Ngày tháng: 21/01/2025
Đang truy cập: 176

PHƯƠNG PHÁP THẦN HỌC TÍN LÝ - Phần 7/23 - Lm. Paul Ngô Đình Sĩ

PHƯƠNG PHÁP THẦN HỌC TÍN LÝ - Phần 7/23

Lm. Paul Ngô Đình Sĩ

-----------------------------

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN

III. Lịch dự kiến

Sau khi đã hiểu biết bản chất và tầm nhìn đối với công việc nghiên cứu thần học Mục vụ, các bạn cần phải làm gì tiếp theo?

Các bạn nên phác thảo lịch năm học dự kiến các công việc thực hiện tiểu luận trong thời gian quy định.

1. Mô hình lịch dự kiến

Công việc phải làm

Th 9

Th 10

Th 11

Th 12

Th 1

Th 2

Th 3

Th 4

Th 5

Chọn chủ đề và gặp Gs hướng dẫn

ü

 

 

 

 

 

 

 

 

Đặt vấn đề

ü

ü

 

 

 

 

 

 

 

Thu thập tài liệu tham khảo,

Phỏng vấn, thăm dò

ü

ü

 

 

 

 

 

 

 

Đọc, phân tích và xử lý các tài liệu

 

ü

ü

 

 

 

 

 

 

Dàn bài tiểu luận

 

 

ü

 

 

 

 

 

 

Soạn thảo luận văn

 

 

 

ü

ü

ü

ü

 

 

Đọc lại luận văn

 

 

 

 

 

 

 

ü

 

Hoàn thành và nộp luận văn

 

 

 

 

 

 

 

 

ü

2. Giải thích mô hình lịch dự kiến

Mô hình lịch đề xuất chỉ là tương đối, các bạn cố gắng thực hiện lịch tốt nhất cho nghiên cứu của mình tùy theo khả năng và các công việc khác của mỗi người.

a. Chọn chủ đề và Gs hướng dẫn

Suy nghĩ và lựa chọn chủ đề là công việc đầu tiên của các bạn, chúng ta sẽ triển khai vấn đề này cụ thể hơn trong phần tiếp theo của “Hướng dẫn”.

Chọn một chủ đề luận văn không dễ dàng. Có một đề tài phù hợp, khả thi và được chính bạn quan tâm là vô cùng quan trọng, vì làm cho quá trình nghiên cứu và viết của bạn trở nên thú vị hơn. Đề tài luận văn phải đáp ứng một số tiêu chí sau đây:

     Phải làm cho bạn hứng thú.

     Không chọn một chủ đề hàm ẩn phản bác Giáo hội.

     Có mục đích phục vụ sứ mệnh của Giáo hội.

Mẹo: Tốt nhất nên tránh các chủ đề luận văn thu hẹp trong một vấn đề cá biệt. Tương tự như vậy, nên tránh các chủ đề nhạy cảm hoặc các chủ đề mà việc thu thập dữ liệu thực nghiệm phức tạp.

Giáo sư hướng dẫn nghiên cứu thường sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình làm việc của sinh viên, cả về phương pháp lẫn tư duy. Do đó, điều rất quan trọng là phải chọn người phù hợp chủ đề cũng như phong cách làm việc của các bạn.

     Chọn một trong những giáo sư giảng dạy cho bạn.

     Nên chọn một giáo sư có chuyên môn liên quan đến chủ đề của bạn.

     Tránh các giáo sư quá bận rộn, hoặc đã nhận hướng dẫn nhiều sinh viên cùng một lúc, khiến bạn khó có những cuộc hẹn trao đổi thường xuyên.

b. Tài liệu tham khảo và thu thập dữ liệu

Khi viết luận văn, luận án hay bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác, thư mục là một yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng của sinh viên. Vì sinh viên tham khảo các nguồn được sử dụng trong nghiên cứu của mình. Thư mục thường xuất hiện ở cuối sách, trước phần phụ lục.

     Thư mục có thể có các tên khác nhau: chỉ mục, tập hợp các tài liệu tham khảo, tu thư hoặc thậm chí là webography hoặc sitography khi các nguồn chỉ đến từ Internet.

