Ngày tháng: 04/05/2024
Đang truy cập: 10

THÔNG DIỄN THẦN HỌC - Phần 4/8 - Lm. Phaolo Ngô Đình Sĩ

THÔNG DIỄN THẦN HỌC - Phần 4/8

Lm. Phaolo Ngô Đình Sĩ

-------------------------------

CHƯƠNG II: CHUYỂN DỊCH THÔNG DIỄN HỌC HIỆN NAY VÀ HỆ QUẢ CHO THẦN HỌC MẶC KHẢI

3. Viễn cảnh mới của thần học mặc khải

Vậy chúng ta ý thức một chuyển dịch của Thông diễn dưới cú sốc của trào lưu tư tưởng chỉ định bởi từ Structuralisme. Người ta có quyền không thừa nhận ý thức hệ của Cấu trúc học đưa đến những hệ quả cực đoan. Sự tranh chấp của biểu hiện chủ nghĩa trung tâm (logocentrisme) có thể dẫn đến một phản kháng triệt để diễn văn thần học. Nhưng người ta có lẽ lầm vì đã không nghiêm túc nắm lấy những gì hàm ý thông qua các lý thuyết mới của việc đọc các bản văn. Thay vì tiêu cực, , chúng ta đã cố gắng đặc trưng trên đây, sự chuyển dịch của Thông diễn có thể giúp chúng ta đào sâu Mầu nhiệm Mặc khải như Lời Thiên Chúa trong và thông qua lời con người.

Giờ đây, chúng ta cố gắng tụ họp tư duy của chúng ta lại, liên quan đến một đổi mới thần học Mặc khải xung quanh ba chủ đề dưới đây:

a. Thánh kinh là một chứng cứ và như thế đã là một thông diễn

Chúng ta đã nói trên đây, tân Thông diễn dành tất cả quan trọng cho bản văn được hiểu. Thông diễn chú ý để không lao đến giai đoạn khách quan hóa có lợi cho quyết định hiện sinh. Nhưng thông diễn xem chừng đừng nói sớm quá về một sự thật của bản văn hay một ý nghĩ ngữ nghĩa chỉ cần khám phá, nhờ phương pháp phê phán sử quan tương hợp. Ngày nay, Thông diễn lấy khoảng cách với chủ nghĩa chứng thực tiềm ẩn của chú giải truyền thống nào đó, có lẽ muốn định căn chân lý với nội dung của bản văn. Điều này đôi khi cho phép các nhà chú giải thực thi "chủ nghĩa đế quốc" nhất định, như thể Thông diễn đích thực Ki-tô giáo phụ thuộc chặt chẽ nghĩa đen của bản văn mà các nhà chú giải phục hồi.

Sự chuyển dịch hiện nay của Thông diễn mời gọi chúng ta ý thức hơn về hai lần khoảng cách, không chỉ khoảng cách văn hóa giữa tình trạng lịch sử đương đại của chúng ta và môi trường lịch sử xã hội trong đó bản văn được sản xuất, nhưng còn là khoảng cách (ở trong nội tại của bản văn) giữa chính bản văn và các biến cố bản văn quy chiếu hay đề cập đến. CHÚNG TA NÓI Ở ĐÂY Ý NIỆM CHỨNG TỪ. Đừng xem Kinh Thánh như một dữ kiện trực tiếp linh hứng từ Thiên Chúa nhưng như chứng cứ dưới linh hứng của Chúa Thánh Thần. Có nghĩa là Kinh Thánh không phải là dữ liệu theo nghĩa nội dung khách quan của chân lý, chỉ cần làm quen hay thuần hóa để biết ý nghĩa Lời của Thiên Chúa. Đây là các chứng cứ quy chiếu đến các biến cố lịch sử. Như thế trong đó hiển nhiên có diễn giải nhất định của đức tin, không thể nói là hoàn toàn lịch sử, nghĩa là tương đối. Người ta chỉ có thể giải mã ý nghĩa Lời Thiên Chúa thông qua Kinh Thánh của dân tộc Ít-ra-en trên các biến cố lớn của lịch sử cứu độ mà chính họ đã trải nghiệm trong đức tin như các giai đoạn của Mặc khải của Thiên Chúa.

Nói về Kinh Thánh theo ngôn từ chứng cứ, nghĩa là đồng thời xác nhận Kinh Thánh đã là một diễn giải. Đối với chúng ta hôm nay, đón nhận trong đức tin Lời Thiên Chúa không thể tách rời với hành vi hiểu biết thông diễn qua đó người ta diễn dịch một diễn giải. Thực vậy, biến cố được làm chứng bởi bản văn không bao giờ là một biến cố thô, nhưng là một biến cố đã được diễn giải.

