Ngày tháng: 21/01/2025
Đang truy cập: 91

THÔNG DIỄN THẦN HỌC LÀ GÌ? - Phần 1/2 - Lm. Paul Ngô Đình Sỹ

THÔNG DIỄN THẦN HỌC LÀ GÌ? - Phần 1/2

Lm. Paul Ngô Đình Sỹ

-----------------------------

Dẫn nhập

 Môn học này muốn đề cập đến một khía cạnh rất quan trọng của thần học: vấn đề thông diễn (interprétation). Câu hỏi đầu tiên cho vấn đề này: Có phải đó là một trào lưu hay là một một phương pháp.

Nói một cách đơn giản, thông diễn học (hermeneutic) có nghĩa là diễn dịch (interprétation). Nhưng khi nói đến thông diễn học, chúng ta có những hàm ý. Diễn dịch không chỉ là hành động chuyển dịch. Diễn dịch là hành động nền tảng trong thông diễn học. Nếu chúng ta muốn diễn giải điều gì đó có nghĩa là chúng ta đã hiểu những gì đang xảy ra trong điều này. (Đôi khi diễn dịch có thể làm sáng ý nghĩa hơn phiên bản gốc), (ví dụ chúng ta lấy trường hợp các tác giả Tin mừng nhất lãm, họ  không cùng nói những điều giống nhau và cũng không cùng một cách thức về biến cố Chúa Giêsu Kitô. Ở đây chúng ta thấy Chúa Giêsu không được nhận thức theo cùng một cách ngay cả khi các biến cố đề xuất có cùng một góc nhìn, nên chúng ta gọi là nhất lãm). Thánh Phao-lô trình bày cho chúng ta một thể loại khác, thể loại thư tín, qua đó, chúng ta cũng nhận thức được mặc khải của Chúa Giê-su Ki-tô. Người ta có ấn tượng rằng các thư của Phao-lô như là một siêu văn bản (métatexte). 

Hơn nữa, các văn bản là một công trình xây dựng; không phủ nhận thông điệp tường thuật qua các Tin mừng, các thư Phaolô xây dựng mặc khải con người của Chúa Giêsu Kitô.

Diễn dịch bắt đầu với hiểu biết, giả sử sự tiền hiểu biết. Chúng tôi sẽ cố gắng xem làm thế nào lý thuyết diễn dịch có thể tham gia vào việc xét duyệt lại thần học. Chúng ta phải nói rằng hành động diễn dịch đã hiện hữu từ khi Ki-tô giáo ra đời vì thông điệp về Chúa Giêsu Kitô khi sinh ra Giáo hội, đã là một hành động diễn dịch. Chúng ta làm thần học trong một thái độ cởi mở và sau đó làm cho thấy minh chứng sự đóng góp của mình cho thần học qua hành động diễn dịch: chúng ta thực sự mang lại điều gì cho thần học? Mang lại những gì có thể phổ biến trong lý thuyết văn học, quan tâm đến lý thuyết văn học sẽ có những hàm ý trên tầm nhìn của xã hội, trên cách trình bày các nhân vật, chúng ta có thể thấy sự tương tác của những điều này, nơi các tác nhân hoạt động, chúng ta cũng có thể thông qua phân tích văn học, ngay cả phân tích chính trị. 

 Thông diễn học (hermeneutic) cũng có thể được thực hiện ở cấp độ triết học. Chúng ta cũng có thể làm điều vừa đề cập đối với sự thật xuất hiện. Có phải chỉ có một sự thật duy nhất đó là ý thức mà tôi đang diễn dịch một điều gì đó, trước khi bắt đầu một diễn dịch đúng.

 Chúng ta nên xem "hermeneutic" ngay từ đầu như là một công trình xây dựng thần học. "Hermeneutic" như một lý thuyết diễn dịch và như một phương pháp diễn dịch. Chúng ta sẽ không thể đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến thông diễn học nhưng chúng ta vẫn có thể chạm vào một số khía cạnh của nghệ thuật diễn dịch với ý kiến chọn lựa sau đây:

Chúng ta đang nói đến việc tiếp cận văn bản, cho dù là Kinh thánh hay Tín lý.

