Ngày tháng: 21/01/2025
Đang truy cập: 238

PHƯƠNG PHÁP THẦN HỌC TÍN LÝ - Phần 21/23 - Lm. Paul Ngô Đình Sĩ

PHƯƠNG PHÁP THẦN HỌC TÍN LÝ - Phần 21/23

Lm. Paul Ngô Đình Sĩ

-----------------------------

PHẦN BA:HOÀN THÀNH

 

CHƯƠNG 8: HIỆU ĐÍNH

I. Hoàn chỉnh luận văn

1. Kiểm tra

Khi bạn đã viết xong phần kết luận, bạn chỉ còn một vài bước cuối cùng để hoàn thành công trình của mình.

- Giờ đây, bạn nên viết phần tóm lược (Abstract) khi nội dung của luận văn vẫn còn trong đầu bạn. Nếu bạn không biết phải viết như thế nào, hãy đọc lại phân đoạn A.2.3 của Hướng dẫn về cách viết phần tóm lược.

- Sau đó, bạn cần đảm bảo rằng danh sách tham chiếu của bạn đã hoàn chỉnh và được định dạng chính xác. Khi đã thêm bất kỳ phụ lục nào, bạn có thể tạo mục lục và trang bìa tựa đề.

- Cuối cùng, hãy đọc lại toàn bộ tài liệu để đảm bảo rằng tiểu luận của bạn được viết rõ ràng và không sai lỗi ngôn ngữ. Bạn có thể tự mình hiệu đính, nhờ bạn bè xem qua và chỉnh sửa.

2. VÍ dụ: Tóm lược (Abstract)

Jesus and Work: The Role of Work and Vocation in the Gospels David Stiles[26]

The nature of work and labor relations in our world is rapidly changing. For Christians encountering these major changes today, it is important to ask the question, “What can be learned about work from the Gospels, and specifically, in the teaching of Jesus?” My assertion is that much can be learned about work and vocation from the Gospels and that Jesus’ teaching in the Gospels is significant in understanding a theology of work for contemporary Christians.

At present, however, a number of scholars seem to agree that very little can be learned about work in the Gospels. After briefly looking at these contemporary views this thesis first explores the Hebrew understanding of work in the Old Testament, viewing specific passages in the Old Testament and then making general conclusions about vocational language used in the Old Testament by exploring work as:

- a gift from God

- a reflection of the Fall

- service to God and

- the Lord’s deliverance from toil.

Next, the thesis analyzes the Greco-Roman understanding of work by reviewing passages from Classical writers as well as contemporary social scientific historians exploring the role of mythic geneology as the source of work as well as the widespread belief in chance/luck. For further background, the thesis briefly explores Inter-testamental/Rabbinic sources to understand trade and work in the time of Jesus. I will also examine the trades despised during the time of Christ in order to identify later if Jesus reflected the views of his contemporaries.

The majority of the thesis studies several selected passages as well as the general use of vocational language in the Gospels and examines the work of Christ prior to and during His public ministry and the parables of Christ and His teaching on work.

The thesis next reviews the historic debate on the Theology of Work (in comparison to Jesus’ teaching in the Gospels), by analyzing the views on vocation from Church History (including Early Church views, teaching from the Reformation period, the Puritans and other Reformed views, and contemporary views) as they relate to the Gospel’s teaching on the doctrine of work.

The thesis also examines the use of the Gospels in Modern theologies of work and concludes with a summary of Jesus’ teaching on work in the Gospels.

II. Chỉnh sửa các tựa đề

1. Thể loại tựa đề

Tìm một tựa đề chính xác và thích hợp với vấn đề nghiên cứu của một luận văn không phải lúc nào cũng dễ dàng. Chúng tôi sẽ cung cấp các mẹo để thực hiện công việc này:

- Tựa đề chính của tiểu luận phải: a) có chức năng thông báo, b) ngắn gọn và sắc bén, c) phù hợp.

- Chúng ta có thể có ít nhất ba thể loại tự đề: a) Tựa đề “mô tả”, b) Tựa đề hàm chứa cách nêu vấn đề, c) Tựa đề khẳng định.

+ Tựa đề mô tả nêu hiện tượng, đối tượng nghiên cứu, nhưng không nêu vấn đề nghiên cứu hoặc kết quả phân tích. Ví dụ:

     Đức tin và Doanh nghiệp.

     Giáo dục đức tin cho con cái trong văn hóa internet.

     Sống công bằng Kitô giáo trong doanh nghiệp hiện nay.

     Cạnh tranh thương mại trong luân lý Công giáo

+ Tựa đề hàm chứa “đặt vấn đề” (problèmatique) được xây dựng dưới dạng một câu hỏi liên quan đến vấn đề của tiểu luận. Ví dụ:

     Thành công trong cuộc sống: không liên quan gì đến đức tin Công giáo?

+ Tựa đề khẳng định cho biết trước kết quả nghiên cứu (hiếm hơn). Sinh viên biểu đạt lập trường và quan điểm trực tiếp trong tựa đề của luận văn. Ví dụ:

     Bác ái gia đình: chứng nhân của Chúa Giêsu.

2. Phẩm chất tựa đề

Tóm lại, các tựa đề phải:

- Ngắn gọn: cố gắng có tựa đề ít hơn 10 từ.

- Sử dụng các thuật ngữ chính: Tìm các "từ khóa" (liên quan đến lãnh vực nghiên cứu, các khái niệm chính của chủ đề nghiên cứu).

