Ngày tháng: 27/07/2024
Đang truy cập: 15

THÔNG DIỄN THẦN HỌC LÀ GÌ? - Phần 2/2 - Lm. Paul Ngô Đình Sỹ

THÔNG DIỄN THẦN HỌC LÀ GÌ? - Phần 2/2

Lm. Paul Ngô Đình Sỹ

-----------------------------

3. Thông diễn học như xây dựng thần học

 Yếu tố đầu tiên cho phép chúng ta đi vào thần học, chính là xem Kinh thánh như bản văn. Vào lúc Kitô giáo xuất hiện, đã có một giai đoạn chuyển tiếp khi đó Kitô giáo chịu những ảnh hưởng của Kitô giáo và văn hóa Hy Lạp. Kitô giáo đã đi đầu trong tư duy thần học. Đây là thời điểm chú giải đang tìm kiếm quy luật riêng mình và nhấn mạnh đến các vấn đề diễn giải Kinh thánh như là vấn đề thông diễn. Chúng ta xem thông diễn học (hermeneutics) là một môn học hiểu biết. Có phải vấn đề thông diễn áp dụng cho Kinh thánh bởi vì đó là nơi chúng ta cố gắng xem làm thế nào thông diễn học đặt ra như thái độ đối với văn bản?

 Công việc dịch thuật phải có khoảng cách cần thiết bởi những gì mà công việc dám yêu cầu bản văn với sự cần thiết. Nếu có sự bổ sung giữa giải thích, chúng ta phải rất chú ý đến hai điều sau: hiểu = bước vào kiến thức, giải thích là đi vào trí thông minh. Ricœur khẳng định rằng dịch thuật luôn là một hoạt động rủi ro vì nó liên quan đến việc chuyển một thông điệp từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Vì vậy, chúng ta hiểu từ ngữ dịch thuật như một diễn giải. Vấn đề dịch thuật phát sinh ở hai cấp độ: cấp độ ngôn ngữ ngoại tại, đây là điều khiến chúng ta chuyển từ tương quan riêng mình đến với điều xa lạ (về ngôn ngữ khởi hành sang ngôn ngữ đến), và một cấp độ khác là ngôn ngữ nội tại.

 Cấp độ ngoại tại là cấp độ qua đó bản dịch chuyển chúng ta đi từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích. Nhưng cấp độ này cũng có thể là bản dịch trong cùng một cộng đồng ngôn ngữ. Đây là một công việc minh chứng cho chúng ta thấy ý nghĩa đích thực của thông diễn như sự hiểu biết, bởi vì dịch ở đây không có nghĩa là chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác nhưng là sự hiểu biết trong nội tại một ngôn ngữ. Hiểu giả định ít nhất sự trao đổi này ở cấp độ của các người đối thoại. Gadamer đặc trưng dịch thuật là một "giải trí" (recréation, giờ ra chơi). Nhiệm vụ của dịch thuật là vượt qua các rào cản có thể tồn tại giữa hai người đối thoại hoặc giữa người thông dịch và bản văn. Chúng ta thấy trong chính hành vi chuyển dịch một hỗ tương "có đi có lại". Điều làm cho tính xa lạ của một ngôn ngữ có thể được vượt qua. Gadamer trong Vérité et Méthode (Sự thật và Phương pháp), nhấn mạnh sự kiện nói rằng các đối tượng mà hành vi thông diễn quy chiếu đến. Nhưng chúng ta phải nhận ra rằng mô thức dịch thuật như Gadamer nói, mô thức diễn giải bởi vì chuyển dịch không chỉ buộc chúng ta tìm một từ ngữ nhưng còn buộc chúng ta cố gắng tái tạo lại ý nghĩa đích thực.

Đối với Gadamer, dịch thuật đích thực bao hàm  sự hiểu biết chính xác hơn nhiều so với ngôn ngữ mà chúng ta quen nói bởi vì khả năng chuyển dịch trước tiên có ý nghĩa "khả năng hiểu". Và chính ở đó, người ta cảm thấy rất rõ ràng rằng việc học một ngôn ngữ và sử dụng nó luôn mở ra những viễn cảnh mới. Gadamer nói: học một ngôn ngữ mở ra cho chúng ta một chân trời mới. Cấu trúc thông diễn đối với Gadamer luân khớp trên mô hình đối thoại giữa hai nhân vật. 