Chúng ta xem xét các tư duy phát xuất từ việc thực hiện trên các bản văn và trên việc diễn dịch như một nỗ lực để đặt bản thân vào một truyền thống. Làm thế nào chúng ta tự đặt mình vào truyền thống Kitô giáo, không phải khi làm diễn dịch nhưng là khi sống theo truyền thống này. Chúng ta cố gắng hiểu truyền thống siêu vượt qua ngôn từ.

Chúng ta luôn cố gắng để có một diễn dịch đơn giản không phải là thô thiển. Sau đây chúng ta có ý kiến của các nhà "thông diễn" bản văn:

a. James Ban với tác phẩm La sémantique du langage biblique (Ngữ nghĩa của ngôn ngữ Kinh Thánh). Một bản văn phải luôn luôn được diễn dịch theo ý định của tác giả, có nghĩa là diễn giải nó trong ngữ cảnh văn học và bối cảnh. Diễn dịch phải bắt đầu từ bối cảnh của tác giả. Để diễn giải một bản văn cần phải bắt đầu từ các yếu tố của bản văn. Chúng ta bắt đầu từ các yếu tố của văn bản để minh chứng cho diễn dịch của chúng ta.

b. Umberto ECO,  Les limites de l'interprétation, (Giới hạn của diễn giải), Paris, Grasset, 1992: khi cố gắng diễn giải, người ta phải mang trong mình quan tâm cho vấn đề đó. Cách diễn giải đơn giản nhất thường là tốt nhất. (tình huống phát biểu: người nói chính là người đưa ra vấn đề đó, ...)

c. Chúng ta có thể thấy rằng hiện hữu một đa dạng và nhiều phương pháp diễn dịch khác nhau. Dù đó là việc hiểu biết ngôn ngữ hay dù đó là hiện tượng học của hiện sinh, chúng đều là quỹ đạo của thông diễn. Trong hành động diễn dịch, chúng ta có hệ thống thông diễn.

1. Các lý thuyết diễn giải

Phần trình bày dưới đây nhằm mục đích giúp chúng ta không nhầm lẫn xem thông diễn học như một lý thuyết diễn giải hay thông diễn học như phương pháp diễn giải.

a. Schleiermacher [1]

 Schleiermacher đã đặt ra vấn đề về thông diễn học khi nhấn mạnh sự kiện cho rằng nếu xem thông diễn học như một nghệ thuật hiểu biết là một việc không thể. Triết gia là người đầu tiên đã cho rằng thông diễn học là một nghệ thuật diễn giải. Schleiermacher đi từ điểm khởi đầu, chính là việc công nhận tính đa dạng của thông diễn học. Điều này có nghĩa là hermeneutics tự chuyên môn hóa. Chúng ta không đọc theo cùng một cách một văn bản pháp lý, văn học, Kinh thánh. Đây là những điểm đã áp dụng cho một bản văn chú giải. Triết gia cho rằng mỗi ngành học có các công cụ riêng biệt để thai nghén ý tưởng và chính các công cụ này cho phép môn học tiếp cận đối tượng cần được diễn giải. 

Đối với Schleiermacher, thông diễn học là một nghệ thuật biểu đạt sự tinh tế trí thông minh. Đây là quá trình tái xây dựng bắt đầu với biểu đạt hoàn thành từ một ý tưởng. Như thế, chúng ta phải xem xét biểu đạt hoàn thành từ ý tưởng để cho phép người diễn dịch quay trở lên các điều kiện làm xuất hiện biểu đạt ý tưởng. (Chúng ta lấy ví dụ trên kinh Tin kính Nicea Constantinople). 

