THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ LÀ GÌ? – PHẦN 7/9
Lm. Giuse Đinh Quang Vinh
-----------------------------
4. Phân loại những bài ca trong Thánh Lễ[47]
a. Những bài ca có tính cách nghi thức
Thánh thi Vinh Danh (Gloria) [48]
Ý nghĩa: Tôn vinh Chúa Cha và Chiên Con và cầu khẩn với Chiên Con.
Đặc tính: Thuộc loại bản văn cố định.[49]
Thực hành: Hát cách linh hoạt và phấn khởi. Tư tế / ca viên / ca đoàn xướng lên; Cộng đoàn hát chung / riêng / luân phiên đối đáp với ca đoàn.
Đáp ca [50]
Ý nghĩa :Thành phần trọn vẹn của phụng vụ Lời Chúa; bài ca này rất quan trọng về phụng vụ và mục vụ. Nó là âm vang và giúp suy niệm Lời Chúa của bài đọc đi trước.
Đặc tính: Loại bản văn cố định, vì thế phải trung thành tuyệt đối với bản dịch đã được chuẩn nhận.[51]
Thực hành: Ca viên đứng hát tại giảng đài (Verbum Domini, số 68-69). Hát có câu đối đáp tốt hơn hát liên tục; ít ra nên để cộng đoàn tham gia hát câu đáp với nét nhạc đơn sơ. Có thể hát theo sách Graduale Romanum hoặc sách Graduale Simplex.[52]
Ca tiếp liên (Sequentia)[53]
Ý nghĩa: là một thánh thi phụng vụ buộc hát vào những ngày đã định như Chúa nhật Phục Sinh (Victimae paschali laudes) và lễ Hiện Xuống (Veni Sancte Spiritus).
Đặc tính: Bản văn cố định, lấy từ Sách Bài Đọc hoặc đã được chuẩn nhận.
Thực hành: hát trước phần Alleluia, mọi người cùng hát, hoặc hát luân phiên giữa cộng đoàn và ca đoàn và ca xướng viên, hoặc ca đoàn hay một mình ca xướng viên.
Alleluia và câu xướng trước Phúc Âm[54]
Ý nghĩa: Cộng đoàn tín hữu đón chào Chúa sắp nói với mình trong Tin Mừng và dùng lời hát tuyên xưng niềm tin của mình.
Đặc tính: Loại bài ca đi rước, vì Tin Mừng được rước tới giảng đài để công bố. Thuộc loại văn bản được thay thế (QCSL 62-64).
Thực hành: Alleluia và câu tung hô Tin Mừng (Mùa Chay bỏ Alleluia). Ca đoàn hoặc ca xướng viên có thể xướng trước Alleluia, mọi người đứng lặp lại Alleluia. Rồi ca đoàn hoặc ca xướng viên hát câu Tung Hô. Mọi người lặp lại Alleluia một lần nữa. Nếu nghi thức Rước Sách Tin Mừng chưa kết thúc, mọi người có thể lặp lại Alleluia nhiều lần.[55]
Lời nguyện cho mọi người [56]
Ý nghĩa: Cộng đoàn đáp lại Lời Chúa trong đức tin, họ thực thi chức tư tế cộng đồng khi cầu xin ơn cứu độ cho mọi người.
Đặc tính: Có cấu trúc kinh cầu. Ý cầu nguyện cho: Hội Thánh; Nhà cầm quyền và thế giới được ơn cứu độ; Người khổ đau; Cộng đoàn địa phương; Ý nguyện có thể ưu tiên cho lễ riêng.
Thực hành: Đứng. Thánh Lễ có giáo dân tham dự. Hát hoặc đọc tại giảng đài. Có thể hát hết, hoặc hát lời mời gọi và hát lời đáp.
Bài Thánh, Thánh, Thánh [57]
Ý nghĩa: Cộng đoàn hợp với thần thánh trên trời tung hô Chúa.