 Hành vi nhân đôi: chính là thể hiện của bản thân như một đối mặt (vis-à-vis). Nếu chúng ta tính đến khía cạnh của dịch thuật như vừa nói, chúng ta phải thêm rằng nỗ lực dịch thuật như hiểu biết đưa chúng ta đi vào bối cảnh sự đa nghĩa của các từ ngữ.

 Và điều này dẫn chúng ta mỗi khi xác định ý nghĩa chính xác của các từ ngữ. Điều này có thể xảy ra khi tôi thai nghén diễn văn hoặc khi tôi đọc diễn văn của người khác. Do đó, chúng ta cần có những gì mà Ricœur gọi là một hoạt động nhận thức, vì vậy một trong những khía cạnh việc tính đến khái niệm của vòng tròn thông diễn (cercle herméneutique, thành ngữ do Schleiermacher sáng lập) nói rằng trong hành vi diễn giải phải đi từ toàn bộ đến cá biệt và từ cá biệt như thể nếu chúng ta đang ở trong vòng tròn. Vòng tròn thông diễn cho phép làm một kết nối giữa một ý nghĩa đầu tiên và ý nghĩa tổng quát hơn. Giữa một ý nghĩa tổng quát hơn và một ý nghĩa cá biệt như thể chúng ta muốn tích hợp cùng nhau. Chúng ta nên xem vòng tròn thông diễn như một nguyên tắc đi vòng tròn khi đi từ phân tích ngôn ngữ sang phân tích lịch sử. Chúng ta đi từ hiệu suất học đến bác nghĩa học (philologie).

TRUYỀN THỐNG

1. Chúng ta cần hiểu khái niệm truyền thống theo nghĩa nào? 

Chúng ta cho phép làm một chuyến du ngoạn bằng cách đi tìm kiếm những gì từ vựng của chúng ta nói. Chúng tôi khám phá truyền thống trong những gì cho phép nối kết chúng ta với quá khứ. Ở đây, theo nghĩa nào chúng ta hiểu điều đó? Chúng ta có thể hiểu qua truyền thống, hành động qua đó người ta giao phó điều gì đó cho một ai đó. Hành động này là Truyền thống. Có nghĩa nhấn mạnh sự kiện nói rằng truyền thống quay đến hành động truyền tải các sự kiện lịch sử, học thuyết tôn giáo và truyền thống truyền khẩu các sự kiện được truyền từ miệng đến tai. Thế thì chúng ta định nghĩa truyền thống trong liên kết với ký ức. Vansina (nhà sử học) xem truyền thống truyền khẩu như nguồn gốc lịch sử.

Đối với Giáo hội, chúng ta có ý nghĩa thứ ba, đó là việc truyền đạt kiến thức liên quan đến tôn giáo, những điều không được viết nữa trong Kinh thánh (Didachè, truyền thống tông đồ). Do đó, có thể nói rằng việc truyền tải như một thể thức giao tiếp tạo ra một sợi dây liên kết nhưng cũng làm sống động hiệp thông đức tin.

Cần phân biệt giữa truyền thống (vốn gắn liền với truyền thống một cách sinh động nhưng thích nghi với các tình huống) và chủ nghĩa truyền thống (vị truyền thống, thậm chí là truyền thống chết). Đối với quá khứ chúng ta có ba thái độ: lặp lại nó, diễn giải nó và liên kết nó.

Những gì chúng ta gọi là truyền thống không phải là thời điểm chúng ta đang đọc. Trong truyền thống có ít nhất hai đối tượng: người truyền và người nhận. Nhưng bất cứ ai nhận được đều dấn thân  vào hoạt động tái thâu nhận (chủ đề). (Đối tượng), những gì được truyền và những gì phải truyền. Cũng lưu ý rằng yếu tố thứ ba là việc truyền tải không thực hiện ở dạng thức giao dịch, không phải là một trao đổi. Những gì được truyền tải đi từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 Việc tạo ra thế hệ truyền tải luôn luôn liên quan đến thời gian. Cách hiểu hôm nay không phải là cách hiểu hôm nay và hôm qua. Những gì được truyền đi luôn được truyền đi trong không gian và thời gian. Điều này cũng là nơi chúng ta thấy kiến thức của tưởng tượng. Những gì được truyền tải đến từ một nguồn và chính việc xác định nguồn sẽ mang lại giá trị cho nội dung của những gì được nói. Từ quan điểm của truyền thống, những gì được truyền tải không phải là tài sản của người truyền tải và cũng không phải là của người nhận.