 Việc đi lần lên đến các điều kiện làm xuất hiện bản văn là một đóng góp cho việc diễn giải; khi kể đến những đóng góp này, chúng ta hiểu nhiều hơn về những nỗ lực dịch thuật, về tính đa dạng của các bản dịch có thể tồn tại. [Ví dụ, các giáo phụ tìm thấy 4 ý nghĩa diễn giải Kinh thánh: nghĩa đen (nghĩa chữ), nghĩa đạo đức, nghĩa tôn giáo, nghĩa huyền nhiệm (anagogique) đối với Cựu ước và Tân ước].

 Cuối cùng, thông diễn học là cách tinh tế để đọc bản văn: nghĩa là nội tại các sự vật. Theo Schleiermacher, diễn giải là một quá trình xây dựng lại. Điều này muốn nói rằng tôi có thể xây dựng lại và xây dựng lại bằng cách tìm lên đến cấu trúc tinh thần của tôi. (Ví dụ chiều kích khảo cổ các bản văn Kinh thánh có nghĩa là tìm cách đến gần nhất với các nguồn gốc để hiểu rõ hơn các bản văn ngày nay giống như các nhà chú giải đã làm).

b. Dilthey [2]

 Người ta biết đến Dilthey như một trong những người viết tiểu sử của Schleiermacher. Ông đã cố gắng lấy lại công việc của Schleiermacher liên quan đến các môn khoa học xã hội. Đối với Dilthey, khi nói về khoa học xã hội, triết gia gán cho khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn một lĩnh vực ứng dụng với một vai trò chính xác. Mục đích của khoa học tự nhiên là gì: đối với ông, mục đích của khoa học tự nhiên là giải thích các hiện tượng tự nhiên. Khoa học nhân văn nhằm tìm hiểu biết cuộc sống con người trong sự phức tạp của đời sống đó. (Như thế, chúng ta thấy khác biệt giữa giải thích và hiểu: trong hành động giải thích có sự mô tả chức năng các sự vật). Sự hiểu biết các phương thức biểu đạt này đặt chúng ta đứng trước ba hướng sau đây:

- Khái niệm: Ví dụ "Nhập thể", chúng ta có thể đi qua từ một từ ngữ đến một khái niệm, khái niệm nhập thể có thể là một phần của Từ vựng Thần học; đó là việc Ngôi lời Thiên Chúa đi vào xác thịt. Chứng ta có thể có nhiều cách diễn giải thần học cho khái niệm Nhập thể, tùy theo các nhà thần học, tùy theo Kitô học. Theo hướng nghĩa này chúng ta có thể giải thích lịch sử của động từ. Đối với Dilthey một biểu thức dù có hoàn hảo đến mấy có thể làm cho nó sống động thật? Ngay cả một văn bản rất cũ vẫn luôn có thể tiếp tục được diễn giải theo tiến triển của thời gian.

- Hành động: Chúng ta phải hiểu điều này như nền sau (arrrière fond, background) là bối cảnh cuộc sống (ví dụ: một bản văn hiểu biết kịch nghệ). Bản văn này sẽ không giống nhau tùy thuộc vào vị trí chúng ta nói điều đó (didascalies: kịch bản). Đọc một bản văn hoặc tham dự vào một vở kịch chúng ta không có cùng một tầm nhìn.

- Kinh nghiệm sống: chính là mối quan hệ tồn tại giữa trải nghiệm và cuộc sống thực trong đó cuộc sống phát sinh và hành động cuộc sống khơi dậy. Nỗ lực có thể được bù đắp bởi sự tò mò mà chúng ta có nơi các thế giới khác.

c. Heidegger Martin  [3]

 Heidegger Martin đã chọn con đường hữu thể học nền tảng. Dù vậy, đây cũng là một lối diễn giải. Người ta không bao giờ có thể nói đủ về điều đó. Triết gia đóng góp vào lãnh vực này là hệ quả của sự kiện ông đã chọn Leben, chọn cuộc sống chứ không phải lựa chọn "gest" thần trí. Chính vì vậy chúng ta gọi Heidegger là một triết gia hiện tượng học. Hữu thể không như là hữu thể nhưng hữu thể luôn định vị: "hiện hữu ở đó" (Dasein). Ông thêm chiều kích của cuộc sống. Và ông diễn giải cuộc sống là một chiều kích của sự chết. Chúng ta được sinh ra để chết. Chương trình thông diễn của Heidegger cho chúng ta thấy rằng ông bận tâm với những câu hỏi về cuộc sống con người: sự sống, cái chết, thời gian.

