Ngày tháng: 21/12/2024
Đang truy cập: 67

PHƯƠNG PHÁP THẦN HỌC TÍN LÝ - Phần 2/23 - Lm. Paul Ngô Đình Sĩ

PHƯƠNG PHÁP THẦN HỌC TÍN LÝ - Phần 2/23

Lm. Paul Ngô Đình Sĩ

-----------------------------

II. Phương pháp và phương pháp luận

Phân biệt các thuật từ liên quan đến phương pháp luận: paradigm, theory, model, schema

Paradigm là gì?

Thuật từ này đến từ danh từ Hy-lạp παράδειγμα, có nhiều nghĩa khác nhau: 1) "pattern, example, sample"; 2) động từ παραδείκνυμι có nghĩa là "exhibit, represent, expose"; 3) tiếp đầu ngữ παρά cho ý niệm "beside, beyond"và 4) gốc từ δείκνυμι có nghĩa là "to show, to point out".

Từ paradigm đã trở thành một thuật ngữ quan trọng trong khoa học, từ khi xuất hiện tác phẩm The structure of Scientific Révolution[4] năm 1962. Công trình của Kuhn đã được dịch sang 19 thứ tiếng và hơn 740.000 bản tiếng Anh đã được bán từ năm 1962 đến 1990 .

Áp dụng trong nghiên cứu khoa học[5] và triết học[6], một paradigm là tập hợp riêng biệt các khái niệm hay “mẫu” hay “khuôn mẫu” tư tưởng, bao gồm các lý thuyết (theory), phương pháp nghiên cứu, các định đề, tiên đề hay giả thiết (postulate) và các tiêu chuẩn cho những gì hình thành các đóng góp hợp lý và hợp thức cho lãnh vực nghiên cứu[7].

Kuhn đưa ra lý thuyết về paradigm, trong đó ông cố gắng phân biệt hai ý nghĩa của khái niệm này: 1) Một mặt, paradigm là toàn bộ tập hợp các niềm tin, các giá trị và kỹ thuật được công nhận chung cho các thành viên của một nhóm nhất định. Mặt khác, paradigm biểu thị yếu tố biệt lập của tổng thể này: các giải đáp của các bí ẩn đặc trưng, được sử dụng làm mô hình (models) hoặc ví dụ (examples), có thể thay thế các quy luật (rules) làm cơ sở của các giải pháp cho các bí ẩn còn trong khoa học bình thường. ”(Kuhn, 1972, trang 207).

Thuật ngữ paradigm là một khái niệm đa nghĩa. Các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn không quan niệm hoặc định nghĩa thuật ngữ paradigm theo cùng một cách. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động khoa học đều phụ thuộc vào niềm tin, huyền thoại, tiêu chuẩn và quy phạm tạo cơ sở cho sự đồng thuận trong một nhóm các nhà nghiên cứu để xác định sự lựa chọn các vấn đề được nghiên cứu và các phương pháp được áp dụng để tìm ra giải pháp.

Paradigm thần học là gì?

Để hiểu thuật từ paradigm trong thần học, chúng ta đưa ra những ví dụ sau đây:

1. Trước đây, thần học Hội thánh Công giáo bận tâm về vấn đề hiệp nhất. Từ Công đồng Vaticanô II, Hội thánh không được chỉ quan tâm đến sự hiệp nhất nội bộ giữa các Ki-tô giáo, mà còn là của toàn thể nhân loại. Hai khía cạnh của "chủ nghĩa đại kết" có liên quan với nhau, mặc dù không giống nhau. Sự đa dạng tôn giáo đã hình thành chân trời mới của thần học, Hội thánh Công giáo đã nhìn nhận những sự thật nơi các tôn giáo khác[8]. Tư duy thần học khởi xướng bởi Công đồng Vaticanô II về quan hệ giữa Công giáo và các tôn giáo khác vẫn còn đặt nền tảng trên Ki-tô học. Nhiều nhà thần học đã đưa vào vấn đề này một “paradigm mới” tập trung vào sự hiện diện và tác động của Chúa Thánh Thần[9].

2. Carolyn Sharp đã viết bài báo có tựa đề “La théologie féministe: l’émergence d’un paradigme” trong L’Autre parole[10], 20 ans de luttes féministes, tập san của các phụ nữ ki-tô giáo và nữ quyền, số 69, năm 1996, trang 21-26. Bà đề cập đến chủ đề nữ quyền như một paradigm mới của thần học.