Đặc tính: Là thành phần của chính Kinh Tạ Ơn, là loại bản văn cố định.
Thực hành: Cộng đoàn và chủ tế cùng hát (hay đọc) thật tưng bừng phấn khởi (có thể hòa âm, phối dàn nhạc thật tưng bừng).
Lời Tung Hô Tưởng Niệm sau khi truyền phép [58]
Ý nghĩa: lời của các tín hữu dự phần vào việc kính nhớ Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, đợi chờ ngày Chúa quang lâm.
Đặc tính: Thuộc loại bản văn cố định (Huấn thị III, 3a).
Thực hành: Sau khi linh mục đọc hoặc hát: “Ðây là mầu nhiệm đức tin”, cộng đoàn phải hát trang trọng, phấn khởi vào ngày Chúa nhật và các dịp long trọng khác, theo một trong ba mẫu. Nên hát một bè để nói lên sức mạnh của tính duy nhất.[59]
Lời Vinh Tụng Ca (doxologia) [60]
Ý nghĩa: Lời tán tụng Thiên Chúa của cộng đoàn cùng hòa nhập với muôn thiên thần và các thánh tung hô, tôn vinh, chúc tụng, ngợi khen và tán dương vinh quang đến với Chúa Cha, qua Chúa Con và trong Chúa Thánh Thần - Ad Patrem, per Filium, in Spiritu (Sancto) (QCSL 79; 147; 151; 236).
Đặc tính: Cao điểm của việc chúc tụng. Loại bản văn cố định (TC3/94, 3).
Thực hành: Chủ tế xướng: “Chính nhờ người...” Cộng đoàn đáp: “Amen”[61] bằng một lần khi đọc hoặc hát long trọng hai hoặc ba lần kể cả ngày thường, cả khi chủ tế không hát.[62]
Kinh Lạy Cha [63]
Ý nghĩa: Xin Chúa ban bánh hằng ngày và bánh Thánh Thể; Xin Chúa thanh tẩy tâm hồn; xin được thoát khỏi quyền lực sự dữ.
Đặc tính: Thuộc bản văn cố định.
Thực hành: Có thể hát lời mời gọi vào. Cùng hát hoặc đọc rõ tiếng Kinh Lạy Cha và Kết thúc kinh khẩn cầu và lời giáo dân đáp.
b. Những bài ca đi kèm nghi thức[64]
Ca Nhập lễ [65]
Bản văn: Dùng bản văn Hội Thánh đã soạn sẵn (sách Graduale Romanum, hoặc sách Graduale Simplex) hay HĐGM chuẩn nhận.
Ý nghĩa: Là bài ca mở đầu cho việc cử hành Thánh lễ, giúp cộng đoàn hiệp nhất, đưa tâm hồn họ vào mầu nhiệm của mùa phụng vụ hay ngày lễ.
Đặc tính: Thuộc loại bài ca đi rước (chủ tế + giúp lễ + cả cộng đoàn đã tập hợp) tiến vào nhà thờ nên phải vui tươi và lôi cuốn.
Thực hành: Ca đoàn hay ca xướng viên và cộng đoàn hát luân phiên. Chỉ ca đoàn hoặc cả cộng đoàn hát. Nếu không hát được thì ai đó hoặc chính chủ tế buộc phải đọc bản văn đã soạn sẵn.
Bài ca tiến lễ (hay chuẩn bị lễ vật) [66]
Ý nghĩa: Chúc tụng Thiên Chúa nhân lành là việc chính; việc dâng bánh rượu, hồn xác chỉ là điều phụ thuộc.
Đặc tính: Chỉ để chuẩn bị lễ vật, một phần phụ thuộc của buổi lễ.