 Để đáp ứng với những câu hỏi này, ông đã mở đường cho một triết lý ngôn ngữ. Chính trong việc này, ông sẽ tư duy đến con đường đi đến "lời". Đối với ông trong hành vi diễn dịch người ta cũng phải kể đến bước ngoặt ngôn ngữ học. Có nghĩa là, ông nói đến hiệu suất của ngôn ngữ nói và thừa nhận ngôn ngữ không có khả năng nói điều gì đó, vì giới hạn của chúng ta và vì sự thiếu  sót của ngôn ngữ. Khi nối dài những vấn nạn nói trên Heidegger đề xuất một thông diễn về sự sống và cái chết như là một thông diễn học hiện sinh.

 Để diễn giải, ông quan tâm đến sự tồn tại mối liên kết giữa ba cực thời gian: hôm qua hôm nay và ngày mai, và ông muốn thấy mối liên hệ giữa ba cực thời gian này. Nhiều nhà phê bình đã trở lại với những đề xuất này vì một số điều trong cuộc sống của ông ta. Nơi ông, thông diễn học là con đường tiếp cận hữu thể học bởi vì không phải là hữu thể, nhưng chính là hữu thể mở con đường cho vấn đề hiện sinh. Những câu hỏi đặt ra cho tôi, tôi đặt những câu hỏi liên quan đến hiện hữu của tôi.

d. Gadamer [4]

 Đóng góp của Gadamer cho thông diễn học (hermeneutic) là nền tảng với tác phẩm Vérité et Méthode (Sự thật và Phương pháp). Và trong tác phẩm cơ bản này, Gadamer đặt hành động thông                                           

diễn vào trung tâm hành vi hiểu biết. Chúng ta có thể nói: diễn giải chính là hiểu. Bất cứ khi nào chúng ta cố gắng hiểu, chúng ta diễn giải. Theo Gadamer, thông diễn học  ít mang tính phương pháp hơn một thực tiễn triết học, nói cách khác, thông diễn không phải là một phương pháp. Chúng ta đang ở đây trung tâm của hành động ngay cả của tư duy. Gadamer mở rộng vấn đề diễn giải không chỉ ở cấp độ bản văn nhưng cấp độ nghệ thuật, âm nhạc, văn hóa.

 Nếu hành vi diễn giải đúng là một hành động triết học, vì theo Gadamer chúng là các yếu tố tham gia vào ý nghĩa. Và điều này chỉ có thể nếu đến từ sự tiền hiểu biết (précompréhension). Kinh nghiệm diễn giải trở thành cuộc gặp gỡ giữa những gì được truyền tải (bản văn) và chân trời của người diễn dịch. Đối với ông, lãnh vực đóng vai trò là khuôn khổ cho gặp gỡ này là ngôn ngữ học, không như là tập hợp các ngôn ngữ nhưng như là nghiên cứu về hệ thống ngôn ngữ. Ngôn ngữ phục vụ chúng ta tốt hơn khi dịch một cái gì đó. Hãy lấy trường hợp của Kinh thánh, những người trong cộng đồng của chúng ta không đọc tiếng Hy Lạp hay tiếng Latinh nhưng họ đọc bản dịch của Giáo hội. Chính ở đây chúng ta thấy sự hữu ích của ngôn ngữ học như một phân loại tiếng nói.

