PHƯƠNG PHÁP THẦN HỌC TÍN LÝ - Phần 19/23
Lm. Paul Ngô Đình Sĩ
-----------------------------
CHƯƠNG 7: DẪN NHẬP VÀ KẾT LUẬN
Biết cách viết dẫn nhập là chìa khóa để thành công Tiểu luận.
- Các bạn có thể gây ấn tượng đầu tiên đối với ban giám khảo cũng như các độc giả khác.
- Một dẫn nhập tốt cho thấy khả năng của các bạn thể hiện trong phương pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu. Dẫn nhập như “prelude” của một bản nhạc cổ điển, loan báo âm điệu và nhịp điệu của một ca khúc để người đọc muốn chơi bản nhạc hay thả hồn vào lời ca.
- Vì thế, sau khi hoàn thành phần thân bài, các bạn bắt đầu suy nghĩ về cấu trúc dẫn nhập để chuyển tải vấn đề của luận văn, phương pháp và quy trình nghiên cứu của mình. Thật vậy, một khi đã viết toàn bộ luận văn, các bạn biết chính xác về chủ đề nghiên cứu của mình.
Trước tiên, nội dung của dẫn nhập trình bày chủ đề, cách đặt vấn đề, và dàn bài với cấu trúc chặt chẽ, cũng như phương pháp luận để triển khai luận văn.
- Đừng xem phần dẫn nhập như tóm lược tác phẩm hay công trình nghiên cứu của mình. Đây là phần quan trọng của luận văn (trong một tác phẩm xuất bản, các bạn có thể nhận ra các tác giả nghiên cứu rất chú ý và trau chuốt phần dẫn nhập, họ để tâm trí tư duy và kiểm chứng quy trình soạn thảo vì không muốn giảm thiểu giá trị bản văn của chính họ).
- Tuy không giới hạn về độ dài nhưng dẫn nhập phải tỷ lệ thuận với số trang của luận văn và càng ngắn gọn càng tốt.
- Ví dụ, một luận văn 100 trang, không tính thư mục và phụ lục, dẫn nhập có thể có độ dài 1/25, từ 4 đến 5 trang.
Cấu trúc của Dẫn nhập đòi hỏi các bạn tuân theo quy trình gồm 4 yếu tố sau đây: a) Chủ đề, b) Đặt vấn đề hay nêu vấn đề, c) Phương pháp luận, d) Dàn bài.
a. Chủ đề
Phần đầu tiên của dẫn nhập liên quan đến việc hình thành chủ đề của các bạn. Thực ra, năm yếu tố cơ bản phân tích một cách chi tiết dưới đây xem như “những viên gạch” xây dựng chủ đề của Tiểu luận.
- Bối cảnh chủ đề trình bày không gian và thời gian của đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của các bạn. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, các bạn có thể khởi đầu với một nhắc nhở lịch sử dẫn đến một ý tưởng, phát triển từ một khái niệm, gợi ý từ lãnh vực liên quan đến chủ đề.
- Tình trạng chủ đề là công việc xem xét tính cách thời sự của chủ đề như thế nào. Có tranh luận hay bàn thảo gần đây xung quanh chủ đề được đề cập không? Có sự kiện cụ thể nào liên quan đến chủ đề của bạn không? ...
- Hữu ích của chủ đề bày tỏ lý do tại sao chủ đề nghiên cứu của các bạn có ý nghĩa và đáng cống hiến thời gian nghiên cứu. Tại sao các bạn chọn nghiên cứu chủ đề này hôm nay? Điểm bắt đầu nào khiến bạn chú ý đến?
- Đa dạng của chủ đề có nghĩa là chủ đề của các bạn bao gồm các chiều kích khác nhau và nối kết với nhiều lãnh vực (kinh tế, xã hội học, tài chính, chính trị, tâm lý…). Các bạn nên giới hạn và nhấn mạnh đến một trong những khía cạnh và lãnh vực của chủ đề cho luận văn.