2. Hiểu truyền thống như nguồn thông diễn

 Đối với chúng ta, nguồn gốc của thần học, chúng ta phải nhớ những gì Công đồng xứ Trento đã nói: Kinh thánh và truyền thống là hai nguồn của mặc khải (1545 ...). Các yếu tố này chỉ rõ rằng chúng ta phải coi như một quy luật sự thật chứa trong các tác phẩm viết và trong truyền thống bất thành văn. Khi chúng ta xem xét các yếu tố này, chúng ta xem truyền thống là nguồn của truyền thống và như là nguồn thông giải. Truyền thống là một cách kết nối chúng ta với quá khứ và cách cho chúng ta thấy rằng công việc đã được thực hiện trong quá khứ phải tiếp tục; truyền thống chắc chắn có một phần thiếu sót, bởi vì ai dám tuyên bố rằng truyền thống được truyền tải trọn vẹn. Với tư cách nguồn gốc, truyền thống là nguyên tắc, là khởi đầu. Và chúng ta thấy điều đó trong Phúc âm của Luca. Chúng ta cũng thấy những yếu tố truyền thống như được chỉ ra trong Kinh thánh (2 Tx 3,613, 1 Tm 6,13-14) ... Ý tưởng truyền thống trong giáo huấn của Phao-lô là nội dung được truyền tải. "Điều gì phải được truyền tải?" Truyền thống có nghĩa là mang kiến thức đến cho các thế hệ tương lai nội dung đức tin của chúng ta.

Ngay từ những thế kỷ đầu tiên, chúng ta thấy truyền thống của những gì những thế kỷ đầu tiên cưu mang (Do Thái giáo - Kitô giáo non trẻ). Đó là một thời kỳ chúng ta hành trình giữa không chính thống (heterodoxy) và chính thống. Đây là một thời kỳ phải định nghĩa các tín điều. chính vì thế, thánh giáo phụ I-rê-nê thành Lyon đã phát triển ý tưởng kế vị tông đồ. Khi ngài nêu lên rằng thánh giáo phụ Clement thành Rome, giáo hoàng thứ IV đã kế vị Lin và Anaclet, những người kế vị hai tông đồ Phê-rô và Phao-lô. Clement thành Alexandria trong những gì ngài tính đến tầm quan trọng của truyền thống, và ngài viết một bài chuyên luận thú vị chống lại những kẻ dị giáo: "les hérétiques n’entreront jamais par la porte de la tradition parce qu’ils n’ont pas la clé, ce qu’ils disent est un message à côté de l’Eglise." (Những kẻ dị giáo sẽ không bao giờ bước vào cánh cửa truyền thống vì họ không có chìa khoá, những gì họ nói là một thông điệp bên cạnh Giáo hội).  Giáo phụ Basil thành Caesarea, đã xây dựng một ý tưởng đã được lặp đi lặp lại tại Công đồng của Trento về phương diện của các nguồn mặc khải: "des doctrines et des institutions gardées dans l’Eglise, les unes sont consignées dans les saintes lettres, les autres nous viennent de la tradition des apôtres qui nous est transmise dans les mystères". (Các giáo lý và các thể chế được gìn giữ trong Giáo hội, một số được ký gởi trong các thư thánh, một số khác đến từ truyền thống các tông đồ được truyền đến chúng ta trong mầu nhiệm).

3. Sự phối hợp các chân trời

Chúng ta có thể nói rằng đối với việc truyền tải nhận được từ các Tông đồ, các Tin Mừng là lời của Chúa Kitô xác định. Khi gợi lên truyền thống là nguồn của thông diễn học, mối nguy hiểm đối với chúng ta là chỉ xem xét việc quay lại quá khứ, do đó chúng ra phải ý thức được sự khác biệt giữa truyền thống và chủ trương truyền thống hay vị truyền thống (traditionnel et traditionaliste). Gadamer: sử dụng thuật ngữ nổi tiếng: La fusion des horizons (Sự kết hợp những chân trời), trong bộ Que sais-je?, Số 3558. Nhân danh sự hợp nhất các chân trời mà chúng ta có thể thuần hóa một số ngôn từ của quá khứ. Có một quy tắc cơ bản cho phép chúng ta thuần hóa lịch: đó là ngôn ngữ. Chính là phép biện chứng diễn ra ở đây, không chỉ là truyền thống truyền khẩu. Bản văn viết cho phép chúng ta hiểu tùy theo vị trí của đối tượng.

