Ngày tháng: 21/12/2024
Đang truy cập: 70

Thánh Ca Trong Phụng Vụ - Phần 4/9 - Lm. Giuse Đinh Quang Vinh

THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ LÀ GÌ? – PHẦN 4/9

Lm. Giuse Đinh Quang Vinh

-----------------------------

NO PHOTO

H. THÁNH NHẠC PHẢI LÀ THỨ NGHỆ THUẬT ĐÍCH THỰC VỀ NHẠC

d. Dòng ca (Melodie):

Dòng ca được hình thành do sự tiếp nối những âm cao thấp khác nhau, được ký hiệu bằng các nốt trên khuông nhạc; trong Thánh nhạc, nó còn được chi phối bởi những luật lệ của Hội Thánh.

IV. Thang âm của dòng ca:

 Hay còn được gọi là âm giai của dòng ca (âm giai là chuỗi âm liên tiếp nhau đi lên hoặc xuống, khởi đầu và kết thúc bằng hai âm cùng tên là nốt chủ âm. Mỗi bài nhạc thường được sáng tác với số âm nhất định trong một âm giai. Âm giai biệt dị gồm hai thể riêng biệt là thể trưởng và thể thứ).

a. Thang âm nhạc cổ điển Tây Phương:

Hay gọi là thang âm biệt dị. Đây là thang âm phổ thông nhất.

b. Thang âm bình ca:

Sử dụng 7 âm với cao độ như thang âm biệt dị với một chút dị biệt là có thể dùng si giáng hoặc si tuỳ theo tác giả khi hình thành dòng ca. Thể của thang âm: Các bài hát đều được viết với các nốt ở trạng thái tự nhiên, trừ nốt si giáng (dĩ nhiên, khi dùng nhạc khí vẫn phải dùng các dấu hóa để diễn tấu). Tùy theo dấu tận và dấu trụ của bài hát mà người ta phân biệt thành thể chính hay thể thấp.

- Thể chính: Ta có 4 thể Rê, Mi, Fa Sol với nốt trụ (thống âm) là nốt quãng 5. Dòng ca thường phát triển từ chủ âm thấp tới chủ âm cao với nốt thống âm ở giữa.

-  Thể thấp (hay bình điệu): Với 4 chủ âm Rê, Mi, Fa, Sol khi dòng ca diễn tiến dưới chủ âm thấp một quãng 4 và thường chỉ lên cao tới nốt quãng 5. Thể bình điệu có nốt thống âm là quãng 3 cho thể Rê và Fa, quãng 4 cho thế Mi và Sol. Thí dụ:

Thể Rê chính cung:

NO PHOTO

 Thể Rê bình điệu:

NO PHOTO

Note: Thống âm loại này của bình ca chính yếu là dùng để làm nốt chủ khi hát Thánh Vịnh.

Thể Rê bình ca không bao giờ có cảm âm (Do#). (Bộ lễ Seraphim khai thác ở thể Rê – La vì gần với cung Rê thứ). Thể Rê tùy ý nhạc, ta dùng si giáng hay si♮ thường không tạo ra chuyển biến.

“Nói theo ngôn ngữ âm nhạc hiện đại, thì âm giai bộ lễ Seraphim được viết theo Rê thứ, thỉnh thoảng biến thể sang La thứ. Các ca đoàn đều có dư khả năng để hát nốt Si♮. Vậy mà thực tế lại thấy hầu hết các nơi, ca trưởng cho hát thành sib. Các thần Seraphim nghe thấy ắt không vui”. (ĐC Phaolô Nguyễn Văn Hoà, Nội san Hát Lên Mừng Chúa, số 1, trang 12)

-  Giá trị hình nốt: Đơn vị thời gian nhỏ nhất là nốt móc đơn và được gọi là phách cơ bản (khi đệm đàn phải dựa theo).

