Ngày tháng: 31/12/2024
Đang truy cập: 33

Thánh Ca Trong Phụng Vụ - Phần 8/9 - Lm. Giuse Đinh Quang Vinh

THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ LÀ GÌ? – PHẦN 8/9

Lm. Giuse Đinh Quang Vinh

-----------------------------

NO PHOTO

K. ĐÁP CA VÀ THÁNH VỊNH ĐỂ THAY THẾ[75]

I. Đáp ca

  • Mùa Vọng: Lạy Chúa, xin ngự đến mà giải thoát chúng con.
  • Mùa Giáng sinh: Lạy Chúa, hôm nay chúng con đã nhìn thấy vinh quang Ngài
  • Mùa Chay: Lạy Chúa, xin nhớ lại lòng thành tín và yêu thương của Ngài.
  • Mùa Phục sinh: Alleluia (hai hoặc ba lần)
  • Mùa Thường niên:

1. Theo Thánh vịnh ngợi khen:

Hãy tạ ơn Chúa, vì Chúa nhân từ.

hoặc:

Lạy Chúa, chúng con dâng lời tán tụng Ngài, vì công trình Ngài xiết bao kỳ diệu.

hoặc:

Hãy đàn hát lên mừng Chúa một bài ca mới.

2. Theo Thánh vịnh khẩn cầu:

Chúa gần gũi những kẻ kêu cầu Người.

hoặc:

Lạy Chúa, xin nghe lời và cứu độ chúng con.

hoặc:

Chúa là Đấng từ bi nhân hậu.

II. Thánh vịnh

1. Mùa Vọng:

- Tv 24, 4bc-5ab.8-9.10 và 14

Đc: (1b) Lạy Chúa, con nâng tâm hồn lên cùng Chúa.

- Tv 84, 9ab-10.11-12.13-14

Đc: (8a) Lạy Chúa, xin tỏ cho chúng con thấy tình thương của Chúa.

2. Mùa Giáng sinh:

- Tv 97, 1.2-3ab.3cd-4.5-6

Đc: (3c) Toàn cõi đất này đã xem thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta.

3. Hiển Linh:

- Tv 71,2.7-8.10-11.12-13 Đc: (11) Mọi quân vương phủ phục trước bệ rồng, muôn dân nước thảy đều phụng sự.

4. Mùa Chay:

- Tv 50,3-4.5-6a.12-13.14 và 17

Đc: (x. 3a) Lạy Chúa, xin xót thương vì chúng con đã phạm tội.

- Tv 90,1-2.10-11.12-13.14-15

Đc: (x. 15b) Lạy Chúa, lúc con ngặt nghèo, xin Chúa ở kế bên.

- Tv 129,1-2.3-4ab.4c-6.7-8

Đc: (7) Chúa luôn từ ái một niềm, ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa.

5. Tuần Thánh:

- Tv 21,8-9.17-18a.19-20.23-24

Đc: (2a) Lạy Chúa con thờ, muôn lạy Chúa, Ngài nỡ lòng ruồng bỏ con sao?

6. Đêm Canh Thức Vượt Qua:

- Tv 135 a: 1-3.4-6.7-9.24-26; b: 1 và 3 và 16.21-23.24-26

Đc: Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.

7. Mùa Phục sinh:

- Tv 117,1-2.16ab-17.22-23

Đc: (24) Đây là ngày Chúa đã làm ra, nào ta hãy vui mừng hoan hỉ.

- Tv 65,1-3a.4-5.6-7a.16 và 20

Đc: (1) Cả trái đất hãy tung hô Thiên Chúa, Al-lê-lu-ia,

8. Thăng Thiên:

- Tv 46,2-3.6-7.8-9

Đc: (6a) Thiên Chúa ngự lên rộn rã tiếng hò reo.

9. Hiện Xuống:

- Tv 103,1ab và 24ac.29bc-30. 31 và 34)

Đc: (x.30) Lạy Chúa, xin gửi Thánh Thần tới và xin đổi mới mặt đất này.

 10. Mùa Thường niên:

- Tv 18,8.9.10.11

Đc: (Ga 6,68c) Lạy Chúa, Chúa có những lời đem lại sự sống đời đời.

hoặc: (Ga 6,63c) Lạy Chúa, lời Chúa là Thần Khí và là sự sống.

- Tv 26,1.4.13-14

Đc: (1a) Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi.

- Tv 33,2-3.4-5.6-7.8-9

Đc: (2) Tôi sẽ không ngừng chúc tụng Chúa.

hoặc: (9a) Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy.