- Xác định bối cảnh: theo “bối cảnh”, bạn phải hiểu khuôn khổ công việc của mình (một thế kỷ hoặc một thời đại, một tác giả hay một cuốn sách, v.v.).

- Sửa tựa đề khi soạn thảo tiểu luận hoàn thành: hoàn thành tựa đề sau khi viết xong tiểu luận cho phép nắm bắt được ý chính.

III. Hiệu đính sau khi viết

Bất kể chất lượng công việc của bạn như thế nào, nếu văn bản của bạn có lỗi cú pháp, chính tả, ngữ pháp hoặc liên từ, nó sẽ làm mất uy tín tiểu luận của bạn. Để đảm bảo rằng luận văn của các bạn có chất lượng và không có sai sót, hãy sửa chữa bất kỳ lỗi nào trước khi nộp tài liệu.

1. Định nghĩa

a. Hiệu đính

Hiệu đính tiếng Anh là Revise. Đây là công việc thực hiện sau khi các bạn hoàn thành công việc soạn thảo tiểu luận. Việc hiệu đính tiểu luận thường được được thực hiện bởi những người có chuyên môn, có thể là chính các bạn đọc lại nhiều lần và cố gắng tìm thấy các sai lỗi, hoặc nhờ giáo sư hướng dẫn (có lẽ họ chỉ có thời gian đọc và chỉ những chỗ sai) hay một người bạn có chuyên môn, hay một công ty chuyên hiệu đính nếu có. Nhưng với các điều kiện sau đây:

- Những người có chuyên môn, biết giỏi về ngôn ngữ và hiểu về văn chương và cú pháp.

- Người hiệu đính có mục đích đọc tài liệu và cố gắng hiểu nó. Họ tự đặt mình như một người đọc bình thường, người không biết chủ đề này và cố gắng hiểu lập luận của các bạn.

- Từ hiệu đính đề cập đến phương pháp sử dụng, trong khi hiệu chỉnh đề cập đến kết quả (sửa chữa).

b. Hiệu chỉnh

Về mặt hiệu chỉnh, chính các bạn (tác giả luận văn) hay một người khác cố gắng trau chuốt hình thức ngôn ngữ của tài liệu để tạo điều kiện dễ hiểu. Công việc không dễ dàng, bao gồm:

- Sửa lỗi chính tả, ngữ pháp, dấu chấm câu, cú pháp, từ ngữ và văn phong.

- Phát hiện các câu khó hiểu, mơ hồ, dùng từ ngữ không chính xác.

- Lập luận mâu thuẫn, ý tưởng lặp lại, không nhất quán và mạch lạc.

2. Hiệu đính, ích lợi gì cho tiểu luận?

Hiệu đính và hiệu chỉnh tiểu luận là điều kiện tiên quyết để tránh những bất ngờ khó chịu vào ngày bảo vệ luận văn, đặc biệt là khi luận văn được xem xét bởi chính giáo sư hướng dẫn.

- Chính tả là một trong những tiêu chí đánh giá tiểu luận, cũng như các luận văn khác như: báo cáo thực tập hay luận văn cuối khóa.

- Đôi khi, những sai sót thoát khỏi “con mắt” của chúng ta và khi khám phá ra, chúng ta có một cái nhìn mới cho vấn đề nghiên cứu.

- Hiệu đính và hiệu chỉnh cũng cho phép các bạn thấy ý kiến ​​khách quan bên ngoài về công việc của mình! Đừng làm giảm giá trị tiểu luận của bạn vì lỗi chính tả!

Việc đọc lại văn bản và sửa chữa trước khi nộp đảm bảo 50 % rằng tiểu luận của bạn không bị loại bỏ và chất lượng công việc được đánh giá cao nhờ vào tính kỷ luật “Ăn đến nơi làm đến chốn”.

3. Kinh nghiệm

a. Mạng lưới câu hỏi thẩm định cho hiệu chỉnh

- Nội dung tiểu luận có đủ hấp dẫn để gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của người đọc hay ban giám khảo khi trình luận văn?

- Chủ đề có rõ ràng và mạch lạc không?

- Tiểu luận có mang một thông điệp chính xác và mạnh mẽ không?

- Vấn đề được nêu lên như thế nào?

- Kết cấu có vững chắc không?

- Có bất kỳ mâu thuẫn nào trong văn bản không?

- Các lập luận có vững chắc và các luận chứng có tốt không?

- Việc lựa chọn các luận điểm có phù hợp và được kiểm soát không?

- Luận văn có độ tin cậy cao hay thấp?

b. Tác giả tiểu luận làm gì?

Khi nhận được các nhận xét chi tiết trực tiếp trên bản thảo của tiểu luận như một chẩn đoán kỹ lưỡng về bản thảo, cả về chất lượng nội dung lẫn hình thức trong một báo cáo phân tích đầy đủ, nêu chi tiết những điểm mạnh và điểm yếu, những lĩnh vực cần cải thiện, công việc của bạn phải thực hiện tiếp sau đó là:

- Đọc và hiệu chỉnh lại bản thảo tiểu luận phù hợp với các yêu cầu của người hiệu đính.

- Gặp và xin ý kiến của giáo sư hướng dẫn về các nhận xét của người hiệu đính.

----------------------------------

ghi chú:

[26] https://rts.edu/wp-content/uploads/2019/05/201111-Stiles-David.pdf. Tham khảo ngày 29/07/2021.

------------------------------

---Còn tiếp---

zalo
zalo