-  Chuyển biến: Dòng nhạc có thể chuyển biến từ th này sang th khác, ta dễ nhận ra nhờ sự chuyển đổi Chủ âm + Thống âm.

c. Thang âm nhạc cổ truyền Việt Nam: Chính yếu luôn là thang âm ngũ cung. Trong đó có sự dị biệt:

Hơi Bắc (ảnh hưởng Trung Hoa):

NO PHOTO

Hơi Nam (ảnh hưởng Hindou):

NO PHOTO

-  Thể của thang âm: Có 5 dạng của thang âm khi lần lượt dùng các nốt trên làm nốt trụ. Tuy nhiên:

+ Ở thang âm hơi Bắc: Nếu nút trụ là La, dòng ca dừng ở Rê.

+ Ở thang âm hơi Nam: Nốt Mi thường là nốt lướt nên không làm chủ âm, nhưng thể La lại có Mi làm thống âm.

-  Chuyển biến: Từ thế này sang thế khác, và như vậy sẽ đổi chủ âm và thống âm mà không thấy dấu hóa nào xuất hiện (như bình ca). Nhưng những bài ký âm theo hiện đại được sáng tác sau này xuất hiện những nốt l như Si, Mi... và cả các dấu hoá cũng cùng chuyển biến.

6. Hình thành dòng ca

(biết để diễn tấu cho đúng)

a. Tạo nét nhạc:

- Trải hợp âm: Theo chiều ngang lên hoặc xuống.(1)

- Chuyển động theo thang âm: Lên hoặc xuống.(2)

- Phối hợp hai cách trên:

(1) rồi (2): Dòng ca từ hùng tráng vui tươi sẽ trở thành trầm lắng trang nghiêm.

(2) rồi (1): Dòng ca từ bình lặng, trang nghiêm thành vui tươi, phấn khởi.

- Dựa vào một quãng mẫu: Mỗi quãng nhạc có một âm hưởng riêng.

- Dựa trên ý nghĩa về dấu bằng trắc của bản văn: Nhờ đó bản văn được nghe rõ và được thấu hiểu.

b. Trang điểm nét nhạc: Bằng những nốt ngoại hợp âm, những nốt hoa mỹ được thêm vào.

Có thể phân tích theo mấy mẫu chính:

- Nốt ở phách yếu hay phần yếu của phách:

+ Nốt qua: Nối liền 2 nốt chính bằng những chuyển động liền.

+ Nốt theo: Xen giữa 2 nốt giống nhau bởi chuyển động liền.

+ Nốt thoát: Dạng đặc biệt của nốt theo, khi không về lại nốt cũ.

+ Nốt tiền âm: Nốt của hợp âm sau, đem dùng trước ở hợp âm trước.

- Nốt ở phách mạnh hay phần mạnh của phách: Kéo dài nét nhạc ngắn bằng cách:

+ Nốt nhấn: Ở trên hay dưới nốt chính một bậc rồi qua ngay nốt chính.

+ Nốt âm: Nốt của hợp âm trước được kéo dài qua hợp âm sau, sau đó được giải quyết lên hay xuống liền bậc.

c. Phát triển nét nhạc: Kéo dài nét nhạc ngắn bằng cách:

- Lặp lại: Bằng việc diễn lại các chỗ nguyên vẹn hay có thay đổi.

- Tiến hành: Diễn lại ở cao độ khác nguyên vẹn hoặc có đổi thay.

- Tiết tấu cũ và thêm mới: Giữ tiết tấu của nét nhạc ban đầu rồi tạo ra nét nhạc mới bằng cách thay đổi quãng đi lên hãy xuống theo đòi hỏi của lời.

- Theo mô hình của phỏng tạo: Tương phản, nhân thừa hay giảm thiếu giá trị của nốt nhạc trong chuyển động.

d. Câu nhạc: Nét nhạc được hình thành và phát triển thành câu nhạc. Độ dài của câu nhạc không cố định; ở thể loại ca khúc, câu nhạc có độ dài trung bình là 4 ô nhịp, trong đó:

- Phân tiết: Toàn câu làm một nét nhạc duy nhất hoặc phân thành 2, 3, 4 tiết.