Thực hành: “Khi rước lễ phẩm lên thì hát bài ca chuẩn bị lễ phẩm và kéo dài bài ca tới khi đã đặt lễ phẩm trên bàn thờ” (QCSL 73-76). Hát luân phiên giữa ca đoàn và cộng đoàn, hoặc luân phiên giữa một ca viên và cộng đoàn, hoặc tất cả do cộng đoàn hát, hay do một mình ca đoàn hát mà thôi. Bài hát theo Graduale Simplex; bài hát theo ngày hay mùa phụng vụ nhằm diễn tả niềm vui, ngợi khen tâm tình ngợi khen đã được Hội đồng Giám mục chuẩn nhận. Có thể hát đối đáp giữa chủ tế và cộng đoàn theo bản văn của Sách lễ Rôma. Không hát có thể dạo đàn. (HDTN 162-164).
Bài ca bẻ Bánh - Lạy Chiên Thiên Chúa[67]
Ý nghĩa: Lời kêu cầu, xin Chúa Kitô thương xót xá tội và ban bình an để tâm hồn tín hữu được thanh thản lên rước Chúa.
Đặc tính: Bản văn cố định.
Thực hành: Đang khi Bẻ Bánh thì hát “Lạy Chiên Thiên Chúa – Agnus Dei”. Có thể lặp đi lạp lại nếu cần và khi bẻ Bánh xong thì kết thúc bằng câu “Xin ban bình an cho chúng con”.
Bài ca Hiệp lễ[68]
Ý nghĩa: Bài ca này có mục đích diễn tả sự hợp nhất thiêng liêng giữa những người rước lễ qua sự hợp nhất trong lời ca, đồng thời biểu lộ niềm vui trong lòng, và làm nổi bật tính cộng đồng của đoàn người đang lên rước lễ, hướng về sự kết hiệp với Chúa và ca tụng Người.
Đặc tính: Thuộc loại bài ca đi rước. Bản văn được thay thế.
Thực hành: Bài này ca đoàn giữ vai trò chính, vì vậy nên dành riêng cho ca đoàn (để hát đa âm, phối dàn nhạc...). Tránh hát những bài thuần túy ca tụng Đức Mẹ hay các Thánh (vốn chỉ thích hợp cho Ca Nhập lễ, trong lễ kính các ngài). Khi không thể hát được thì phải đọc chứ không được bỏ. Hát hoặc đọc ca hiệp lễ ngay khi linh mục rước lễ; linh mục đọc trước khi cho thừa tác viên rước lễ (QCSL 269). Khi ca đoàn dừng hát, cộng đoàn giữ thinh lặng và ca đoàn rước lễ (QCSL 86-88; 159; 198; 367).
c. Những bài ca theo thói quen vẫn được hát thay vì đọc
Kinh xin Chúa thương xót[69]
Ý nghĩa: “Cộng đoàn tung hô Chúa và kêu cầu lòng thương xót của Người”.
Đặc tính: Thuộc phần sám hối, nên dòng ca phải gợi lên lòng sám hối ăn năn và quyết tâm đổi mới. Bản văn được thích nghi và thay thế (TC 3/94, 2).
Thực hành: Mọi người cùng hát và có thể lập lại nhiều lần. Sách lễ Roma đề nghị 4 cách thực hiện việc sám hối: Kinh Cáo Mình + Kinh Xin Chúa Thương Xót; đối đáp 1 (trang 547); đối đáp 2 (trang 548).
Ý nghĩa: Để tưởng nhớ bí tích Thanh tẩy
Đặc tính: Thay hành động thống hối thường lệ
Thực hành: Ngày Chúa nhật, nhất là trong mùa Phục sinh.
Các câu tung hô[71]
Ý nghĩa: Là những yếu tố trợ giúp và làm nên sự hiệp thông giữa linh mục và cộng đoàn, tạo nên một mức độ tham dự tích cực, biểu lộ hành động của toàn thể cộng đoàn cách rõ ràng và nồng nhiệt hơn.
Đặc tính: Rất được đề cao trong phụng vụ
Thực hành: Do cộng đoàn cùng hát sẽ có tác dụng lớn để cổ võ sự đồng tâm nhất trí trong phụng vụ, nên nhạc điệu cần trang trọng, phấn khởi, đừng cầu kỳ quá và quá hoa mỹ (MS 15t).
