PHƯƠNG PHÁP THẦN HỌC TÍN LÝ - Phần 13/23
Lm. Paul Ngô Đình Sĩ
-----------------------------
PHẦN HAI:BỐ CỤC
Trong phần một, chúng tôi đã cố gắng hướng dẫn cụ thể và chi tiết những điều phải chuẩn bị để thực hiện một tiểu luận xứng tầm với cấp độ học thuật của các bạn. Tiếp theo đây là phần hai, chúng tôi sẽ đưa ra các yếu tố cơ bản cho việc soạn thảo tiểu luận.
Chúng ta đi vào trọng tâm của vấn đề: viết! Để thực hiện công việc khó khăn nhưng rất thú vị này, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết từng phần theo Cấu trúc của tiểu luận, giải thích và hướng dẫn các Phần chính của tiểu luận như “Dẫn nhập, Thân bài và Kết luận”...
Trong phân đoạn này, chúng tôi chọn và trình bày dàn bài tiêu biểu của tiểu luận bằng cách đưa ra các ví dụ cụ thể. Chúng tôi cũng xin nhắc lại ở đây, đối với giai đoạn viết, sinh viên đã phải nắm vững chủ đề và hiểu rõ góc cạnh chủ đề sẽ được triển khai (problèmatique).
Cấu trúc của luận văn tốt nghiệp hay tiểu luận có sự khác biệt đôi chút đối với các chương trình và ngành học. Do đó, các bạn cần ý thức về những điều mình đã nghe và đã học trong chương trình của mình, cũng như các lãnh vực chủ đề mà các bạn đã chọn. Tuy khác nhau, dàn bài của tiểu luận có rất nhiều điểm chung.
- Chúng ta nên phân biệt cấu trúc của toàn tiểu luận từ trang bìa đến các trang cuối của tiểu luận so với dàn bài hay bố cục luận văn gồm có Dẫn nhập, Thân bài và Kết luận.
- Trong ngành luật, người ta thích các bố cục hai phần chính và ba phần phụ của phần thân bài. Nhưng trong các môn khoa học nhân văn, triết học[23] và thần học, chúng tôi thường thấy các dàn bài có ba phần chính với hai hoặc ba phần phụ trong mỗi phần chính của phần thân bài (có nghĩa là không tính đến dẫn nhập và kết luận).
- Ở đây, chúng tôi chọn kiểu dàn bài tiêu biểu thứ hai. Ba phần chính có thể dựa trên phương pháp luận Xem, Xét, Làm.
Chủ đề: Giảng dạy giáo lý Công giáo trong thời đại 4.0
Vấn nạn hay góc cạnh của vấn đề (problèmatique): Sự xuất hiện của Internet mời gọi chúng ta ý thức một cuộc cách mạng về cách thức truyền đạt giáo lý tại Việt Nam như thế nào?
- Dẫn nhập
- Thân bài: (chúng ta có thể gọi mỗi phần chính là “chương”).
+ Chương 1: Giảng dạy giáo lý trong Giáo hội Công giáo trước thời đại Internet 4.0
_ Phân đoạn 1:
_ Phân đoạn 2:
_ Tiểu đoạn chuyển tiếp: (chúng tôi sẽ nói rõ công việc này hơn trong dàn bài chi tiết của tiểu luận)
+ Chương 2: Internet 4.0, xuất hiện công cụ mới trong việc truyền đạt giáo lý Công giáo
_ Phân đoạn 1
_ Phân đoạn 2
_ Tiểu đoạn chuyển tiếp
+ Chương 3: Áp dụng cho công việc truyền bá Tin mừng ngày hôm nay
_ Phân đoạn 1
_ Phân đoạn 2
_ Tổng hợp phê phán các phân đoạn 1 và 2
- Kết luận: Trả lời rõ ràng và cụ thể cho vấn đề được đặt ra và mở rộng vấn đề.
a. Tiểu đoạn chuyển tiếp là gì?
- Tiểu đoạn chuyển tiếp chỉ đơn giản là một đoạn văn gồm vài câu tạo liên kết giữa hai phần chính liền kề trong phần thân bài. Ví dụ: ba phần chính của thân bài sẽ có hai tiểu đoạn chuyển tiếp: chuyển tiếp giữa phần một và phần hai, và chuyển tiếp giữa phần hai và phần ba.
- Thực hiện chuyển tiếp rất hữu ích, vì phân đoạn chuyển tiếp cho phép kiểm tra xem diễn tiến các ý tưởng có mạch lạc hay không.
b. Nội dung của tiểu đoạn chuyển tiếp?
- Tiểu đoạn chuyển tiếp nên tuân theo cấu trúc logic 3 yếu tố.
+ Tóm gọn phần trước trong một hoặc hai câu.
+ Phê bình một yếu tố chưa đủ trong phần này để cho thấy rằng phần tiếp theo là cần thiết.
+ Loan báo phần chính tiếp theo.
c. Giản đồ minh họa
- Câu mở
- Chương 1
- Tóm ý chương 1
Tiểu đoạn chuyển tiếp - Nhận xét điểm thiếu
Loan báo ý chương 2
- Chương 2 ...
----------------------------------
ghi chú:
[23] Đối với các luận văn triết học, nội dung của 3 phần chính của thân bài có thể dựa trên cấu trúc của một tam đoạn luận “chính đề”, “phản đề” và “hợp đề” (Thesis/Antithesis/Synthesis Structure). All presentations and papers are expected to address the social, ethical and legal issues of a topic using the thesis, antithesis, synthesis framework of dialectical reasoning. Dialectical reasoning is a method of reasoning in which one starts with a thesis and develops a contradictory antithesis, both with rationales, and then combines and resolves them into a coherent synthesis, with the ultimate goal being the search for truth. Thesis: a statement or theory that is put forward as a premise to be maintained or proved. Antithesis: the negation or contradiction of the thesis. Synthesis: the resolution of the conflict between thesis and antithesis.
------------------------------
---Còn tiếp---