THÁNH CA TRONG PHỤNG VỤ LÀ GÌ? – PHẦN 9/9
Lm. Giuse Đinh Quang Vinh
-----------------------------
N. BẢNG GHI NGÀY PHỤNG VỤ XẾP THEO THỨ TỰ ƯU TIÊN[79]
1. Tam nhật Phục sinh tưởng niệm sự Thương khó và Phục sinh của Chúa.
2. Lễ Giáng sinh, Hiển linh, Thăng thiên và Hiện xuống.
Các Chúa nhật mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục sinh.
Thứ tư lễ Tro.
Các ngày Thứ Hai đến Thứ Năm Tuần thánh
Các ngày trong tuần Bát nhật Phục sinh.
3. Các lễ trọng kính Chúa, Ðức Mẹ và các thánh có ghi trong lịch chung.
Lễ cầu cho mọi tín hữu đã qua đời.
4. Các lễ trọng riêng, tức là:
a. Lễ trọng kính thánh Bổn mạng chính của địa phương như một thành, một tỉnh,
b. Lễ trọng cung hiến hay kỷ niệm ngày cung hiến nhà thờ riêng của địa phương,
c. Lễ trọng mừng thánh Bổn mạng
hoặc lễ mừng Ðấng Sáng lập
hoặc lễ Bổn mạng chính của Dòng, hay Tu hội.
5. Các lễ kính Chúa có ghi trong lịch chung.
6. Các Chúa nhật mùa Giáng sinh và mùa Thường niên.
7. Các lễ kính Ðức Mẹ và các thánh có ghi trong lịch chung.
8. Các lễ kính riêng, tức là:
a. Lễ kính mừng Bổn mạng chính của địa phận.
b. Lễ kính mừng kỷ niệm ngày cung hiến nhà thờ chánh tòa.
c. Lễ kính mừng Bổn mạng chính của một miền, một tỉnh, một nước hay một vùng rộng lớn.
d. Lễ kính mừng Tước hiệu, thánh Sáng lập, thánh Bổn mạng chính của một Dòng, một Tu hội, một Tỉnh dòng, trừ những điều nói ở số 4.
e. Các lễ kính riêng khác của một nhà thờ.
f. Các lễ kính khác có ghi trong lịch của một giáo phận, một Dòng su Tu hội.
9. Các ngày trong mùa Vọng từ 17 đến hết 24 tháng 12.
10. Các lễ nhớ bắt buộc có ghi trong lịch chung.
11. Các lễ nhớ bắt buộc riêng, tức là:
a. Các lễ nhớ riêng mừng Bổn mạng riêng thứ hai của một nơi, một giáo phận, một miền hay một tỉnh dòng.
b. Những lễ nhớ buộc khác có ghi trong lịch một giáo phận, một dòng, hay tu hội.
12. Các lễ nhớ tự do được Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma hay các Giờ kinh phụng vụ ghi rõ là được cử hành cả trong những ngày nói đến ở số 9.
Cũng vì lý do đó, những lễ nhớ buộc có thể được cử hành như lễ nhớ tự do khi tình cờ rơi nhằm vào những ngày mùa Chay.
13. Các ngày trong tuần mùa Vọng cho đến hết ngày 16 tháng 12.
O. TRƯỚC KHI CỬ HÀNH PHỤNG VỤ CẦN BIẾT
I. VỀ VIỆC CỬ HÀNH THÁNH LỄ HÔN PHỐI
Khi cử hành hôn phối trong Thánh Lễ, thì chỉ được cử hành Thánh Lễ hôn phối vào một số ngày trong năm mà thôi.
A. Không được cử hành Thánh Lễ hôn phối trong những ngày sau đây:
Các Lễ trọng buộc cũng như không buộc
Các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh
Lễ Tro và các ngày trong Tuần Thánh
Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (2/11)
Các ngày trong tuần bát nhật Phục Sinh.
Gặp những ngày trên, phải cử hành Thánh Lễ theo ngày phụng vụ và đọc tất cả các bài Sách Thánh của ngày lễ đó. Vẫn đọc lời cầu nguyện cho đôi tân hôn trong Thánh Lễ, và cuối lễ có thể dùng công thức ban phép lành cho đôi tân hôn. Nếu không phải là Tam Nhật Vượt Qua hay Lễ trọng Lễ buộc, thì cũng có thể đọc một bài Sách Thánh về hôn phối.
B. Các Chúa Nhật Mùa Giáng Sinh và Thường Niên: cử hành Thánh Lễ Chúa nhật, nhưng trong các bài Sách Thánh, có thể đọc một bài về hôn phối; nếu cử hành hôn phối trong Thánh Lễ không có cộng đồng giáo xứ tham dự, thì có thể cử hành toàn bộ Thánh Lễ hôn phối.