e. Ricoeur

Trong số các nhà lý thuyết thông diễn học, Ricoeur luôn có một chỗ đứng riêng biệt. Ricoeur đi đến vấn đề thông diễn học từ quan tâm của ông đối với Husserl. Đó là điều thú vị chính là ông đã mở ra một viễn cảnh khác trong lãnh vực thông diễn. Đóng góp của ông ấy là gì? Nhiều người giữ lại các tiến trình kháp phá của ông ở cấp độ chú giải (exégèse). Paul Riceour đã suy nghĩ rất nhiều các vấn đề dịch thuật, lý thuyết chú giải, vấn đề mặc khải thực hiện giữa biểu hiện và tuyên bố. (Theophany, Kerygma, Proclamation). Đóng góp của Ricoeur chứa đựng trong tác phẩm Le contenu de l'interprétation (nội dung diễn giải). Đối với Ricœur, thông diễn học là tiến trình đa dạng mở đường cho những khám phá có thể. Ông nói điều này với trải nghiệm cá nhân.

Ricoeur xem kinh nghiệm là điểm khởi đầu tất cả các thông diễn học và gọi đó là kinh nghiệm hiện sinh. Trước tiên chúng ta nhấn mạnh đến kinh nghiệm cá nhân. Những khám phá khả thi có thể khiến trải nghiệm của tôi ngày hôm nay không phải là trải nghiệm ngày mai: chúng ta hãy tham chiếu tác phẩm Soi-même comme un autre (Chính mình như một người khác). Con người trong chuyển động tư duy trên kinh nghiệm của chính mình. Đây là tiến trình diễn giải không những không mâu thuẫn với vấn đề mà còn có thể giúp chúng ta biết những gì có thể xảy ra với chúng ta. Ông coi kinhnghiệm là điểm khởi đầu của thông diễn học, và ông nghĩ về nền tảng theo cách mà mọi người hiểu hiện hữu của mình giữa hiện tại quá khứ.

Nhất định phải có một liên kết giữa hai điểm. « Je suis, je pense, exister pour moi c’est penser. J’existe en tant que je pense. Puisque cette vérité ne peut être vérifiée comme un fait, ni déduite comme une conclusion, elle doit se poser dans la réflexion. Son autoposition est réflexion » (Tôi là, tôi nghĩ, hiện hữu đối với tôi chính là suy nghĩ. Tôi hiện hữu như tôi nghĩ. Vì sự thật không thể được kiểm định như sự thật, cũng không được diễn dịch như một kết luận, nó phải đặt ra trong tư duy. Định vị tự thân là tư duy). Làm thế nào tư duy cuộc sống của tôi khi biết rằng những gì tôi thường nói không thể kiểm chứng được. Sự thật thông qua phương cách làm cho thích hợp. Chính sự làm thích hợp cho phép chúng ta hiểu quá khứ. Cần phải nhấn mạnh tầm quan trọng mà Ricœur đưa ra cho khái niệm appropriation. Việc làm thích hợp can thiệp vào sự hiểu biết về quá khứ (không chỉ là quá khứ của cuộc đời tôi, mà cả quá khứ bản văn diễn giải). Đây là một cách để tôi hiểu quá khứ như thể thức diễn giải.

 Chính thể thức diễn giải được đặt ra như một trung gian (médiation). Khi nói như vậy, làm thế nào tôi có thể định nghĩa thông diễn học trong thần học? 

            Tại sao hermeneutics phải được nghiên cứu? 

            Thông diễn học nhắm đến điều gì? 

Thông diễn học nhằm mục đích hiểu vũ trụ của Thiên Chúa (theo nghĩa của mọi thứ bao gồm tất cả). Và mục tiêu này chỉ có thể đạt được bằng cách nhận ra sự đa dạng các bài học có thể (tình huống nhận thức cũng cho chúng ta chìa khóa của việc đọc).