3. Claude Geffré, nhà thần học dòng Đa minh, đã viết bài báo có tựa đề “Le pluralisme religieux comme nouveau paradigme de la théologie[11]”. Tựa đề bài viết cho chúng ta hiểu rằng, các nhà thần học bắt đầu từ nay tư duy về vấn đề đối thoại tôn giáo với “paradigm” mới: sự thật Thiên Chúa hiện diện thế nào trong các tôn giáo khác nhau.

Thuật từ paradigm đôi khi cũng được sử dụng theo nghĩa lý thuyết.

Lý thuyết là gì (theory)?

Lý thuyết là một hệ thống tư tưởng bao gồm các khái niệm/phạm trù, phán định (phán đoán/nhận định), và quá trình lập luận, như luận kết (suy diễn, quy nạp, loại tỷ) hoặc/và luận chứng (chứng minh, phủ bác) hợp logic nhằm làm sáng tỏ hệ thống đặc trưng, bản chất và các quy luật biến đổi của đối tượng nhất định trong Tự nhiên, Xã hội và Tư duy.

Do đó, một lý thuyết được sử dụng để xác định, mô tả, hiểu, giải thích, biểu diễn và dự đoán một hiện tượng cụ thể và một tập hợp các mối quan hệ đặc trưng cho hiện tượng này sau khi xác minh một số giả thuyết nhất định. Lý thuyết cũng được sử dụng để đặt những câu hỏi mới, để cấu trúc một phần các quan sát, để đưa ra phán đoán về thực tế và thậm chí, trong một số trường hợp, để đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến tiến trình của các sự kiện hàng ngày.

Mô hình thần học là gì? (Theological Model)

Nói chung, mô hình được phát triển như một phần mở rộng của lý thuyết mà trên thực tế đó là phép chiếu hình của lý thuyết như trong môn hình học. Mô hình đề cập đến một phạm vi tình huống hạn chế hơn so với lý thuyết, mô hình thường có ứng dụng hạn chế hơn. Mô hình không phải là một công cụ giải thích và khái quát hóa nhưng nó đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng các lý thuyết.

Nguồn gốc của khái niệm mô hình là kỹ thuật, một bản tái tạo thu nhỏ của đối tượng hoặc quá trình. Theo quan điểm này, thuật ngữ "mô hình" bắt đầu được sử dụng phổ biến trong phương pháp khoa học và nó chỉ định các phương tiện biểu diễn khác nhau và các sơ đồ được sử dụng để mô tả và giải thích các hiện tượng khác nhau.

Ngày nay, khái niệm về mô hình trước hết đề cập đến việc hiện thực hóa cụ thể một điều gì đó hơn là một lý thuyết về điều này. Một mặt, mô hình phục vụ để làm rõ và chuyển đổi về mặt toán học những gì được mô tả một cách phổ biến trong các ngành khoa học thực nghiệm và mặt khác, để biểu diễn bằng các hình hình học hoặc bằng các loại ký hiệu khác nhau các mệnh đề hoặc nhóm mệnh đề khác nhau của một lý thuyết. Do đó, mô hình không phải là một lý thuyết mặc dù, đôi khi, nó bị nhận thức và hiểu một cách sai lầm như là một lý thuyết.

Các đặc điểm của một mô hình như sau:

     Một mô hình chỉ đại diện cho một số đặc điểm của đối tượng hoặc hiện tượng được nghiên cứu. Những đặc điểm này được phát biểu dưới dạng một tập hợp các mệnh đề có hệ thống liên quan đến các quan sát và đo lường được thực hiện trên các khía cạnh nhất định của một đối tượng hoặc một hiện tượng.

     Một mô hình luôn đơn giản hơn đối tượng, hiện tượng hoặc quá trình mà nó được cho là đại diện và giải thích. Nó là một phương tiện được sử dụng cho cả việc biểu diễn và nghiên cứu một hiện tượng. Nó cũng là một công cụ trí tuệ hoặc cụ thể.

     Một mô hình là tạm thời theo nghĩa là sự phát triển của kiến thức và sự hiểu biết về những gì nó đại diện dẫn đến sự biến đổi hoặc bác bỏ nó. Chúng ta không bao giờ được quên rằng một mô hình luôn kém hơn nhiều so với thực tế được thể hiện.

     Một mô hình tốt hầu như luôn luôn là phác thảo về quá trình. Khi bạn xây dựng một mô hình, bạn phải tự hỏi liệu bạn đã đại diện cho ít nhất một quy trình trong đó chưa. Một mô hình đại diện cho một quá trình phải luôn có thể suy ra một nhận định chung từ góc độ quan hệ.