- Âm vực: Mỗi câu thường giới hạn trong quãng 8. (một giọng hát có thể trình tấu ở âm vực tối đa là quãng 13).

- Giản kết: Để có thích hứng cho tất kết của mỗi câu nhạc (tuỳ chỗ).

3. Dòng ca của các bài thánh ca: Dòng ca các bài hát phụng vụ cần (TC 2/94, 3a):

a. Đơn sơ, trôi chảy, âm vực vừa phải (nhất là những bài cho cộng đoàn).

b. Thích hợp và làm tăng ý nghĩa lời ca (lưu ý thanh điệu của tiếng Việt Nam).

c. Cùng với tiết tấu, dòng ca phải thích hợp với từng loại hoạt động phụng vụ.

d. Tránh những nét nhạc lãng mạn, ủy mị (nhiều nửa cung, nhất là nửa cung đồng) hoặc có tính chất kịch trường (nhiều quãng lớn liên tiếp).

e. Cấm đặt lời ca vào những bài nhạc đời rồi hát trong phụng vụ, kể cả những bài dân ca.

f. Có thể dùng cung Bình ca như cung gợi ý, khi sáng tác bằng ngôn ngữ địa phương, trong các cung chủ tế và tá viên (vì nó tạo bầu khí trang nghiêm thích hợp với phụng vụ).

g. Khi soạn những cung dành riêng cho chủ tế và các tá viên, “các nhạc sĩ hãy xem các cung nhạc truyền thống Phụng vụ Latinh đã được sử dụng trong cùng một mục đích có thể gợi ra những giải pháp để đặt nhạc cho những bản văn đó bằng ngôn ngữ hiện đại không?” (Huấn thị âm nhạc trong Phụng Vụ, ngày 5/3/1967, số 56).

h. Thích ứng nhạc dân tộc: “Việc thích ứng âm nhạc trong những miền có một truyền thống âm nhạc riêng, nhất là trong các xứ truyền giáo” là điều được Công Ðồng Vatican II khuyến khích (Pv 119), nhưng nó “đòi hỏi các nhà chuyên môn phải được chuẩn bị cách đặc biệt” (Huấn thị âm nhạc, số 61).

i. Ðể tránh lầm lẫn cho người sử dụng, khi phát hành, cần xác định rõ là nhạc dùng trong Phụng Vụ hay nhạc dùng cho các sinh hoạt khác. Không được in hai loại trong cùng một sách hay cùng một băng nhạc.

II. Tiết tấu (Rhythm):

 “Tiết tấu là thứ tự trong chuyển động” (T.Augustin) từ âm nọ tới âm kia của dòng ca; sự xác định âm nào khởi (arsis: α) âm nào tới (thésis: θ) trong chuyển động là xác định tiết tấu.

1. Tiết tấu cơ bản:

a. Bình ca: Là phách cơ bản. Với hai dạng ♪♪ và ♪ (người ta dùng ictus để ghi dưới các phách tới).

b. Tân nhạc: Không có một tiết tấu cơ bản chung, tùy theo hình nốt nhỏ nhất mà xác định tiết tấu cơ bản trong từng bài.

2. Tiết tấu lớn:

Trong Bình ca có ưu điểm là dựa vào tiết tấu cơ bản để tạo ra một đơn vị lớn hơn là phách tiết tấu để tạo ra sự liên kết theo bố cục và ý nghĩa của từng: Nét nhạc, phân câu, câu, cả bài.