 Chúng ta đi vào phép biện chứng để làm cho đối tượng sống phụ thuộc trong việc đọc: bản văn, lịch sử, giả thuyết đọc. Đối với chúng ta, một khả năng đọc như vậy làm chúng ta phải luôn xem xét ở cấp độ ngôn ngữ dây liên kết giữa chủ thể và thời đại của mình. Việc không thể tách biệt giữa chủ thể và thời đại của chủ thể khiến chúng ta cũng ở trong truyền thống bởi vì chúng ta có một chân trời riêng biệt và chính chân trời này cho phép chúng ta bước vào đối thoại với quá khứ. Chúng ta mang đến từ những định kiến và những tiền giả định. Trong mối tương quan với quá khứ, chúng ta cũng xem xét các yếu tố có ý nghĩa của truyền thống, điều này làm phong phú cho chúng ta ngày nay. Truyền thống như vậy là tích cực vì truyền thống giúp chúng ta thiết lập đối thoại trên cơ sở lựa chọn của chúng ta.

 Sự phối hợp các chân trời được thiết lập như một hành vi vô tận, không bao giờ cạn kiệt mở ra sự đa dạng của việc đọc. Sự đa dạng luôn cho phép chúng ta làm giàu cho chính mình. Để đi vào một kiến thức có thể tự cho là khách quan, chúng ta phải biết rằng có một vòng tròn thông diễn. Khi chúng ta nói về tính khách quan, chúng ta phải hiểu những gì là đối tượng cần diễn giải.

MẶC KHẢI TRONG TÂM ĐIỂM THÔNG DIỄN HỌC

 Tiếp cận thông diễn học cho phép chúng ta đặt câu hỏi về khái niệm này. Khi chúng ta nói về mặc khải, có những vấn đề được đặt ra: Thiên Chúa đã mặc khải chính mình. Làm thế nào chúng ta có thể nói khả năng tình yêu? Lịch sử ở trong tình trạng khủng hoảng. Chúng ta có thể xem các từ mặc khải như là các sự kiện. Khi muốn khám phá nội dung này, người ta sẽ nhận ra điều gì phải nhận thức của việc giảng dạy đức tin, điều gì là biểu hiện của đức tin. Chúng ta nhận ra rằng mặc khải như là cánh chung để đi ngang qua Giáo hội Công giáo bằng cách đặt ra như một kinh điển, như một khái niệm không thể thay thế được. Tuy vậy một số nhà thần học đã đặt vấn đề khi nói về khái niệm mặc khải. Chúng ta phải phân biệt hai thể thức.

1. Vấn đề hóa khái niệm dẫn chúng ta đến sự từ bỏ.

2. Chúng ta có ước muốn thoát khỏi một khái niệm đã trở nên lỗi thời.

Chúng ta phải lưu ý rằng mặc khải không thể thoát khỏi thông diễn Kinh thánh cũng như thông diễn học lịch sử. Khi câu hỏi về mặc khải được đưa ra ở đây, hai thái độ phải được tính đến: thứ nhất,   xem xét chính hành động diễn giải, thông diễn các nghi vấn, các biểu tượng luôn mơ hồ trong cách biểu hiện của chúng. Biểu tượng ẩn giấu một cái gì đó mà chúng ta có thể khám phá. Nhưng điều này chỉ có thể khám phá từ các tiêu chuẩn và các giá trị. Thông diễn  các nghi vấn chính là những gì sẽ duy trì.

 Làm thế nào hiểu được vị trí con người nếu chúng ta không thành công trong loại bỏ thù ghét Thiên Chúa trong họ, Karl Marx chính là người như thế. Vai trò đấng mặc khải của biểu tượng sẽ cho phép dần dần tiết lộ ý nghĩa đích thực các sự việc. Thông diễn các nghi vấn là một giai đoạn bắt buộc đại diện cho thời điểm phê phán theo hướng thông diễn mặc khải. Thông diễn của mặc khải chính là cuộc tìm kiếm ý nghĩa theo hướng nội dung của đức tin, nó dựa trên giả định nói rằng Thiên Chúa nói với chúng ta, rằng Thiên Chúa mạc khải chính mình, Thiên Chúa trao ban chính mình cho chúng ta. Và sự công nhận những biểu hiện của Thiên Chúa cho thấy rõ giá trị và phạm vi của những gì nổi bật lên. Đó chính là việc tìm kiếm ý nghĩa và nội dung của đức tin.