Mục tiêu này đã được xác định ngay từ đầu. Paul Ricœur đã viết trong lời mở đầu của tác phẩm của Bultmann, Jésus: mythologie et démythologie (thần thoại và giải mã thần thoại): « il y’a toujours eu un problème herméneutique dans le christianisme parce que celui-ci procède d’une proclamation, d’une prédication originaire. Cette prédication originaire vient à nous à travers les Ecrits – à travers des Ecritures – pour lui, le rapport que nous devons établir est celui entre les Ecritures et la proclamation. C’est à ce niveau qu’il faut faire la différence entre l’herméneutique théologique et la théologie herméneutique. C’est vrai que l’une et l’autre se rejoigne, précisément parce qu’elles s’intéressent à la réception du christianisme dans le monde. Mais nous croyons qu’elles sont distinctes. L’herméneutique théologique met l’accent sur le contenu théologique du texte. Avec l’herméneutique, il y’a une certaine orientation qui est déjà donnée". 

(Luôn luôn có một vấn đề thông diễn trong Kitô giáo bởi vì Ki-tô giáo sinh ra từ loan báo, từ lời rao giảng nguyên thủy. Lời rao giảng nguyên thủy này đến với chúng ta qua Kinh thánh. Đối với Ki-tô giáo, mối quan hệ mà chúng ta phải thiết lập là tương quan giữa Kinh thánh và loan báo. Chính ở cấp độ này, phải phân biệt giữa thông diễn thần học và thần học thông diễn. Thật sự là cả hai đến gặp nhau, chính xác là vì chúng quan tâm đến việc đón nhận Kitô giáo trong thế giới. Nhưng chúng tôi tin rằng chúng khác biệt. Thông diễn thần học nhấn mạnh nội dung thần học của bản văn. Với thông diễn học, chúng ta có một định hướng nhất định đã được đưa ra).

2. Thần học thông diễn

Thần học thông diễn nhấn mạnh đặc tính riêng biệt diễn giải của tư duy thần học. Sau đó, cần phải đi đến cuối của hành vi thần học như Claude Geffré đã viết: "ce tournant est au fond une mise en lumière de l’acte théologique qui est fondamentalement un acte d’interprétation du contenu de la foi. " (bước ngoặt này thật sự đưa ra ánh sáng hành động thần học, về cơ bản là hành động diễn giải nội dung của đức tin).

Những gì thông diễn học mang đến cho thần học không chỉ là quan tâm phê phán, nhưng cũng là hiểu biết về các mệnh đề ngày nay trong một lĩnh vực mở và vì thế, tiến trình thông diễn học cũng có những nhiệm vụ đặc trưng xác định các cách tiếp cận. Điều quan trọng đáng chú ý là tính đa dạng Kinh thánh liên quan đến Chúa Giêsu Kitô. Trong quá trình này, chúng ta giữ hai thái cực cùng nhau: một mặt, là sự hiểu biết về quá khứ, và mặt khác, sự diễn dịch tự thân. Và đó là lý do tại sao thần học sẽ luôn luôn như điều khiển con thuyền. Thông diễn không quên rằng Kinh thánh trước tiên là một Lời (Verbum) trước khi trở thành bản văn. Nơi chốn nhận thức: từ quan điểm nào chúng ta có thể lý luận?

Chú thích:

[1] Friedrich Daniel Ernst Schleiermacher (German: 21 tháng 11 năm 1768 - 12 tháng 2 năm 1834) là một nhà thần học, triết gia, và học giả Kinh thánh người Đức. Ông nổi tiếng vì nỗ lực hòa giải những chỉ trích của Thời kỳ Khai sáng đối với Tin Lành cổ điển. Ông cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành phê bình lịch sử. Các tác phẩm của ông là một phần của nền tảng lĩnh vực thông diễn học hiện đại. Do ảnh hưởng sâu sắc của ông đến tư tưởng Kitô giáo sau đó, ông thường được gọi là "Cha đẻ của thần học tự do hiện đại" và được coi là một nhà lãnh đạo trong Kitô giáo tự do giai đoạn đầu. Các phong trào Neo-Chính thống giáo của thế kỷ XX, thường (mặc dù không phải không có thách thức) với Karl Barth đi đầu, là một trong nhiều nỗ lực thách thức ảnh hưởng của Schleiermacher.

