Ngày tháng: 21/01/2025
Đang truy cập: 236

NHỮNG SUY TƯ VỀ VIỆC CẢI CÁCH TRIẾT HỌC VÀ FIDES ET RATIO (2)

III. Vai trò của triết học trong những cơ chế của giáo hội

Cuối cùng tôi đi tới vấn đề về vai trò của triết học trong các cơ chế của giáo hội. Một lối đi vào vấn đề này là giải quyết một vấn đề  dễ hiểu- và tế nhị - vốn nảy sinh theo sau việc phát hành "sắc lệnh về cải cách". Trong một số giới, phản ứng là rất tiêu cực đối với một mệnh đề được  sắc lệnh thêm vào Ordinationes:

Trong một cơ chế mà đồng thời có cả một phân khoa triết học lẫn một phân khoa thần học, khi những môn triết học vốn là phần của chu kỳ thứ nhất trong ngũ niên của thần học được thực hiện tại phân khoa triết học, thì thẩm quyền làm những quyết định về chương trình đó là khoa trưởng của phân khoa thần học; ông sẽ làm những quyết định đó hợp với luật lệ đang hiện hành, đang khi tán thưởng sự cộng tác chặt chẽ với phân khoa triết học[13].

Điều thêm vào Ordinationes gắn liền (thuộc về) cách riêng với những đại học giáo hoàng ở Roma; tất cả đều có hai phân khoa triết học và thần học. Một số triết gia làm việc trong những tình trạng như thế sẽ - thực sự đã - lý luận rằng việc Bộ Giáo dục Công giáo chỉ huy như thế không tương hợp với nhiều chỗ trong Fides et ratio; ở đây Đức Gioan Phaolô II nói về tính tự quản hợp pháp của triết học[14]. Tôi rất cảm thông với phản ứng này; nhưng ở đây tôi muốn đưa ra một lý luận tán thưởng việc chỉ huy này - ít nhất một cách để hiểu điều ấy.

Theo ý kiến của tôi, quyết định thì hoàn toàn hợp với sự thúc đẩy tổng quát của Fides et ratio. Như ta nói trước kia, một đặc tính nổi bật của Thông điệp là tính "trầm mặc" của nó:

Khả năng của nó là xem xét cả - hay ngay cả nhiều - phía của những vấn đề nó bàn đến. Vì thế, về tính tự quản của triết học, ta tìm thấy không chỉ những lời "thánh Alberto Cả và thánh Toma là những người đầu tiên nhận biết sự tự quản mà triết học và những khoa học khác cần nếu chúng phải thực hiện tốt trong những lãnh vực khảo cứu tương ứng của chúng." (Fides et ratio, 45) Nhưng cả phần lớn với tựa đề "những can thiệp của huấn quyền vào những vấn đề triết học" (De re philosophica magisterii iudicia) và  gồm 15 số (49-63). Dĩ nhiên, thật đúng, khoa trưởng của phân khoa thần học thì không phải là huấn quyền của giáo hội; nhưng cũng đúng rằng một khoa trưởng của triết học, đang khi nhấn mạnh với lý lẽ tốt đẹp về sự tự quản của triết học, có thể làm những quyết định về chương trình học vốn đi ngược lại những nguyên lý của thần học, do đó ảnh hưởng tiêu cực đến sứ mệnh của chính cơ chế của giáo hội. Nếu đàng khác, một khoa trưởng của thần học là chân thật với những nguyên lý của thần học, sẽ không bao giờ làm một quyết định  phương hại đến triết học. Sự hiệu đính lại Ordinationes phản ánh sự năng động này: sự sắp xếp "có tính chất kiến trúc" của các môn học[15].  

Theo ý kiến tôi, Fides et ratio trích dẫn chính xác đoạn văn đúng trong Aristote để đặc trưng hóa mối liên hệ giữa thần học và triết học. Trước hết, trong số 77, Đức Gioan Phaolô ghi nhận rằng "sự tìm tòi thần học, trong tất cả sự khảo cứu của mình, giả định và đòi hỏi lý trí được vun trồng và hình thành do suy tư và biện bác." Đoạn ngài cũng nói về "đặc tính cao quí (praestantiam) của sự tự quản mà triết học chủ trương (nắm giữ), ngay cả khi nó được gọi để giúp thần học." Nhưng rồi  ngài nói:

Chính bởi vì sự trợ giúp được kính trọng và bất khả thế này mà, từ thời kỳ giáo phụ trở đi, triết học được gọi là ancilla theologiae. Tên gọi đó không muốn chỉ ra sự lụy phục hèn hạ về phía triết học hay một vai trò hoàn toàn chức năng đối với thần học. Đúng hơn, lối diễn đạt đó được dùng theo nghĩa mà Aristote dùng khi nói về những khoa học thực nghiệm như thể chúng là "tôi tớ của triết học đệ nhất"[16].