- Xác định các khái niệm và thuật ngữ của chủ đề có mục đích tránh tất cả mơ hồ hoặc mâu thuẫn hay vô nghĩa trong công việc nghiên cứu luận văn.
b. Đặt vấn đề: góc cạnh vấn đề, câu hỏi nghiên cứu và luận đề
“Không có lửa, làm sao có khói”. Trong chủ đề của các bạn, chắc chắc hàm ẩn một góc cạnh khiến tư duy của các bạn chưa xem đó là dữ kiện hiển nhiên. Nhiều nghi vấn được đặt ra đưa các bạn đến một câu hỏi chính, đưa đến một luận đề khiến bạn cố gắng tìm kiếm các luận chứng và phương pháp lập luận để minh chứng. Đây cũng là công việc giải thích mục đích của luận văn. Bạn đang cố gắng chứng minh điều gì? Kết quả mong đợi là gì?
c. Hệ phương pháp hay phương pháp luận (approach, methodology and method)
Phần một của tài liệu Hướng dẫn này đã đề cập đến phương pháp của luận văn thần học và phương pháp luận nghiên cứu. Chúng tôi chỉ xin nhắc lại ở đây rằng trong phần dẫn nhập, các bạn phải biết phương pháp luận đã chọn cho nghiên cứu và biện minh cho các lựa chọn các tiếp cận sẽ cho phép bạn đưa ra câu trả lời cho vấn đề được đặt ra (bảng câu hỏi, phỏng vấn, thu thập và xử lý dữ liệu, v.v.).
d. Dàn bài và minh chứng
Phần cuối của Dẫn nhập loan báo dàn bài của luận văn. Giải thích và minh chứng dàn bài được xây dưng cho phép các bạn kiểm tra được logic của quy trình lập luận của bạn có giải đáp được vấn đề hay không.
- Các tựa đề phần chính, cũng như các phân đoạn phụ phải nối kết mạch lạc và nhất quán giữa nhiều ý tưởng khác nhau.
- Loan báo dàn bài cần có sự giải thích sự tiến triển của các ý tưởng. Giải thích dàn bài là minh chứng tiến triển logic các ý tưởng luận văn.
Tựa đề: JESUS AND WORK: THE ROLE OF WORK AND VOCATION IN THE GOSPELS[24]
Tác giả: David Stiles,
A Thesis Submitted to the faculty Of Reformed Theological Seminary in partial fulfillment for the degree of Master of Arts (Religion). Charlotte, North Carolina November 2011
----------
Starting your introduction and Topic and context
The nature of work and labor relations in our world is rapidly changing. According to Juliet B. Schor, the annual hours individuals worked in their occupations rose by an annual average of 163 hours from 1969 to 1987 [1]. As a result, “half the population now says they have too little time for their families” because of work [2].
In recent years, technology and globalization (the access to global markets and issues with global competition) have changed the way many businesses operate. With changes to business models and the use of computerized systems, profound changes have occurred in the workplace. These changes have been so dramatic, according to economists Michael Piore and Charles Sabel, western countries are going through what they term a “second industrial divide.” [3]
--------------
1. Juliet B. Schor, The Overworked American: The Unexpected Decline of Leisure (New York: Basic Books, 1992), 29.
2. Ibid., 11.
3. Michael J. Piore and Charles F. Sabel, The Second Industrial Divide: Possibilities for Prosperity (New York: Basic Books, 1984), 207.
Focus and scope
With major changes occurring in the marketplace today and with many conflicting opinions regarding the nature of work, it is important for Christians to ask the question, “What does the Bible say about work?” More specifically, the question addressed in this thesis is: “What can be learned about work from the Gospels, and specifically, in the teaching of Jesus?”
Relevance and importance
At present, a number of biblical scholars contend that very little can be learned about work in the Gospels. Alan Richardson states that “not a great deal is said about man’s working life in the New Testament.” [4] Similarly, Miroslav Volf explains that the New Testament “makes no fundamental affirmations about the meaning of human work.” [5] Otto Piper states, “On the whole…the New Testament has little to say about work.” [6] Goren Agrell, in his examination of work, looks at only one passage from the Gospels (eight are from other NT sources) [7]. And The Dictionary of Jesus and the Gospels, a work examining a host of topics related to the Gospels, contains no articles bearing the title “work,” “workers,” or even “carpenter,” nor are there any references to those subjects in the index [8].
