Ngày tháng: 31/12/2024
Đang truy cập: 31

Phẩm giá con người trong triết học Kant

Phẩm giá con người trong triết học Kant

 " Phẩm giá con người bất khả xâm phạm”[1]

 Điều này có nghĩa là hễ là người, bất cứ ai, bất cứ ở đâu, dưới bất cứ ý thức hệ nào, không phân biệt da màu, phái tính, giàu có hay bần cùng, học thức hay dốt nát, theo tôn giáo này hay theo tôn giáo khác, ý thức chính trị nầy hay ý thức chính trị khác, hể là người đều có nhân phẩm bất khả xâm phạm. Câu tuyên bố này tuy ngắn nhưng nó lại là dòng chữ đầu tiên Thể Chế Nhân Bản, là tuyên ngôn của xác tín và niềm tin của dân tộc Đức, được phát biểu ngắn ngủi như một mệnh lệnh. Và Immanuel Kant (sinh ngày 22 tháng 4 năm 1724 tại Königsberg; mất ngày 12 tháng 2 năm 1804 tại Königsberg), được xem là triết gia quan trọng nhất của nước Đức, hơn nữa là triết gia lớn nhất của thời kỳ cận đại (Neuzeit), của nền văn hóa tân tiến và của nhiều lĩnh vực khoa học nhân văn khác. Sự nghiệp triết học của ông được biết đến qua hai giai đoạn: "tiền phê phán" và sau năm 1770 là "phê phán". Học thuyết "Triết học siêu nghiệm" (Transzendentalphilosophie) của Kant đã đưa triết học Đức bước vào một kỉ nguyên mới. "Danh tiếng của ông đã đẩy lùi những gì đi trước vào bóng tối và toả sáng lên trên những gì đi sau", như nhận xét của triết sử gia J. Hirschberger. Trong triết học của ông, nhân phẩm con người được đề cao, ông đề cao giá trị con người, ông gọi những hữu thể có lí trí là những nhân vị bởi vì bản tính con người phân biệt họ khỏi những sự vật và làm thành những cứu cánh tự thân. Và để hiểu hơn thế nào về phẩm giá con người và đặc biệt là phẩm giá con người trong triết học của Kant.

Trước tiên ta đi tìm hiểu phẩm giá con người qua ý nghĩa ngôn ngữ ? Và hai từ “phẩm giá” bắt nguồn từ đâu và nó có ý nghĩa gì trong triết học Kant.

8 Trong triết học Tây phương thì đặc biệt chú ý đến “phẩm giá con người” (human dignity, gọi tắt là “nhân phẩm”), đòi hỏi cho mọi công dân được đối xử bình đẳng với nhau trong xã hội.

8 Tâm lý học hiện đại nói đến “nhân cách” (personality) như một trình độ trưởng thành mà con người cần đạt đến.

8 Trong thần học Kitô giáo, vấn đề “nhân tính” (humanitas) được nêu lên khi bàn đến mầu nhiệm Nhập Thể (Đức Kitô vừa là Thiên Chúa vừa là người: thiên tính và nhân tính hợp nhất trong một ngôi vị) và khi bàn về ơn gọi của con ngườ8i (con người được dựng nên giống “hình ảnh Thiên Chúa” và được mời gọi kết hợp với Ngài). Mặt khác, danh từ humanitas cũng còn được hiểu như là “nhân đạo”, đề cao việc đối xử với nhau hợp với tình người, chứ không như loài lang sói[2].

Nhìn vào thực tế, chúng ta dễ bi quan như Kant khi thấy con người thường tìm đủ lí do để biện hộ cho hành  vi của mình và những lí do rất ít khi là do đạo đức. Tại sao? Tại vì lí trí con người sẵn sàng tìm cách nghỉ ngơi cho đỡ mệt, bằng cách dựa vào những chiếc gối của những (lí do vật chất) kia: trong lúc mơ màng, lí trí thường bị những ảo ảnh lừa dối, và thay vì ôm nàng Jumon lí trí ta đã ôm một áng mây: lí trí đã thay thế đạo đức bằng một thứ quái vật lai căn kết thành bởi những bộ phận dị tính, nhìn vào đó ta có thết nhận ra bất cứ cái gì ta muốn trừ đạo đức.

Nhưng chúng ta không thể thất vọng về con người. Gần đây Camus, một văn sĩ được coi là phản ánh lương tâm thời đại đã nói trong con người có nhiều cái để kính phục hơn là để nguyền rủa. Kant còn nghĩ tốt hơn thế: con người có đủ căn bản tốt trong mình. Ý chí thuần túy không những là ánh sáng và còn sức thúc đẩy con người hành động theo nhân đức. chỉ cần con người gạt một bên những ảo ảnh sui nên do thị dục và tình cảm.