Làm chứng, nghĩa là dùng lời để nói lên một biến cố thực sự đã xảy ra, nhưng không phải là một mô tả đơn thuần và đơn giản một biến cố: chính là làm thăng tiến biến cố trong một hiện hữu mới. Người ta không thể tách rời biến cố ý nghĩa mới ngoài những gì bao bọc trong chứng cứ. Chính trong Kinh Thánh thể hiện rõ ràng những gì đã trải qua trong chứng cứ như lời trục tiếp trên biến cố. Nhờ chứng cứ, biến cố như thể là những gì thoát khỏi được mặc lấy một ý nghĩa vững bền. Khi trở thành Kinh Thánh, chứng cứ của Dân Ít-ra-en và chứng cứ của cộng đoàn Ki-tô hữu tiên khởi thuộc về lịch sử nhân loại một cách vững chắc và mở ra cho chúng ta các khả năng cập nhật hóa luôn mới trong hệ ý nghĩa và trong hệ hành động. Các biến cố, như đã được loan báo, sẽ có một đời sống riêng mà không cần phải tách biệt với biến cố trong thực thi hành động, khỏi sự nắm bắt của chứng nhân.

Ý niệm chứng cứ áp dụng cho Kinh Thánh mời gọi chúng ta giải mã huyền thoại một khái niệm vẫn còn quá nhân hoá (anthropomorphique) Lời của Thiên Chúa. Nếu chúng ta xem Kinh Thánh như một cơ thể bản văn, chúng ta chỉ có thể tìm thấy ở đó lời của con người. Chúng ta phải từ chối trí tưởng tượng một Lời Thiên Chúa hoàn toàn thuần khiết rơi từ trên trời xuống. Chúng ta phải nhấn mạnh đến đặc tính gián tiếp của Mặc khải. Qua đó người ta muốn nói rằng không có Mặc khải trực tiếp theo nghĩa những lời trực tiếp bởi Thiên Chúa. Thiên Chúa mặc khải trong các biến cố lịch sử đã là Lời của Thiên Chúa. Nhưng lời đó hình thành một lịch sử cứu độ đã có ý nghĩa bởi chính nó. Nhưng những lời đó không tỏ lộ ý nghĩa tràn đầy, như thể hiện ý định Thiên Chúa, rằng những lời đó được cập nhật hóa trong ý thức của Dân Thiên Chúa. Phải hiểu rõ rằng mặc khải không chỉ hoàn thành trong lịch sử, nếu mặc khải không hoàn thành đồng thời trong đức tin của Dân Thiên Chúa. Nói cách khác, không có mặc khải theo ý nghĩa một nội dung chân lý nguồn gốc siêu việt, nếu không có sự nội tâm hóa mặc khải trong ý thức nhân loại.

Vậy chúng ta phải vượt qua ý thức quá hẹp hòi và ngoại tại của Mặc khải. Mặc khải không phải là truyền thông đến từ trên cao của một kiến thức xác định một lần cho tất cả. Mặc khải chỉ định không thể tách rời hành động của Thiên Chúa trong lịch sử và kinh nghiệm đức tin của Dân Thiên Chúa được diễn dịch trong biểu đạt thông diễn của hành động này. Như thế, đáp trả đức tin của Dân Thiên Chúa thuộc về chính nội dung của những gì là Lời của Thiên Chúa đối với chúng ta. Mặc khải chỉ đạt đến sự viên mãn, ý nghĩa và sự cập nhật trong đức tin đón nhận mặc khải.

b. Bản văn Kinh Thánh là Mặc khải của một thế giới mới và con người mới với điều kiện ở đó cấu trúc văn chương đã mang mặc khải

Chúng ta đã tin một yếu tố hình thành của chính Mặc khải có thể làm từ hoạt động ý nghĩa của Dân Thiên Chúa. Một mặt, khuynh hướng hiện nay của Thông diễn là phải giải mã huyền thoại ý tưởng một ý nghĩa chính tự thân đã có ở đó trong bản văn, chỉ cần giải mã khi nối kết với những gì tác giả muốn nói, những gì muốn nói là tiếng vọng của những gì Thiên Chúa muốn nói.

Như thế một Thông diễn gắn kết vào "sự việc" của bản văn thay vì đi tìm ý nghĩa mong muốn của tác giả linh thánh, người đã muốn quy chiếu chính mình với tác giả Thiên Chúa, dẫn chúng ta đặt lại vấn đề một thần học Mặc khải đồng dạng một cách cụ thể với linh hứng hiểu như Chúa Thánh thần thổi ý nghĩa cho tác giả.