Ở đây, Đức Gioan Phaolô rõ ràng qui chiếu tới Siêu hình học iii, 2; nơi đấy Aristote nói rằng triết học đệ nhất có tính chất xây dựng (architectonic) và có thẩm quyền (authoritative) về những khoa học khác, vốn như là "những nữ tỳ”[17]. Như tôi đã lý luận ở chỗ khác, điều này không có nghĩa rằng những môn học khác, chẳng hạn toán học, vật lý hay ngay cả đạo đức học, nhận những nguyên lý đệ nhất của mình từ triết học đệ nhất (hay siêu hình học) bằng một tiến trình diễn dịch,  bởi lẽ điều đó muốn nói rằng chúng không phải là những nguyên lý đệ nhất gì cả[18]. Aristote chủ trương rằng nhà siêu hình học không làm toán học hay vật lý hay bất kỳ cái gì khác hơn siêu hình học: nghiên cứu (học hỏi) hữu thể xét như hữu thể. Và  như  vậy những khoa học khác nắm giữ sự tự quản của chúng: chúng là đầy đủ nơi chính mình, mặc dù những nguyên lý đệ nhất của chúng  ở dưới sự bảo trợ của triết học đệ nhất.

Aristote cũng nói trong những đoạn văn được Đức Gioan Phaolô qui chiếu rằng những môn học khác không thể trái nghịch siêu hình học, và ngài tiếp tục lý luận rằng nguyên lý không mâu thuẫn thuộc về siêu hình học[19]. Nhưng điều này có nghĩa rằng, không chỉ những khoa học khác bị buộc bởi nguyên lý này, nhưng cả siêu hình học cũng thế khi nó nhìn vào những khoa học khác. Vì siêu hình học chính là nơi chốn (locus) của những nguyên lý cai quản hữu thể (mà bao gồm nguyên lý không mâu thuẫn), nên siêu hình học không thể  chịu được những luận đề mà mâu thuẫn trong những môn học khác. Theo nghĩa này siêu hình học có thẩm quyền trên và là vị thẩm phán của những môn học thấp hơn. Chẳng hạn, nếu một nhà vật lý cho phép những luận đề mâu thuẫn vào trong lý thuyết của mình, thì chính siêu hình học có thẩm quyền chỉ ra điều này và tuyên bố rằng lý thuyết đó cần sửa chữa.

Dĩ nhiên, nay trong đoạn văn tương ứng trong Fides et ratio, Đức Gioan Phaolô đang nói tiên vàn không phải về mối liên hệ giữa siêu hình học và những khoa học khác nhưng về mối liên hệ giữa thần học và triết học. Nhưng ngài cũng nhận biết rằng mối liên hệ sau này đây thì lệ thuộc (subject) cùng nguyên lý luận lý như mối liên hệ trước. Cho hiệu quả này, ngài trích dẫn công đồng Vatican I: "Không bao giờ có một sự bất đồng (divergence) chân thật giữa đức tin và lý trí, mặc dù đức tin thì cao hơn lý trí, vì cùng một Thiên Chúa mạc khải các mầu nhiệm và ban tặng phẩm đức tin cũng đã đặt trong tinh thần con người ánh sáng của lý trí. Thiên Chúa này không thể chối bỏ chính mình, hay chân lý cũng không thể mâu thuẫn chân lý[20]. Điều này kéo theo rằng, giống như nhà siêu hình học, nếu ông chân thật với những nguyên lý của triết học đệ nhất, không thể chấp nhận những mâu thuẫn trong những khoa học lệ thuộc, thì khoa trưởng lý tưởng của thần học cũng vậy - ông nắm đấy đủ bản tính của môn học của mình - không thể chấp nhận sự không nhất quán trong chương trình của triết học vốn chuẩn bị sinh viên để học thần học. Nhưng mặc dù khoa trưởng này không phải là khoa trưởng lý tưởng - và với sự kính trọng thích đáng, chúng ta có thể nói rằng điều này có thể xẩy ra [!] - theo Ordinationes được hiệu đính, ông buộc phải kính trọng "luật lệ đang hiện hành" (gồm chính Ordinationes mà chuyên biệt hóa cấu trúc cơ bản của chương trình các môn học) và tán thưởng "sự cộng tác mật thiết với  phân khoa triết học”[21]. Nhận biết vai trò có thẩm quyền của thần học theo cách này thì không phải là chối bỏ sự tự quản hợp pháp của triết học song đúng hơn là quan tâm đến sự bảo vệ của nó. Một khoa học không nhất quán thì như một con vật bị thương cực độ: nó trên đường đánh mất không chỉ sự tự quản mà chính sự hiện hữu toàn vẹn[22].

