giu-đa với Giê-ru-sa-lem là thủ đô và ở phía bắc, Vương quốc Ít-ra-en với thành phố Samaria là thủ đô. Theo lịch sử, vào năm -722, quân Assyria do Salmanazar V lãnh đạo sau đó là Sargon II tiêu diệt đất nước này, đặt dấu chấm hết cho vương quốc Ít-ra-en.

Một phần dân chúng bị đi lưu vong. Hai Sách Các Vua sau đó viết rằng vì Samaria bị xâm chiếm và định cư những người đến từ Babylonia hoặc Syria và dân Ít-ra-en ở Samaria đã ngã theo ngoại giáo. Người Sa-ma-ri luôn tự xưng là hậu duệ thuần túy của 10 chi tộc Ít-ra-en sinh sống tại Sa-ma-ri-a, và sẽ bác bỏ mọi cáo buộc ngoại giáo đến từ dân Do thái ở vương quốc Giu-đa phía nam.

[7] The Council of Jamnia, presumably held in Yavneh in the Holy Land, was a hypothetical late 1st-century council at which the canon of the Hebrew Bible was formerly believed to have been finalized and which may also have been the occasion when the Jewish authorities decided to exclude believers in Jesus as the Messiah from synagogue attendance, as referenced by interpretations of John 9:22 in the New Testament. The writing of the Birkat ha-Minim benediction is attributed to Shmuel ha-Katan at the supposed Council of Jamnia.

[8] Công đồng Tren-tô diễn ra từ năm 1545 -1563 do Giáo hoàng Phaolô III triệu tập.

---Còn tiếp---

 

zalo
zalo