Đối với con người, ước muốn không chỉ có nghĩa là ước muốn đúng theo những luật lệ, nhưng còn là ước muốn đứng theo những luật lệ, nhưng còn là ước muốn cái gì, ước muốn một cứu cánh

Triết lí có câu: “con người bao giờ cũng hành động vì một mục tiêu”. Những mục tiêu, tức cứu cánh, cũng có ít là hai thứ: mục tiêu ở ngoài ta và mục tiêu ở nơi ta. Mục tiêu ở ngoài ta có thể là lợi lộc, quyền ưu đãi. Còn mục tiêu ở nơi ta, cũng gọi là cứu cánh nơi mình là bản chất tốt lành con người của ta. Đây cũng là một điểm quan trọng đã được Kant trình bày tỉ mỉ qua ba nguyên tắc sau:

- Con người, và nói chung là tất cả những hữu thể có lí trí, thì sinh hoạt như một cứu cánh tự thân chứ không chỉ như một phương tiện để những ý trí khác sử dụng tùy sở thích. Danh từ quan trọng và hơi khó hiểu là “cứu cánh tự thân”: sao lại gọi con người là một cứu cánh tự thân? Kant trả lời: vạn vật trong vũ trụ được coi là mục tiêu bởi vì chúng đáp lại những nhu cầu của con người, cho nên giả tỉ không có những ước muốn và như cầu ở nơi ta, thì những vật kia không còn ý nghĩa gì nữa, và tất nhiên không thể coi là mục tiêu hay cứu cánh nữa, và tất nhiên không thể coi là mục tiêu hay cứu cánh nữa. Vậy tính chất mục tiêu của chúng lệ thuộc vào nhu cầu của ta, nên không thể gọi đó là những cứu cánh tự thân.

Trở lại câu của Kant, ta thấy ông quyết con người hiện hữu (tức sinh hoạt) như một cứu cánh tự thân. Theo ông, đây là điểm then chốt cho quan niệm tự trị của ý chí. Nói một cách đơn giản thì câu nói có ý nghĩa là con người không sinh hoạt để tìm kiếm một cái gì ở ngoài mình, hoặc ở ngoài hành động của mình: mục tiêu của hành động là chính sự ngay chính của hành động. Trong biện chứng pháp siêu nghiệm, ta mới thấy tư tưởng của Kant trước sau vẫn thủy chung: ta chỉ biết và đánh giá con người do những hành vi của họ, vậy nếu hành vi được đánh giá bằng sự ngay thẳng hình thức của hành vi, thì ta dễ thấy sự tốt lành của một người ở tại thành tâm và thiện chí của họ.

- Thứ hai “Anh hãy hành động cách nào để đối xử với nhân tính nơi anh cũng như nơi những người khác như một cứu cánh, và đừng bao giờ chỉ sử đúng nhân tính đó như một phương tiện thôi.

Anh hãy hành động cách nào để… Anh hãy lo cho mỗi hành động của anh là một áp dụng của nguyên tắc tối cao: coi tha nhân như những nhân vị như anh, nên trong tương qua với tha nhanh, và phải coi họ là những cứu cánh chứ không phải chỉ là những phương tiện cho anh.

Và để minh họa cho nguyên tắc ông vừa đưa ra, Kant đã lược lại 4 trường hợp sinh hoạt là:

8 trước hết là vấn đề tự tử

8 thứ hai là trường hợp những bổn phận của tôi đối với tha nhân

8 thứ ba là những hành động tuy không bắt buộc, nhưng có tính thăng hoa con người chúng ta.

8Trường hợp sau cùng liên can đến những bổn phận có công trạng đối với tha nhân. Đây là những bổn phận không thực sự bó buộc, nhưng chỉ khuyên làm thôi. Thí dụ tương trợ, cứu trợ. Nếu ta chỉ không làm hại tha nhân, thì sự tôn kính nhân tính noi tha nhân mới chỉ là thái độ tiêu cực. Như thế  không đủ cho sự tiến triển và hạnh phúc của con người. Vậy tôi “phải coi những mục tiêu của tha nhân như chính là mục tiêu của tôi”, nghĩa là phải làm cho tha nhân tất cả những gì tôi muốn được người khác làm cho tôi trong những hoàn cảnh như thế: đó là coi nhân tính như cứu cánh tự thân.