3. Tiết tấu bài Thánh ca:

“Phải thích hợp với Thánh nhạc nói chung và với từng hoạt động trong phụng vụ nói riêng. Ngay khi bày tỏ niềm vui thì phụng vụ cũng đã phần nào nghi thức hóa niềm vui đó. Nó không còn là niềm vui bộc phát trong đời thường nhưng bình dị hơn, trang nghiêm hơn, thích hợp với cộng đoàn hơn. Những bài hát Bình ca (với phách cơ bản) và choral (với nốt trắng là hình nốt cố định) cho ta một mẫu mực về điểm này. Cũng vì thế mà Hội Thánh cấm sử dụng các điệu nhạc Jazz trong phụng vụ” (TC 2/94, 3b).

III. Hoà âm (Harmony):

“Sự cấu tạo và liên kết hợp âm để nâng cao nội dung của giai điệu” .[34] Nếu dòng ca và tiết tấu lệ thuộc nhiều vào cảm hứng cá nhân, thì hòa âm lại nặng về kỹ thuật, đòi hỏi và thực tập nhuần nhuyễn. Các bài Thánh ca hợp xướng thường được viết dưới 2 nhạc pháp sau:

1. Đồng hoà (omophonie):

Bè trên là chính, các bè dưới phụ họa và tạo âm hưởng cho bè trên, theo xét tiết tấu của bé trên từng bước.

2. Đối âm (sequence)

Mỗi bè đều có giá trị ở dòng ca mà luôn hòa hợp với các bè khác. Đôi khi các bè mới cùng diễn một tiết tấu.

3. Hoà âm trong bài hát Thánh ca cần lưu ý: (TC 2/94, 3c)

a. Ở loại hoà đồng: Phải tránh những nốt nhạc làm cho lời Bình ca thành khác nghĩa, có khi thành lố bịch (Khi hát chữ ‘muôn năm’ mà nghe thành ‘muốn nằm’; ‘ban cho có đôi’ mà nghe thành ‘bán chó có đôi’).

b. Ở loại đối âm: Nên tránh những gì cầu kỳ phức tạp, khiến không nghe rõ bản văn Phụng vụ (Đang hát mà nghe như cãi nhau).

IV. Hình thể bài Thánh ca:

“Vì có nhiều loại hành động phụng vụ khác nhau nên cũng có nhiều loại thánh ca khác nhau (Ca Nhập lễ, đáp ca, dâng lễ...). Bài hát dùng cho trường hợp nào thì phải theo thể loại của trường hợp đó”(TC 2/94, 3d).

1. Bộ lễ

Gồm Kinh Thương Xót (Kyrie Eleison), Thánh thi Vinh Danh (Gloria), Kinh Tin Kính, Thánh Thánh Thánh Và Lạy Chiên Thiên Chúa.

2. Đối ca (Antiphona)

Bao gồm Ca Nhập lễ, Ca Dâng Lễ, Ca Hiệp Lễ và có thể kể thêm đối ca, Alleluia và một câu Thánh Vịnh. (Nguồn gốc: Hình thức đối đáp, chỉ một đoạn nhạc mà mọi người cùng hát; khi hát có sự đối đáp quãng 8 giọng nam và giọng nữ). Như vậy các bài đối ca gồm 2 phần:

a. Đối ca: Là một ca khúc nhỏ hoàn chỉnh kể về lời lẫn nhạc, cần đơn sơ, ngắn gọn, dễ hát để cộng đoàn có thể tham dự. Hát có khởi đầu và kết thúc, xen kẽ bằng những câu Thánh Vịnh khi cần lặp lại và kéo dài.

b. Thánh Vịnh: Đối ca dùng cung ngâm theo thể (mode) của đối ca và xây dựng chính yếu trên thống âm của thể. Số câu thánh Vịnh tùy nhu cầu.

3. Đáp ca

Tuy cũng gồm 2 phần như đối ca nhưng không đứng biệt lập mà liên kết và bổ túc cho nhau thành một đoạn nhạc duy nhất. Có 2 phần:

a . Xướng: Trích từ Thánh Vịnh do xướng ca viên hát hay đọc.

b . Đáp: Do mọi người cùng hát hay cùng đọc.