Sơ đồ thần học (Theological Schema)

Sơ đồ là một phương tiện biểu diễn đơn giản, tượng trưng, ​​tượng trưng và chức năng của các thực tại và mối quan hệ có thể nhận biết được hoặc không thể nhận thấy được (Schmid, 1954; Zeisel, 1957; Duchastel, 1979; Hawk, 1985; Juneau, 1987). Trên thực tế, sơ đồ là một biểu diễn hợp lý về các khía cạnh thiết yếu của một thực tế.

Do đó, nó đòi hỏi sự lựa chọn các yếu tố phù hợp và sự tổng hợp của các yếu tố này và các mức độ quan hệ khác nhau của chúng. Một sơ đồ tốt phải cho phép người đọc hiểu được các nguyên tắc lôgíc đã quyết định, một mặt, việc lựa chọn các yếu tố có liên quan và các mối quan hệ của chúng, mặt khác, cấu trúc của thông tin được trình bày. Sự hiểu biết này, cần thiết cho việc diễn giải một biểu đồ, giúp có thể tái tạo lại bối cảnh biện minh cho sự tồn tại của nó và, đồng thời, xác định ý nghĩa của nó. Mục đích, hoàn cảnh, các chi tiết cụ thể (loại sơ đồ, kích thước, hình dạng, tỷ lệ, độ dày của đường kẻ, phông chữ, màu sắc, v.v.), việc sử dụng, giá trị rõ ràng hoặc tiềm ẩn, các phương thức chiếm đoạt có thể là một số trong những các yếu tố xác định ngữ cảnh của lược đồ.

III. Cấu trúc của Hướng dẫn

Một cách đơn giản, chúng tôi trình bày các phương pháp thực hiện luận văn qua ba giai đoạn rõ rệt: giai đoạn trước khi viết, giai đoạn viết, giai đoạn sau khi viết. Ba giai đoạn thể hiện trong ba phần theo trình tự thời gian thực hiện tiểu luận: phần thứ nhất là giai đoạn “Trước khi viết” sẽ dài hơn phần thứ hai là giai đoạn “Hướng dẫn cụ thể cho soạn thảo” và phần thứ ba là giai đoạn “Hoàn thành tiểu luận”.

Trong giai đoạn đầu tiên, sinh viên luôn ưu tư về chủ đề, mình sẽ làm luận văn với đề tài nào? Họ thường chọn một tựa đề với cái khái niệm đôi khi không mấy mạch lạc, hoặc bao quát một lãnh vực rộng lớn, và không biết mình muốn nghiên cứu chính xác về vấn đề nan giải nào. Nói đúng hơn, phần lớn các sinh viên không nghe nói đến, hoặc không hiểu một yếu tố rất quan trọng của nghiên cứu, đó là cái mà tiếng pháp gọi là “problèmatique[12], một số giáo sư Việt Nam gọi là “vấn nạn”, “góc khuất” hay “cách nhìn mới” của chủ đề đã chọn. Vì khi điều chính yếu mình cần được sáng tỏ, các bước tiếp theo của luận văn sẽ được thực hiện dễ dàng hơn, vì chính “problèmatique” hướng dẫn sinh viên thực hiện dàn bài nghiên cứu, cũng như tìm thấy phương pháp luận thích hợp.

Như thế, chương thứ nhất của giai đoạn một sẽ đề cập đến các vấn đề căn bản này. Chương thứ hai sẽ giúp các sinh viên cách thức tìm các tài liệu tham khảo và xác định phương pháp đọc và xử lý các thông tin có thể dùng trong luận văn. Trong chương thứ ba, sinh viên sẽ học cách thực hiện dàn bài thích đáng, vì dàn bài hướng dẫn quy trình soạn thảo luận văn cho sinh viên. Trước khi qua giai đoạn soạn thảo, các bạn sinh viên cũng cần thiết lập cho mình một lịch nghiên cứu, lịch này không những giúp sinh viên hoàn thành tốt luận văn và đúng thời gian.

Giai đoạn thứ hai, như đã nói, là phần soạn thảo. Viết và trình bày các ý tưởng và lập luận của mình cũng là một nghệ thuật cần phải học. Chương thứ nhất, các sinh viên sẽ học cách phân tích các vấn đề liên quan đến luận văn và tư duy về các công cụ phương pháp khác nhau để thực hiện. Nói cách khác, các sinh viên cần thiết lập cho mình, như đã có nhắc trên đây, quy trình làm tiến triển bản văn, “hệ phương pháp”, hay còn gọi là “phương pháp luận”[13]. Chương thứ hai, đề cập đến cách viết các phần của thân bài, sau đó các phần dẫn nhập và kết luận. Chương thứ ba cống hiến vào công việc xử lý các thông tin không thuộc trực tiếp vào ý tưởng đang trình bày, nhưng chúng cũng góp phần làm minh bạch để hiểu lập luận và ý tưởng trình bày trong luận văn và các sinh viên cần học cách thực hiện các “cước chú”.