     Ngoài ra, trong giai đoạn này, sinh viên thể hiện khả năng thực hiện các kỹ thuật thu thập dữ liệu có liên quan. Bảng trình bày tóm lược sau đây sẽ cho bạn một khái niệm.

Phương pháp

Nghiên cứu

Lợi điểm đối với công việc thu thập dữ liệu

Quan sát

(Tường thuật và mô tả)

Định tính

Quan sát rất hữu ích để phân tích một hiện tượng thực tế, chẳng hạn như điều kiện làm việc, xung đột xã hội, tình hình chính trị hoặc để thực hiện một nghiên cứu xã hội học.

Phỏng vấn

Định tính

Thu thập dữ liệu chính xác từ một chuyên gia về chủ đề kỹ thuật.

Trao đổi nhóm-Focus group

Định tính

Trao đổi nhóm có hiệu quả khi thu thập dữ liệu để hiểu một hiện tượng ảnh hưởng đến một nhóm người hoặc về một vấn đề xã hội mà mọi người đều có thể đưa ra ý kiến ​​của mình.

Bảng câu hỏi

Định lượng

Bảng câu hỏi giúp bạn có thể đặt câu hỏi cho một nhóm người, nhằm thu thập nhiều thông tin thống kê có thể khai thác để có thông tin về một chủ đề nhất định.

Thăm dò

Định lượng

Cuộc thăm dò thu thập dữ liệu xung quanh một câu hỏi chung. Kỹ thuật này cho phép biết một ý kiến ​​chung về một chủ đề nhất định.

c. Nêu vấn đề hay đặt vấn đề và các câu hỏi nghiên cứu

Phân tích vấn đề (hay còn gọi là “định hướng vấn đề” hoặc “tìm hiểu vấn đề”) là một trong những bước quan trọng nhất của luận văn. Phân tích tốt chủ đề sẽ dẫn đến việc chất vấn các góc cạnh thắc mắc để nêu lên góc khuất của vấn đề và xác định được con đường giải quyết. Nêu lên được vấn đề khúc mắc kéo theo các câu hỏi nghiên cứu phù hợp.

3. Quy trình cụ thể

Thời điểm mấu chốt 1

CHỌN CHỦ ĐỀ : Câu hỏi nghiên cứu sơ khởi với giáo sư hướng dẫn và XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ (Giới hạn, làm sáng tỏ)

- Những câu hỏi khởi đầu

- Ghi chú ý định

- Sơ thảo cương đề

Thời điểm mấu chốt 2

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU I

Thảo luận với giáo sư hướng dẫn

CÔNG VIỆC NGHIÊN CỨU

- Đọc sách và các bài viết

- Các dữ liệu, tài liệu văn bản thẩm quyền

- Khảo sát thực tiễn (mục vụ)

- Ghi chép các kiến thức và tư duy đã có trong đầu

- Câu hỏi nghiên cứu I và chương trình nghiên cứu

- Xác định hệ tài liệu, thư mục và tham chiếu

- Thẻ các ý tưởng

- Dự án các ý tưởng mạnh

- Dự án dàn bài

Thời điểm mấu chốt 3

LẬP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU II, DÀN BÀI LUẬN VĂN

- Bàn thảo với giáo sư hướng dẫn

BỔ TÚC NGHIÊN CỨU

- Câu hỏi nghiên cứu II và chương trình soạn thảo

- Chuẩn bị soạn thảo: xác định tài liệu và lựa chọn các áp dụng dữ liệu

Thời điểm mấu chốt 4

DÀN BÀI ĐƯỢC CHẤP THUẬN

VIẾT

- Nhờ các giáo sư khác đọc và cho ý kiến,

- Sửa ý và trau chuốt văn phong

- Hiệu chỉnh

HOÀN TẤT: Đọc lại và sửa lỗi

- Bố cục luận văn

- Văn bản khởi đầu

- Văn bản gần hoàn hảo

Thời điểm mấu chốt 6

BẢO VỆ LUẬN VĂN

 

------------------------------

---Còn tiếp---

zalo
zalo