[2] Wilhelm Dilthey (19 November 1833 – 1 October 1911) was a German historian, psychologist, sociologist, and hermeneutic philosopher, who held G. W. F. Hegel's Chair in Philosophy at the University of Berlin. As a polymathic philosopher, working in a modern research university, Dilthey's research interests revolved around questions of scientific methodology, historical evidence and history's status as a science. He could be considered an empiricist, in contrast to the idealism prevalent in Germany at the time, but his account of what constitutes the empirical and experiential differs from British empiricism and positivism in its central epistemological and ontological assumptions, which are drawn from German literary and philosophical traditions.

[3] Martin Heidegger (26 September 1889 – 26 May 1976) was a German philosopher and a seminal thinker in the Continental tradition of philosophy. He is "widely acknowledged to be one of the most original and important philosophers of the 20th century." Heidegger is best known for his contributions to phenomenology, hermeneutics, and existentialism, though as the Stanford Encyclopedia of Philosophy cautions, "his thinking should be identified as part of such philosophical movements only with extreme care and qualification". Heidegger was a member and public supporter of the Nazi Party. There is controversy over the degree to which his Nazi affiliations influenced his philosophy.

His first and best known book, Being an Time (1927) is one of the central philosophical works of the 20th century. In its first part, Heidegger attempted to turn away from "ontic" questions about beings to ontological questions about Being, and recover the most fundamental philosophical question: the question of Being, of what it means for something to be. Heidegger approached the question through an inquiry into the being that has an understanding of Being, and asks the question about it, namely, Human being, which he called Dasein ("being-there"). Heidegger argued that Dasein is defined by care, its practically engaged and concernful mode of being-in-the-world, in opposition to such Rationalist thinkers as René Descartes who located the essence of man in his thinking abilities.

For Heidegger thinking is thinking about things originally discovered in our everyday practical engagements. The consequence of this is that our capacity to think cannot be the most central quality of our being because thinking is a reflecting upon this more original way of discovering the world. In the second part of his book, Heidegger argues that human being is even more fundamentally structured by its temporality, or its concern with and relationship to time, existing as a structurally open "possibility-for-being". He emphasized the importance of Authenticity in human existence, involving a truthful relationship to our thrownness into a world which we are "always already" concerned with, and to our being-towards-death, the Finitude of the time and being we are given, and the closing down of our various possibilities for being through time. 

Heidegger also made critical contributions to philosophical conceptions of truth, arguing that its original meaning was unconcealment, to philosophical analyses of art as a site of the revelation of truth, and to philosophical understanding of language as the "house of being." Heidegger's later work includes criticisms of technology's instrumentalist understanding in the Western tradition as "enframing", treating all of Nature as a "standing reserve" on call for human purposes. 

[4] Hans-Georg Gadamer, (born February 11, 1900, Marburg, Germany—died March 13, 2002, Heidelberg), German philosopher whose system of philosophical hermeneutics, derived in part from concepts of Wilhelm Dilthey, Edmund Husserl, and Martin Heidegger, was influential in 20th-century philosophy, aesthetics, theology, and criticism.

The son of a chemistry professor, Gadamer studied the humanities at the universities of Breslau, Marburg, Freiburg, and Munich, earning his doctorate in philosophy under Heidegger at Freiburg in 1922. He lectured in aesthetics and ethics at Marburg in 1933, at Kiel in 1934–35, and again at Marburg, where he was named extraordinary professor in 1937. In 1939 he was made full professor at the University of Leipzig. He later taught at the universities of Frankfurt am Main (1947–49) and Heidelberg (from 1949). He became professor emeritus in 1968.

Gadamer’s most important work, Wahrheit und Methode (1960; Truth and Method), is considered by some to be the major 20thcentury philosophical statement on hermeneutical theory. His other works include Kleine Schriften, 4 vol. (1967–77; Philosophical Hermeneutics, selected essays from vol. 1–3); Dialogue and Dialectic (1980), comprising eight essays on Plato; and Reason in the Age of Science (1982), a translation of essays drawn from several German editions.

---------------------------

---Còn tiếp---

 

zalo
zalo