Soạn thảo xong luận văn, chưa phải lúc sinh viên hay nghiên cứu sinh thở phào nhẹ nhõm. Giai đoạn hoàn thành (phần thứ ba) cũng không kém phần quan trọng để có một luận văn chất lượng. Trong chương thứ nhất, chúng ta đề cập đến việc “đọc và sửa các lỗi chính tả, khó hiểu, vụng về” sau đó “xem xét và đặt lại các tựa đề cho hợp lý”, và sửa đổi hay trình bày lại một số yếu tố nhằm mục đích làm minh bạch và logic hơn luận văn. Chương thứ hai sẽ giúp các bạn sinh viên thực hiện các phần còn lại của luận văn như cách “trình bày trang bìa”, “viết lời mở đầu”, “lời cảm ơn”, “phần tóm lược”, “mục lục tổng quát”, “bảng liệt kê các hình và giản đồ minh họa”, “bảng liệt kê các cụm từ viết tắt”, “từ vựng giải thích”... Chúng ta cũng không quên các trang cuối của luận văn: khuyến nghị, lời cuối, thư mục và phụ lục.   của Hướng dẫn nhắc các sinh viên đọc lại lần cuố, gửi cho giáo sư hướng dẫn, và nếu không có gì phải sửa chữa thêm, sinh viên in luận văn và nộp cho văn phòng thư ký của Học viện hay Đại học. Trong thời gian chờ đợi ngày bảo vệ chính thức, các sinh viên cần chuẩn bị tư tưởng và tinh thần, soạn thảo bản văn trình bày trong ngày bảo vệ và dự thảo cách câu hỏi có thể đến từ ban giám khảo.

Dẫn nhập khá dài, nhưng cần thiết để đi vào các phần tiếp theo của Hướng dẫn.

----------------------------------

ghi chú:

[4] Paul Hoyningen-Huene, nhà vật lý và giáo sư triết học tại Đại học Constance, đã phân tích và chú giải các ấn phẩm của Kuhn từ năm 1959. Ông đã sống một năm với Kuhn Học viện Công nghệ tại Massachusetts trước khi xuất bản cuốn sách của ông.

[5] Kuhn suggests that certain scientific works, such as Newton's Principia or John Dalton's New System of Chemical Philosophy (1808), provide an open-ended resource: a framework of concepts, results, and procedures within which subsequent work is structured. Normal science proceeds within such a framework or paradigm. A paradigm does not impose a rigid or mechanical approach, but can be taken more or less creatively and flexibly.

[6] The Merriam-Webster Online dictionary defines this usage as "a philosophical and theoretical framework of a scientific school or discipline within which theories, laws, and generalizations and the experiments performed in support of them are formulated; broadly: a philosophical or theoretical framework of any kind."

 [7] The original Greek term παράδειγμα (paradeigma) was used in Greek texts such as Plato's Timaeus (28 AD) and Parmenides as one possibility for the model or the pattern that the demiurge used to create the cosmos. The term had a technical meaning in the field of grammar: the 1900 Merriam-Webster dictionary defines its technical use only in the context of grammar or, in rhetoric, as a term for an illustrative parable or fable. In linguistics, Ferdinand de Saussure used paradigm to refer to a class of elements with similarities.

[8] Achiel Peelmann: Les nouveaux défis de l’inculturation, Edt. Novalis et Lumen Vitae, Université Saint-Paul, Ottawa, Canada, 2007, pp. 135-138.

[9] Samuel Désiré JOHNSON, “Le saint Esprit: nouveau paradigme théologique et missiologique?”, chương 5, trong Les chrétiens et la diversité religieuse. Les voies de l’ouverture et de la rencontre, Publisher: Karthala, Editors: sous la direction de Jean-Claude Basset & Samuel Désiré Johnson, tr. 79-93.

[10] https://www.lautreparole.org/la-theologie-feministe-lemergence-dun-paradigme/

[11] http://jbdnd.free.fr/Texte/theologie_nouveauparadigme.htm

[12] Trong tiếng Pháp, người ta cũng dễ nhầm lẫn giữa hai từ “problème” và “problèmatique”

[13] Ở đây, chúng ta cần phân biệt các khái niệm nghiên cứu thường bị nhầm lẫn như “methodology, research methodology và research method”. Xin xem lại phân đoạn có tiêu đề “Phương pháp và phương pháp luận” ở trong phần dẫn nhập của Hướng dẫn này.

-------------------------

---Còn tiếp---

zalo
zalo