- Tv 62,2.3-4.5-6.8-9

Đc: (2b) Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ, linh hồn con đã khát khao Ngài.

- Tv 94,1-2.6-7.8-10ab

Đc: (8ab) Ngày hôm nay ước gì anh em nghe tiếng Chúa: Các ngươi chớ cứng lòng.

- Tv 99,2-3.5

Đc: (3c) Ta là dân Người, là đoàn chiên Người dẫn dắt.

- Tv 102,1-2.3-4.8 và 10.12-13

Đc: (8a) Chúa là Đấng từ bi nhân hậu.

- Tv 144,1-2.8-9.10-11.13cd-14

Đc: (x.1) Lạy Thiên Chúa con thờ là Vua của con, con nguyện chúc tụng Thánh Danh muôn đời.

Tv 121,1-2.3-4a.4b-5.6-7.8-9

Đc: (1) Vui dường nào, ta cùng trẩy lên đền thánh Chúa.

L. LÊN CHƯƠNG TRÌNH HÁT LỄ

I. Về tổng quát

1. Thánh Lễ sẽ cử hành? Ai cử hành? Lượng định thời gian để tập dượt.

2. Loại cử hành nào?

3. Thành phần cộng đoàn tham dự là những ai?

II. Về bài đọc

1. Các bài phải được chọn là bài nào?

2. Các đề tài rút ra từ các bài đọc là gì?

3. Đâu là đề tài nổi bật nhất?

III. Các nghi thức

1. Cấu trúc toàn bộ của nghi thức là những gì?

2. Các yếu tố cần quan tâm nhất của nghi thức là gì?

Những phương tiện sẽ sử dụng (các bài đọc, các cử chỉ, trang trí, ca nhạc).

IV. Ca hát và âm nhạc

1. Những lúc nào cần có bài hát, lúc nào cần có bản nhạc?

2. Nhân sự về ca nhạc sẵn có (ca đoàn, ca viên, nhạc công, nhạc trưởng).

3. Những bản nhạc thích hợp cho mỗi phần của cử hành phụng vụ.

4. Chọn trước những tiểu khúc sẽ hát;

5. Phân công các câu hát, phần nào của cộng đoàn cần tập trước, phần nào của ca đoàn cần tập dượt kỹ lưỡng?

6. Chuẩn bị tập dượt.[76]

M. TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÀI HÁT TRONG THÁNH LỄ

"Hát là hành động của người đang yêu - Cantare amantis est (

 

Thánh Augustinô). Thánh Phaolô Tông đồ khuyên Kitô hữu, lúc hội họp mong đợi Chúa đến, hãy cùng nhau hát những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca thiêng liêng; vì hát là dấu chỉ niềm vui trong tâm hồn (Cl 3,16; Cv 2,46). Việc ca hát khi cử hành Thánh Lễ, cách riêng là lễ Chúa nhật và lễ buộc là điều quan trọng, nhưng phải lưu ý đến bản sắc và khả năng của mỗi cộng đoàn phụng vụ; lưu ý hát những phần quan trọng hơn, dành cho linh mục, độc viên hay cộng đoàn. Điệu ca "Grêgôrianô" phải chiếm địa vị ưu tiên.[77] Lời ca hát của Hội Thánh đến từ tình yêu. Đó là chiều sâu yêu thương vang lên thành lời ca. Chiều kích Ba Ngôi về âm nhạc trong Hội thánh có thể được diễn tả như sau: Chúa Thánh Thần là tình yêu, và chính Ngài làm thành lời ca. Ngài là Thánh Thần của Đức Kitô, Thánh Thần đem chúng ta vào trong tình yêu cho Đức Kitô và vì thế, dẫn chúng ta đến với Chúa Cha.[78]

---Chú giải---

[75] Lawrence J. Johnson, Mầu Nhiệm Đức Tin – Tìm hiểu các yếu tố thuộc về cấu trúc trong nghi thức Thánh Lễ và cách chọn bài hát cho từng phần của Thánh Lễ; Biên dịch: Lm Nguyễn Duy. NXB Đồng Nai – 2018. Tr. 83-87.

[76] Michel Veuthey, SĐD, trang 382-383.

[77] QCSL 39-41

[78] ĐHY Joseph Ratzinger – Đức Giáo Hoàng Bên êđictô XVI; Sđd; Tr. 160

---Còn tiếp---

zalo
zalo