4. Hát Thánh vịnh

Kiểu ngâm Thánh Vịnh được hình thành như sau: Mỗi câu Thánh Vịnh được chia thành 2 phần câu:

- Nốt trụ (nốt La tròn): Dùng thống âm của một trong 8 thể để đọc 2 phần câu của Thánh Vịnh.

NO PHOTO

- Dẫn nhập (nốt Fa đầu bài): Câu đầu tiên dùng vài nốt nhạc thấp để dẫn lên nốt trụ.

- Giải kết: Kết bán câu và kết cả câu bằng vần chuẩn bị (nốt Fa – Sol của chữ dex – tris) + dấu nhấn (nốt Sol – Fa của chữ me – is).

Ở Việt Nam, có nhiều phát hiện để hát Thánh vịnh của Bình ca vào Việt ngữ (Hát Lên Mừng Chúa số 1 và 6):

a. Dùng một hệ thống cho mỗi bài:

- Đại chủng viện Sài Gòn (1967) dùng hệ thống:

NO PHOTO

- Giọng ngâm Vịnh đơn giản của LM Xuân Thảo: (HLMC 1)

NO PHOTO

b. Dùng hai hệ thống cho mỗi bài:

- Nguyễn Khắc Xuyên đề nghị hai hệ thống cho mỗi phần câu: Cho nửa câu trước là Do – La – Sol; cho nửa câu sau là Sol – Mi – Rê.

- Cung giọng ngâm Vịnh đáp ca của Linh Mục Xuân Thảo: (HLMC 6)

Ở vị trí Do:

NO PHOTO

NO PHOTO

Ở vị trí Fa:

NO PHOTO

NO PHOTO

Khi đi giữa một dấu nặng và một dấu huyền thêm nốt sau hoặc láy xuống.

5. Bài Ngợi Ca (Hymnus)

Bài ca phổ thơ với nhiều đoạn có số câu giống nhau, mỗi câu theo thứ tự và giống nhau về số vần, được hát theo một dòng nhạc duy nhất.

6. Choral

Khởi đầu, Choral là bài ca đơn điệu, với cấu trúc về số câu (thường chẵn) tùy theo bản văn. Dòng nhạc thường được lập lại khi tạo sự cân đối:

d. Âm vực: Từ quãng 8 tới khoảng 10 để cộng đồng hát.

e. Tiết tấu: Rất bình dị, các nốt giống nhau cho toàn câu (và toàn bài, thường là nốt trắng).

f. Giải kết: Cuối câu được ngưng tụ do để lấy hơi (hay nốt tròn hay trắng chấm lưu). Về sau, Choral được hòa âm bốn bè: Bè chính là bè trên cùng và cộng đoàn có thể cùng hát, các bè dưới do ca đoàn phụ họa. Bài Choral thường được hát với nhiều lời khác nhau. (Luther có công hoàn chỉnh).

NO PHOTO

7. Ca khúc phổ thông

Với những tiểu khúc và một điệp khúc.

a. Điệp khúc: Ca đoàn hoặc cộng đoàn hát lập lại nhiều lần nên:

- Lời ca: Có ý tưởng cô đọng, độc đáo và vượt trội.

- Nhạc: Tùy theo đối tượng mà nó được viết một bè hay nhiều bè. Dù điệp khúc được hát trước hay hát sau, khi hát vẫn phải kết thúc với điệp khúc.

b. Tiểu khúc: Thường dùng cho đơn xướng:

- Lời ca: Phù hợp và quảng diễn, bổ túc ý tưởng của điệp khúc.

- Nhạc: Có kết cấu liên hệ với đip khúc, nhẹ nhàng nhưng hoa mỹ hơn điệp khúc.

8. Những hình thể khác

Tractus (Thánh Vịnh hát liên tục), Sequentin (ca tiếp liên), Motetum (đa âm cổ điển), những lời tung hô...[35]

---Chú giải---

[34] Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt 2005, NXB Đà Nẵng 2005.

[35] TC 2/94, số 3.

---Còn tiếp---

zalo
zalo