CHỨC NĂNG THÔNG DIỄN THẦN HỌC

 Khi chúng ta nói về thông diễn trong Thần học, chúng ta áp dụng chủ yếu trên sự hình thành. Nhưng chúng ta phải biết rằng chúng ta có thể nói về những điều của đức tin chỉ bằng lối cách loại suy tương tự. Có những thực tế mà chúng ta có thể nói về bởi vì chúng ta biết rằng trong ngôn ngữ của chúng ta có những khái niệm đã tồn tại. Ví dụ, khi chúng ta nói rằng "Thiên Chúa là cha", chúng ta quy chiếu đến một khái niệm của ngôn ngữ con người. Chúng ta có nói rằng "Thiên Chúa là Cha" bởi vì chúng ta khám phá trong Ngài mối quan hệ cha con hoặc bởi vì chúng ta khám phá tư cách làm cha trước đó và chúng ta làm cho nó trùng khớp với Thiên Chúa. Khi chúng ta nói về Thiên Chúa là Cha thế thì chúng ta biết ý nghĩa của Tư cách làm cha, chúng ta biết nơi chốn nào chúng ta tự nhận ra chúng ta? Có phải Ngài là người đã sinh ra chúng ta hay chúng ta có một sự hiểu biết về các thế hệ con người khiến chúng ta hiểu được sự tương đồng của Cha. "Thiên Chúa là Cha vì Người đã sinh ra hoặc chính vì Người đã sinh ra những người Cha". Chúng tôi có thể đưa ra cả hai câu trả lời nhưng điều đó phụ thuộc vào nơi chúng ta nhấn mạnh.

 Khái niệm loại suy tương đồng đã sự may mắn như vậy trong triết học, đặc biệt là đôi khi rất khó tìm thấy các dấu chỉ. Có một số người nghĩ rằng nguồn gốc của loại suy có thể được truy nguyên theo phương diện toán học Pythagore như là tương quan giữa các thuật ngữ bất bình đẳng nhưng so với mức độ tỷ lệ. Chúng ta ở đây trong một sự phân biệt mà chúng ta có thể thực hiện giữa căn tính và tự ngã (identité et ipséité). Và Pythagore đã có công thức ab = cd. Đây là một cách để mô tả đa dạng bằng cách khắc ghi các yếu tố cô lập trong một liên tục, như thể như người ta muốn tự ý nhấn mạnh. (Chúng ta nói về Chúa như thể Ngài là một con người, Ngài thì không là con người).

 Nhìn từ quan điểm đặc tính triết học, khái niệm cuộc sống đánh dấu một thời điểm thiết yếu của diễn văn. Theo E. Przygara, khảo sát phân tích các điểm hữu thể khi làm các tỷ lệ của nó. Ông cũng thành công vạch dấu vết một mô hình mô tả hữu thể hoạt động hoặc bằng cách so sánh hoặc bằng phép ẩn dụ. Đây là cách đã tìm thấy sự khái quát hóa trong biểu đạt, ví dụ, Karl Bacth nói về loại suy đức tin. Haans Balthasar nói về loại suy Chúa Ba Ngôi (analogie trinitaire). Chúa Con là Đấng Yêu thương để đón nhận sự thường hằng Đức tin? Rahner nói thêm "... từ con người. Chính là việc định nghĩa một vấn hiệp nhất, sự hiệp nhất của diễn văn, sự hiệp nhất của lãnh vực đức tin. Đó chính là ý tưởng đặt với niềm tin, Rm 12,6: "Chúng ta có những đặc sủng khác nhau, tuỳ theo ân sủng Thiên Chúa ban cho mỗi người. Được ơn làm ngôn sứ, thì phải nói sao cho phù hợp với đức tin". Diễn văn thần học luôn tương quan với đức tin của chúng ta. Diễn văn thần học luôn là diễn văn đức tin của chúng ta. Tiêu chuẩn diễn giải và đức tin của chúng ta luôn song hành. Diễn văn loại suy trở thành chìa khóa thông diễn, chìa khóa thông diễn cho phép chúng ta nói điều gì đó với đức tin.