(CE 603 và OCM mới [1990] các số 34, 54 và 56)
Tuyệt đối tránh cử hành hôn phối ngày thứ Sáu và thứ Bảy Tuần Thánh.
“Để phục vụ lợi ích mục vụ cho giáo dân, trong các Chúa Nhật Thường Niên, được phép mừng các lễ nào gặp trong tuần mà được giáo dân sùng mộ, miễn là những lễ ấy cao hơn chính ngày Chúa Nhật theo bảng ghi thứ tự ưu tiên. Có thể mừng các lễ ấy trong mọi Thánh Lễ có đông giáo dân tham dự” (AC 58).
Theo bảng ưu tiên ở AC 59, thì các lễ được xếp hạng như sau:
Các Lễ trọng kính Chúa.
Các Lễ trọng kính Đức Mẹ và các Thánh có ghi trong lịch chung.
Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời.
Các Lễ trọng riêng như Lễ kính tước hiệu nhà thờ, Lễ kỷ niệm cung hiến thánh đường, v.v...
Các Lễ kính Chúa có ghi trong lịch chung.
Các Chúa Nhật Mùa Giáng Sinh và Thường Niên.
Như vậy, vào những ngày Chúa Nhật Mùa Thường Niên và cả Mùa Giáng Sinh đương nhiên theo luật (ipso jure), được cử hành Thánh Lễ quen gọi là “kính trọng thể” về những lễ liệt kê ở hạng 1,2,4,5 trên đây, thí dụ:
Các Lễ trọng: Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15/8).
Các Thánh Nam Nữ (1/11); Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, tông đồ (29/6); Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả (24/6); Tước hiệu nhà thờ; Kỷ niệm cung hiến thánh đường…
Các lễ kính về Chúa trong lịch chung: Chúa Hiển Dung (6/8); Suy tôn Thánh giá (14/9); Cung hiến đền thờ Latêranô (9/11)…
III. CHỈ DẪN CỬ HÀNH CÁC THÁNH LỄ RIÊNG
Thánh Lễ Có Nghi Thức Riêng, Thánh Lễ Tuỳ Nhu Cầu và Thánh Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời…
Lawrence J. Johnson, Mầu Nhiệm Đức Tin – Tìm hiểu các yếu tố thuộc về cấu trúc trong nghi thức Thánh Lễ và cách chọn bài hát cho từng phần của Thánh Lễ; Biên dịch: Lm Nguyễn Duy. NXB Đồng Nai – 2018.
Hồng y Joseph Ratzinger - Đức Benêđictô XVI, Tinh Thần Phụng Vụ, Biên dịch: Nguyễn Luật Khoa, OFM và Phạm Thị Huy, OP; NXB Tôn Giáo – 2007.
Công Đồng Chung Vaticanô II, Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh (HCPV) – Sacrosanctum Concilium; 04/12/1963.
Thánh bộ Nghi Lễ, Instructio De Musica Sacra Et Sacra Liturgia - Huấn Thị Về Thánh Nhạc Và Phụng Vụ; ngày 03/09/1958.
Thánh bộ Nghi Lễ, Musicam sacram - Huấn Thị Về Âm Nhạc Trong Phụng Vụ (TNtPV); ngày 05/03/1967
Ủy Ban Thánh Nhạc - HĐGMVN; Hướng Dẫn Mục Vụ Thánh Nhạc (HDTN); Tháng 12 năm 2022.
Đức Phanxicô, Tông thư Desiderio Desideravi – Đào tạo Phụng vụ cho dân Chúa; ngày 29/06/2022.
Đức Piô XII, Musicae Sacrae Disciplina, Thông Điệp - Kỷ Luật Về Thánh Nhạc; ngày 25/12/1955.
Lm. Kim Long, Thánh Ca Trong Phụng Vụ tập 1 và 2, ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn - 1996.
Lm. Rôcô Nguyễn Duy, Việc chuẩn nhận các bài thánh ca (Imprimatur) & chỉ sử dụng những bài thánh ca đã chính thức “imprimatur”. WHĐ (23/10/2020).
Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS; Thánh Lễ Và Thánh Nhạc: Phần Thường Lễ & Phần Riêng Của Thánh Lễ. Nguồn: WHĐ (04/5/2022).
Nhạc sĩ Phanxicô, Imprimatur và Lời ca trong Thánh nhạc Việt Nam. WHĐ (23/10/2020).
---Chú giải---
[79] Phaolô VI, Tông Thư Dưới Hình Thức Tự Sắc Phê chuẩn những quy tắc chung về Năm Phụng vụ và Lịch chung mới của Hội Thánh Rôma; ngày 14/2/1969; số 59.