Sự nhấn mạnh trên sự nhất quán như thế trong những cơ chế của giáo hội là để cố xúy sự bình an trong các cơ chế nhưng còn trong chính cõi lòng của những người thuộc về chúng. Nói rằng đây là sự bình an của Đức Giêsu Kitô thật không phải là một sự phóng đại đạo đức, vì "ân sủng xây trên bản tính và đem bản tính đến hoàn thành”[23]. Sự bình an của Ngôi hai - của Logos - thì không ở ngoài sự bình an mà lý trí nhân loại có thể đạt được bằng cách kính trọng những nguyên lý của chính mình, tính khả tri của chính nó. Sự bình an cao hơn điều khiển sự bình an thấp hơn cho chính mình và làm cho chính điều ấy mạnh mẽ hơn, ngay cả khi nó chỉ tới điều ở trên lý trí nhân loại. "Được soi sáng bởi đức tin, lý trí được tự do khỏi tính mỏng dòn và những giới hạn rút ra từ sự bất tuân phục của tội lỗi và tìm được sức mạnh cần thiết để vươn tới sự hiểu biết về Thiên Chúa Ba ngôi" (Fides et ratio, 43).

IV. Kết luận

Vậy để kết luận những suy tư này về việc cải cách của Tòa Thánh về những môn triết học trong giáo hội, tôi đơn giản thích nhắc lại điều tôi đã nói về tầm quan trọng của sự biện bác phân tích trong đời sống của giáo hội và nhất là ở đó hoạt động đệ nhất là giảng dạy và học tập. Aristote nói trong cuốn Physics - và có lý đủ - rằng giảng dạy không xẩy ra trừ  phi một ai đó học tập [iii, 3, 202b 6-8] Ông chắc chắn cũng đồng ý rằng không ai thật sự học tập điều mà không chân thật hay điều không nhất quán. Một sự trân trọng lành mạnh sự biện luận có thể giúp chúng ta đảm bảo rằng sứ điệp của giáo hội thật sự tìm được một chỗ trong cõi lòng của những người nghe nó. 

Nhưng Đức Gioan Phaolô II nhắc nhớ chúng ta trong Fides et ratio rằng sự biện luận sẽ chỉ đưa chúng ta đi xa tới một mức độ mà thôi. Rất giống như một sinh viên trước một thầy giáo, tự chính bản tính của mình, lý trí con người tìm một giải thích lớn hơn chính mình: nó muốn biết nguyên do của mọi sự. Điều này không chỉ đòi hỏi rằng những lý luận đặc thù phải nhất quán nhưng toàn bộ tri thức được giáo hội dạy, bao gồm cả những nền tảng triết học của nó, phải nhất quán. Nó sẽ là như thế nếu không mâu thuẫn philosophia perennis.

Trong khi tìm cách cải tiến việc dạy triết học trong các cơ chế của mình, Giáo hội đã đặt trước chúng ta "khuôn mẫu hoàn hảo": những chương trình nhất quán của các môn học, những thầy giáo ngay thẳng cách tri thức, những sinh viên có lý trí một cách tiếp thu - và ngay cả những khoa trưởng thần học lý tưởng. Chắc chắn, thực tại ấy sẽ không đạt tới khuôn mẫu, nhưng không nỗ lực đến gần khuôn mẫu đó quả là mâu thuẫn cho cả đức tin và lý trí.

Kevin L. Flannery, S.J.

(giaolyductin.org 29/10/12, 3:49 pm)

Nguồn: simonhoadalat.com

---Hết---

--------------------------------------------

[13] “Decree on the reform,” hiệu đình Ordinationes art. 59, §4.

[14] Fides et ratio §§14, 16, 45, 48, 67, 75, 77, 79, 85, 106.

[15] See Aristotle, Nicomachean Ethics i,1,1094a1-18.

[16] Tôi đã hiệu đính bản dịch chính thức của tiếng Anh. Tiếng Latinh viết như sau:  “Hoc ipsum propter necessarium insigneque adiumentum a Patrum usque aetate ancilla theologiae vocitata est philosophia. Nomen istud minime usurpatum est ad subiectionem servitutemque quandam significandam vel munus demonstrandum merae functionis philosophiae in theologiam collatum. Locutio potius significatione adhibita est qua usus est Aristoteles, cum de scientiis experimentalibus quasi de ‘ancillis primae philosophiae’ dissereret” [AAS 91 (1999) 65].

[17] ...hōsper doulas...tas allas epistēmas [Metaph. iii,2,996b11].

[18] Kevin L. Flannery, Acts Amid Precepts: The Aristotelian logical structure of Thomas Aquinas’s moral theory (Washington, D.C. / Edinburgh: Catholic University of America Press / T & T Clark, 2001), 56–60.

[19] Xem Metaph. iii,2,996b27-997a12. Cuốn ba của Metaphysics là một liệt kê những aporiai (hay câu đố) phải được thảo luận sau trong tác phẩm đó. Trong cuốn 4, trở nên rõ ràng rằng Aristote chủ trương rằng nguyên lý không mẫu thuẫn thuộc vào siêu hình học, nhưng lập trường này được ám chỉ nhiều hơn ở đoạn này của metaphysics,  iii,2.

[20] Fides et ratio §53; Dogmatic Constitution on the Catholic Faith Dei Filius, IV (DS 3017).

[21] “Decree on the reform,” hiệu đính Ordinationes art. 59, §4.

[22] Fides et ratio §§81, 85.

[23] Fides et ratio §43, trích dẫn Summa theologiae 1.1.8 ad 2.

zalo
zalo