1. Ý nghĩa việc diễn giải bản văn Kinh thánh là gì? 

Công vụ 8,36: "Dọc đường, các ông tới một chỗ có nước, viên thái giám mới nói: “Sẵn nước đây, có gì ngăn trở tôi chịu phép rửa không?" Việc đọc Lời Chúa không thể tóm gọn qua từ Thiên Chúa. "Đọc là nối kết", là đặt tương quan các đơn vị để hiểu. Đọc cũng cần giải thích. Hiểu biết lời Thiên Chúa đi qua các giả định nào đó khi người ta nói về thông diễn, về việc diễn giải Lời Chúa.

Trong bản văn Kinh thánh, chính Thiên Chúa nói, chính Thiên Chúa là người hành động.

Lời Chúa đặt đến đỉnh điểm trong con người của Chúa Giêsu chúng ta cũng gọi là Chúa Kitô. Ngài là Lời, không chỉ ở chỗ Ngài có thể nói về Thiên Chúa, mà chính Ngài là thông điệp, sự kiện

Ngài hiện diện ở đó là thông điệp. Giả định này cũng là lời mời tham dự kết nối của chúng ta, nếu đó là Lời thái độ của chúng tôi phải đáp lại: "chính là lắng nghe Lời". Chúa Giêsu trở thành tiêu chuẩn tuyệt đối trong sự hiểu biết của chúng ta về Lời Chúa.

Các văn bản Kinh Thánh thường rất đa dạng và đôi khi trái ngược nhau đến mức khó có thể biết tác giả muốn thể hiện điều gì.

Hãy tính đến khó khăn trong việc chuyển dịch lời của Thiên Chúa khi người ta biết rằng đó là sản phẩm của một nền văn hóa, rằng lời của Thiên Chúa là không bao giờ cạn kiệt trong cách diễn giải.

Diễn giải Lời Chúa không chỉ là vấn đề của trí thông minh và phương pháp, nó còn là một bài đọc đặt chúng ta vào truyền thống. Phải nhạy cảm với liên kết mà chúng ta định nghĩa trong truyền thống. Các đọc của chúng ta được duy trì bởi những gì là truyền thống. Điều đặc biệt là xác định liên kết này khi tính đến những điều cần thiết thuộc về chúng ta. Việc đọc lời Chúa như vậy là một công việc, không chỉ là tìm kiếm chi tiết, nhưng còn là sự liên kết các đơn vị ý nghĩa để thực sự hiểu thông điệp mà Chúa muốn đưa ra.

 Và đó chính là sự hiểu biết về bản văn Kinh thánh, một hiểu biết muốn làm cho Lời Chúa thành hiện thực. Cập nhật hóa khảo sát Kinh thánh bao gồm chính xác trong các dấu chỉ của việc đọc như các tình huống mở, các biến cố cho phép chúng ta đọc lời của Chúa. Sự chuẩn bị cho sự hiểu biết như vậy làm cho chúng ta khám phá sự đa dạng của Lời Chúa. Điều này cũng có nghĩa là chúng thì màu mỡ, nhiều khả năng sinh sản, và nếu chúng ta nhận thức được sự phong phú này, điều đó có nghĩa là Lời Chúa vẫn là nguồn, diễn giải Kinh Thánh luôn là công trình của một chuỗi yếu tố dù là ngôn ngữ, lịch sử, xã hội, đã dành cho chúng ta thích hợp với Lời. Do đó, chúng ta có sự đa dạng của Kinh thánh.

2. Diễn giải tín điều: thông diễn như mô thức tín lý

a. Ý nghĩa của Kinh thánh: một thông diễn thần học phải kể đến Kinh thánh như điểm khởi đầu. Chúng ta phải đọc sự việc "secundum rationem fidei" (theo loại suy đức tin), đối với tầm nhìn đức tin. 

b. Xua tan mâu thuẫn giữa tín điều và chú giải. Là một khoa học diễn giải, chú giải Kinh thánh thuộc vấn đề kỹ thuật. Đôi khi, chúng ta có hai chiều kích khác biệt nhau. Thần học có thể được thực hiện bằng cách chỉ tham khảo Kinh thánh.

c. Học thuyết của Vatican II: đây là Công đồng đã đặt ra nhiều vấn đề trong diễn giải. Những gì nói trong Công đồng Vatican II là cắt đứt với tư tưởng trước đây.

zalo
zalo