Nhìn lại những trình bày của Kant, ta thấy Kant đã gần như bỏ lãnh vực thuần túy của lí trí để bước vào lãnh vực cụ thể của sinh hoạt con người. Alquié lưu ý chúng ta về chỗ Kant không còn dùng danh từ “lí trí thuần túy” hay là “ý chí thuần túy”, nhưng ông đã dùng chữ “con người” và chữ “nhân tính”, bản tính con người. “Kiểu nói của Kant đã thể hiện một sự đảo ngược. Sự kính trọng phải có đối với quy luật đại đức này trở thành thành sự tôn kính phải có đối với bản tính con người, mà bản tính này bao hàm một cái gì ngoài lí trí thuần túy nữa. Nếu không, chắc Kant chỉ dùng chữ “hữu thể có lí trí” hoặc “lí trí” thôi, chứ tại sao ông phải dùng chữ “con người”? Vậy mà ông đã dùng chữ “con người”, và ông cũng đã nói “nhân tính” và “nhân vị”. Đối chiếu điều này với nền tảng kinh thánh Kitô giáo có điều gì đó tương đồng. Ngay từ những trang đầu của Kinh thánh, chúng ta cũng đọc thấy những đoạn viết về phẩm giá cao quý của con người bởi vì được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa : “26 Thiên Chúa phán: "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất." 27 Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình,Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa,Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.” (St 1,26-27) ;

“3 Khi ông Ađam được một trăm ba mươi tuổi, thì ông sinh ra một người con trai giống như ông, theo hình ảnh ông, và đặt tên là Sết.4 Sau khi sinh ông Sết, ông A-đam sống tám trăm năm và sinh ra con trai con gái.5 Tổng cộng ông Ađam sống được chín trăm ba mươi năm, rồi qua đời.” (St 5, 3; 9, 6);

“23 Quả thế, Thiên Chúa đã sáng tạo con người

cho họ được trường tồn bất diệt.

Họ được Người dựng nên làm hình ảnh của bản tính Người.

24 Nhưng chính vì quỷ dữ ganh tị

mà cái chết đã xâm nhập thế gian.

Những ai về phe nó đều phải nếm mùi cái chết. (Kn 2,23-24).

Việc tôn trọng quyền lợi tha nhân được diễn tả cụ thể qua các giới răn ngăn cấm không được làm thiệt hại tới tính mạng, tài sản, danh dự của họ. Nói cho đúng, cần phải mất nhiều thời gian để cho dân Israel nhận ra rằng chân lý này có giá trị cho hết mọi nhân sinh chứ không phải chỉ có giá trị cho những phần tử thuộc dân riêng Chúa mà thôi. Ý thức đó được trưởng thành từ từ. Dù sao ta nên ghi nhận những ưu khoản dành cho các “ngoại kiều, kẻ góa bụa và mồ côi” “20 Nếu có ai lấy gậy đánh tôi tớ nam nữ của mình, làm cho nó chết ngay dưới tay mình, thì nó phải được báo oán.21 Nhưng nếu nạn nhân còn sống được một hai ngày, thì sẽ không được báo oán, vì chủ đã bỏ tiền ra mua nó.22 Nếu đàn ông đánh nhau mà xô phải một người đàn bà có thai, làm sẩy thai nhưng không gây tổn thương nào khác, thì phải bồi thường theo đòi hỏi của người chồng, và phải trả trước mặt trọng tài.23 Nếu có gây tổn thương, thì ngươi phải lấy mạng đền mạng,24 mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân” (Xh 21,20-23), tức là những thành phần lép vế trong xã hội. Một điểm đặc biệt nữa là tại Israel các vua không có uy quyền tuyệt đối: họ không thể ỷ lại vào quyền hành để mà cướp người cướp của. Họ sẽ bị trừng phạt nặng nề nếu phạm những tội tày trời đó, như ta thấy hai trường hợp điển hình nơi vua Đavít : “7 Ông Nathan nói với vua Đa-vít: "Kẻ đó chính là ngài! ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Israel, phán thế này: Chính Ta đã xức dầu phong ngươi làm vua cai trị Israel, chính Ta đã giải thoát ngươi khỏi tay vua Saun. 8 Ta đã ban cho ngươi nhà của chúa thượng ngươi, và đã đặt các người vợ của chúa thượng ngươi vào vòng tay ngươi. Ta đã cho ngươi nhà Israel và Giuđa. Nếu bấy nhiêu mà còn quá ít, thì Ta sẽ ban thêm cho ngươi gấp mấy lần như thế nữa. 9 Vậy tại sao ngươi lại khinh dể lời ĐỨC CHÚA mà làm điều dữ trái mắt Người? Ngươi đã dùng gươm đâm Urigia, người Khết; vợ y, ngươi đã cướp làm vợ ngươi; còn chính y, ngươi đã dùng gươm của con cái Ammon mà giết. 10 Ấy vậy, gươm sẽ không bao giờ ngừng chém người nhà của ngươi, bởi vì ngươi đã khinh dể Ta và cướp vợ của Urigia, người Khết, làm vợ ngươi.” (2Sam 12,7-10) và vua Acab : “17 Có lời ĐỨC CHÚA phán với ông Êlia, người Títbe, rằng:18 "Ngươi hãy đứng dậy, xuống gặp Akháp, vua Israel, ở Samari. Này, nó đang ở trong vườn nho của Navốt, vì nó đã xuống chiếm đoạt vườn nho ấy. 19 Ngươi hãy nói với nó rằng: "ĐỨC CHÚA phán thế này: Ngươi đã giết hại, lại còn chiếm đoạt nữa ư? -ngươi hãy nói với nó-, ĐỨC CHÚA phán thế này: Tại chính nơi chó đã liếm máu Navốt, thì chó cũng sẽ liếm máu ngươi"."20 Vua Akháp nói với ông Êlia: "Hỡi kẻ thù của ta, ngươi đã bắt được ta." Ông đáp: "Tôi đã bắt được ngài làm điều dữ trái mắt ĐỨC CHÚA. 21 Này, Ta sẽ giáng tai hoạ xuống trên ngươi: Ta sẽ xoá sạch hậu duệ ngươi, Ta sẽ tiêu diệt các đàn ông con trai của Akháp trong Israel, đang bị ràng buộc hay được tự do. 22 Ta sẽ làm cho nhà ngươi nên như nhà Giarópam, con của Nơvát, và như nhà Basa con của Akhigia, vì ngươi đã chọc giận Ta và đã làm cho Israel phạm tội."23 ĐỨC CHÚA cũng tuyên án phạt Ideven rằng: "Chó sẽ ăn thịt Ideven trong cánh đồng Gítrơen. 24 Kẻ nào thuộc về Akháp mà chết trong thành thì sẽ bị chó ăn thịt, người chết ngoài đồng sẽ bị chim trời rỉa thây." (1V 21,17-24).