4. Alan Richardson, The Biblical Doctrine of Work (London: SCM, 1952), 30.
5. Miroslav Volf, Work in the Spirit: Toward a New Theology of Work (Oxford: Oxford University Press, 1991), 77.
6. Otto A. Piper, “The Meaning of Work” Theology Today 14 (July 1957): 175. Piper adds that work “did not occupy a central place in the thinking of the early Christians.”
7. Goren Agrell, Work Toil and Sustenance, Stephen Westerholm trans. (Forlag, Sweden: Verbum, 1976).
8. Joel B. Green, Scot McKnight and I Howard Marshall eds. The Dictionary of Jesus and the Gospels. (Downers Grove, Il.: InterVarsity, 1992.) In addition the word τέκτων (tekton), the Greek word for carpenter, does not appear in any articles in the dictionary.
Overview of the structure
My assertion, however, is that much can be learned from the Gospels in formulating a theology of work for contemporary Christians. Therefore, in this thesis I will explore the significance of work in the Gospels, and specifically in the teaching of Jesus. First, to provide a background to the study in the Gospels, I will explore the role of work and vocation in the Old Testament (OT), examining specific material and reaching some general conclusions.
Then I will examine the extra-biblical background to the Gospels, including Greco-Roman and Intertestamental/Rabbinic views of work. Next, I will analyze the Gospel information itself, including Jesus’ own work practices and his parabolic teaching, along with other specific passages. Then I will compare Paul’s teaching on work with that of the Gospels. I will then examine the historic debate on the theology of work in comparison to the teaching of the Gospels (including Early Church, Reformation, and Modern views on vocation). Lastly, I will wrap up my thesis with some general conclusions regarding Jesus’ teaching on work in the Gospels.
a. Định nghĩa
Phần kết luận là phần cuối cùng của luận văn. Mục đích chính là:
- Nêu rõ câu trả lời cho vấn đề đặt ra thông qua câu hỏi nghiên cứu chính.
- Tóm tắt và phản ánh về nghiên cứu của luận văn.
- Đưa ra các đề xuất trong tương lai về chủ đề này.
- Biểu thị những kiến thức mới mà bạn đã đóng góp.
Phần kết luận phải ngắn gọn và hấp dẫn, để cho người đọc hiểu biết các khám phá hoặc lập luận chính mà nghiên cứu của bạn đã đề cao.
b. Thảo luận và kết luận
Phần kết luận chứa đựng các yếu tố tương tự như một tham luận, và đôi khi cả hai thể loại kết hợp với nhau (đặc biệt là trong các bài báo ngắn). Nhưng trong một tiểu luận, thông thường các bạn nên cống hiến chương cuối cùng để kết thúc nghiên cứu và mang đến cho người đọc ấn tượng về đóng góp của các bạn.
- Phần kết luận nên ngắn gọn và tổng quát hơn phần thảo luận. Thay vì thảo luận về các kết quả cụ thể và giải thích dữ liệu một cách chi tiết, các chỉ bạn đưa ra các tuyên bố tổng hợp những hiểu biết quan trọng nhất của nghiên cứu.
- Không đưa ra dữ liệu, diễn giải hoặc lập luận mới.
c. Chiều dài của phần kết luận
Tùy thuộc vào thể loại tiểu luận, một nghiên cứu khoa học thực nghiệm thường sẽ có một kết luận ngắn gọn nêu một cách súc tích các phát hiện và khuyến nghị chính, trong khi đó một luận án khoa học xã hội nhân văn có thể cần nhiều trang hơn để kết thúc phân tích và gắn kết tất cả các chương lại với nhau trong một lập luận tổng thể.
Phần kết luận của một nghiên cứu thần học cũng giống như luận văn của ngành khoa học nhân văn. Như đã nói ở một trong các phân đoạn trên, phần kết thường phải chiếm khoảng 5-7% tổng số từ (1/20 cho 100 trang).
----------------------------------
ghi chú:
[24] https://rts.edu/wp-content/uploads/2019/05/201111-Stiles-David.pdf. Tham khảo ngày 29/07/2021.
-----------------------------
---Còn tiếp---