Kinh Tin Kính [72]
Ý nghĩa: Kinh Tin Kính tóm lược những hồng ân mà Thiên Chúa, Đấng là nguồn gốc mọi điều thiện hảo, là Đấng Cứu chuộc, là Đấng Thánh hoá, đã ban cho con người.[73]
Đặc tính: Khi đọc kinh Tin Kính với lòng tin, chúng ta được hiệp thông với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và cũng được hiệp thông với Hội Thánh phổ quát, là người lưu truyền đức tin cho chúng ta, và chính trong lòng Hội Thánh mà chúng ta tin.[74]
Thực hành: Kinh Tin kính phải do linh mục hát hoặc đọc chung với cộng đoàn vào các ngày Chúa nhật và lễ trọng; cũng có thể đọc trong những cử hành đặc biệt khá long trọng.
Nếu hát, thì linh mục, hoặc tùy nghi, một ca viên hay ca đoàn xướng lên, rồi tất cả mọi người cùng hát, hoặc cộng đoàn hát luân phiên với ca đoàn.
Nếu không hát, thì mọi người cùng đọc hoặc chia làm hai bè đối đáp.
Ý nghĩa: Sai đi làm chứng nhân cho Tin Mừng, tạ ơn Chúa hoặc theo tinh thần phù hợp với Thánh Lễ hay mùa phụng vụ (MS 36). Kéo dài tính cách lễ hội của Thánh Lễ.
Đặc tính: Tùy nghi hát hoặc im lặng ra về nhưng vì phụng vụ Thánh Lễ chưa kết thúc theo nghĩa tuyệt đối khi hát nên chọn bài thánh ca (imprimatur).
Thực hành: Nếu có thói quen hát, nên hát cách hân hoan, vắn gọn, phù hợp với Thánh Lễ vừa cử hành. Nội dung ra đi gieo Tin Mừng, gia tăng lòng sùng kính. Khi không hát cộng đoàn có thể ra về trong tiếng đàn dạo đơn tấu hay hòa tấu; riêng Mùa Chay thì nên thinh lặng ra về (HDTN 188).
---Chú giải---
[47] TC 56/88, II
[48] HDTN 137 – 139.
[49] Huấn thị thứ 3 số 3a
[50] HDTN 144 - 147
[51] ANtPV 53; QCSL 57; 61; HDTN 148-149. Xem phần J. THÁNH VỊNH THAY THẾ
[52] QCSL 61
[53] QCSL 62, 64; HDTN 154 - 155
[54] HDTN 150-155
[55] QCTQ 62
[56] QCSL 69; HDTN 160
[57] QCSL 79; HDTN 165-172
[58] QCSL 151; HDTN 169
[59] QCTQ 40
[60] HDTN 165-172; SGLC 2760, 2855
[61] Với ý nghĩa: “Thật đúng như vậy”, “Chúng tôi chắc chắn như vậy”, “Chúng tôi tán thành”. Lawrence J. Johnson, Sđd, trang 208.
[62] Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS; Thánh Lễ Và Thánh Nhạc: Phần Thường Lễ & Phần Riêng Của Thánh Lễ. Nguồn: WHĐ (04/5/2022);
[63] QCSL 81; HDTN 174-175
[64] QCSL 366
[65] QCSL 43; 47-49; ANtPV 32; TC 3/94, 3b, HT3, 3c; HDTN 131-133
[66] QCSL 74
[67] QCSL 37; 83; 155; 366; HDTN 175; 177.
[68] QCSL 86-87; 159; 198; HDTN 178-184
[69] QCSL 52; 125; HDTN 134 - 135
[70] QCSL 51; HDTN 136
[71] QCSL 34 – 37.
[72] QCSL 41; 67-68; 137; HDTN 159.
[73] SGLC 14.
[74] SGLC 197.
---Còn tiếp---