Và sang đến Tân ước, việc tôn trọng phẩm giá con người lại còn được đề cao hơn nữa khi mà đức Kitô đồng hóa mình với những kẻ đói khát, trần truồng, khách lạ, đau yếu, tù tội (Mt 24,31-46). Những trang Phúc âm nói về lòng bác ái không biên cương đã thúc đẩy bao nhiêu thế hệ Kitô hữu quan tâm phục vụ những kẻ bị xã hội bỏ rơi, không ai đếm xỉa tới.

Phải nói rằng đó là những tiền đề và nguồn gốc của ý thức về nhân quyền: phẩm giá con người bắt nguồn từ Thiên Chúa, và ở trên các luật lệ của xã hội. Dựa trên niềm thâm tín đó, các nhà thần học luân lý thời Trung cổ không những biện minh cho việc bất tuân những luật lệ bất công mà thậm chí cho cả việc nổi loạn lật đổ bạo vương nữa (xc. Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologica II-II, q.42, a.2, ad 3m). Có lẽ cũng tại vì dựa trên tiền đề ấy cho nên Giáo hội rất dè dặt đối với bản Tuyên ngôn nhân quyền của cách mạng Pháp năm 1789. Cách mạng đã đòi cho người công dân được các quyền tự do, trong số đó có cả tự do tôn giáo, hiểu theo nghĩa là tự do ly khai khỏi tôn giáo, khỏi phải chấp nhận Thiên Chúa! Thế nhưng thử hỏi rằng: nếu gạt bỏ Thiên Chúa đi thì lấy gì mà biện minh cho quyền lợi của con người? Thần học cổ truyền cho phép người dân chống lại luật pháp bất công, bởi vì quan niệm rằng luật của nhà vua ở dưới luật của Thiên Chúa, vì vậy nếu mà luật vua trái với luật của Trời thì người dân buộc phải theo luật Trời chứ không buộc phải tuân theo luật của vua (xc. Cv 5, 29). Giờ đây, nếu chối bỏ Thiên Chúa, thì lấy gì mà biện minh cho một quy chuẩn cao hơn luật pháp của Nhà Nước? Thật là trớ trêu khi biết rằng đó cũng là vấn nạn mà Karl Marx nêu lên cho những ai muốn đòi hỏi quyền tự do cho con người mà không bắt nguồn từ Nhà nước!

Kant đã dẫn chúng ta đi từ chỗ khước từ cảm năng và lý trí cùng với tất cả những gì là thường nghiệm, không chấp nhận cho những yếu tố thường nghiệm dự phần vào bản chất của con người xét như con người chỉ là ý chí thuần túy, đến chỗ trở về với bản chất cụ thể của con người là một sinh hoạt, một hiện hữu.

Trong mỗi hoàn cảnh và mỗi khi phải quyết định, con người phải hành động làm sao để hành động của mình được coi là qui luật phổ thông cho mọi người: đó là “thâu gồm cái đặc thù vào trong cái phổ quát”. Kính trọng qui luật đạo đức là kính trọng nhân tính ở nơi mình và ở nơi tha nhân. Kính trọng qui luật đạo đức và thực hành theo qui luật đó, là tự trọng vậy.

Giải thích những ý tưởng trên đây, giáo sư Alquié đã biết mấy lời nồng nhiệt sau đây, giống như một bài ca tôn vinh nhân vị con người: “Đây không phải là một cứu cánh mà tôi phải thể hiện, nhưng là một cứu cánh mà tôi phải tôn kính. Đây không phải là một mục tiêu hoặc một sự thiện mà tôi có thể sở đắc, nhưng đây là một cứu cánh. Và cũng có những điểm gì đó với những tư tưởng của Công đồng Vaticanô II. Trong Hiến chế Vui mừng và Hy vọng. Phẩm giá con người được khẳng định dựa trên các tài năng tinh thần (trí tuệ, lương tâm, tự do: số 15-17), trước khi nói tới phẩm tính cao quý vì đã được kết hợp với Thiên Chúa nơi đức Kitô, Ngôi Lời nhập thể (số 22). Những quyền lợi của con người phát xuất từ bản tính con người, chúng là những yêu sách để cho con người sống xứng với phẩm giá của mình. Con người không thể bị đối xử như súc vật hay như đồ vật! Và sau sau công đồng Vaticano II, Giáo hội công giáo lại tiếp tục can thiệp sâu vào các vấn đề nhân quyền càng ngày càng gia tăng. Điều này được thể hiện qua sự hợp tác với Ủy ban thần học quốc tế để soạn văn kiện Phẩm giá và những quyền lợi của nhân vị vào năm 1984. Đức Gioan Phaolô II đã đề cập nhiều lần đến nhân quyền, đặc biệt là những bài diễn văn đọc tại Liên Hợp Quốc vào năm 1979 và 1995; và những thông điệp xã hội: Laborem exercens (số 16) Sollicitudo rei socialis (số 26), Centesimus annus (số 22 và 47) và thông điệp về sự sống Evangelium vitae. Ngài đã nhấn mạnh đến tất cả bốn thế hệ quyền lợi: các quyền tự do cá nhân, những quyền xã hội (thí dụ quyền làm việc), quyền của các dân tộc trên đường phát triển, bổn phận bảo vệ môi sinh[3].

Trong triết học của mình, Kant đã chứng minh cho kỳ được rằng, xét trên phương diện ý chí tự do, con người là một hiện hữu vượt ra ngoài thế giới khả nghiệm: nói cách khác, con người là một vật tự thân.

Tóm lại : trong những tác phẩm triết học của Kant, ông luôn đề cao phẩm giá con người trong vấn đề sinh hoạt đạo đức của mình. Và ông tố cáo tất cả những chủ trương đạo đức lấy đi tư lợi hay hạnh phúc làm tiêu chuẩn hành động. Ông đã chứng minh rằng, con người là một sinh hoạt tự do, nhưng sinh hoạt này lại nhất thiết ra nơi thế giới khả giác. Và tự do con người không phải là một quan niệm xuông, nhưng là một thực tại khách quan, và nó chỉ là thực tại khi ta thực sự thi hành những quyết định của ta. Đúng như Deleuze viết: “Bởi vậy quy luật đạo đức sẽ không là gì hết, nếu nó không được tiếp theo bằng những hành động cụ thể; và tự do cũng sẽ là khong, nếu nó không kèm theo những hậu quả khả giác”. Như vậy Kant giúp ta nhận ra con đường làm người. Ông giúp ta biết kính trọng những mệnh lệnh của qui luật đạo đức, tức là qui luật làm người.

Ts Giuse Vũ Văn Dũng

Nguồn: simonhoadalat.com


 


[1] Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức

[2] Phan Tấn Thành, Đời sống tâm linh, Roma 2009, tr 322-324

[3] http://www.lamhong.org

zalo
zalo