Ý tưởng giọng nói đằng sau giọng nói, một văn viết nghe theo người đọc chính tả, đề nghị cho chúng ta với một thể thức riêng của Mặc khải ngôn sứ. Paul Ricoeur nhấn mạnh rằng chúng ta phải nghiêm túc xem xét các hình thức nguyên thủy của Mặc khải trong tập Kinh Thánh. Kinh Thánh không chỉ chứa đụng các bản văn ngôn sứ ở đó một con người của Thiên Chúa, một ngôn sứ, nói cho chúng ta về Thiên Chúa. Cũng có những bản văn tường thuật, lề luật, khôn ngoan, phụng vụ... cũng là Lời Thiên Chúa ngang tầm với các bản văn khác đối với chúng ta.

Thế thì giáo thuyết truyền thống về linh hứng đã được rèn luyện để nhận ra trước hết các bản văn ngôn sứ. Giáo thuyết liên quan rõ ràng đến lý thuyết khí cụ nguyên nhân, nghĩa là ý tưởng một văn viết dưới sự đọc chính tả trực tiếp của Thiên Chúa. Đó luôn là vấn đề Kinh Thánh nhận thức tương quan với Thiên Chúa - Ngài là tác giả chính và một tác giả nhân loại.

Khái niệm linh hứng truyền thống dựa trên một giả định ngụ ý, biết được là do người ta thấy từ linh hứng một ơn đoàn sủng hoàn toàn cá nhân và người ta tin rằng có thể phân biệt rõ ràng giữa Mặc khải người ngôn sứ hay Tông đồ, có thể có ý thức thụ hưởng một cách thụ động và linh hứng hay hành động của Thiên Chúa mang đến một chân dung thánh để viết khi tác giả không cần thiết ý thức được sự thúc đẩy của Thiên Chúa.

Đối với khái niệm khá tưởng tượng của linh hứng, như giọng nói đằng sau giọng nói, như văn viết dưới tiếng Thiên Chúa đọc chính tả, chúng ta phải làm hai chú ý:

a) Chúng ta phải nhấn mạnh nhiều hơn sợi dây giữa linh hứng và đức tin của cộng đồng tuyên xưng đức tin. Một cách đặc biệt, chúng ta bắt đầu từ dây liên hệ giữa Kinh Thánh và Giáo hội tiên khởi để soi sáng vấn đề chung của linh hứng. Chúng ta có thể tiếp tục nói về Thiên Chúa như "tác giả của Kinh Thánh", theo nghĩa nơi đó Ngài chính là tác giả của đức tin của Giáo hội tiên khởi, chính Ngài đã quy tụ cộng đồng này, một cộng đồng đức tin đã tìm thấy biểu đạt và khách quan hóa trong Kinh Thánh.

b) Tất cả các bản văn Kinh Thánh là mặc khải dành cho chúng ta, ngay cả khi đó không phải là các bản văn ngôn sứ, vì tất cả quy tụ chúng ta vào một thế giới mới. Thông diễn hiện đại, như chúng ta đã nhắc trên đây, không nhắm mục đích tìm thấy những gì tác giả thánh muốn nói. Nhưng ngược lại với ý thức hệ Cấu trúc học, họ đã từ chối giải mã một ý nghĩa và một thông điệp, Thông diễn tìm hiểu "đề xuất thế giới bản văn đã mang trong nó; "hữu thể" mới mà bản văn quy chiếu vào. Các thực tại triển khai trước bản văn, nhưng bắt đầu từ bản văn, đó là những thực tại của thế giới mới, giao ước mới, vương quốc mới, sự ra đời mới của con người.

Nói cách khác, bản văn Kinh Thánh là Mặc khải tôn giáo đối với chúng ta, bởi vì trong chính nó, trong cấu tạo văn bản, đã mang Mặc khải, như tất cả bản văn thi ca vượt qua chức năng mô tả của ngôn ngữ hằng ngày. Đứng trước "hữu thể mới" triển khai bởi bản văn, con người sẽ đón nhận chính mình một hữu thể mới, nghĩa là trải rộng bản thân hoàn toàn tự nhiên của mình. Sự cập nhật hóa một khả năng riêng của con người, có thể được kiểm chứng qua cơ hội của tất cả bản văn thi ca. Nhưng trong trường hợp của bản văn Kinh Thánh, sự thuần hóa hay làm quen với bản văn không chỉ trùng hợp với sự hiểu biết mới về chính mình, nhưng với một khả thể hiện hữu mới và với ý chí làm hiện hữu một thế giới mới. Nói cách khác, không có Mặc khải theo nghĩa mạnh khi không có trao đổi cá nhân và thiết lập một thực thi đạo đức và một xã hội mới.

c. Không thể có cập nhật hóa Mặc khải nếu không sản sinh một thông diễn mới

Mặc khải không chỉ là một quá khứ. Mặc khải đi đến trong khôn ngoan nhân loại hôm nay như Lời Thiên Chúa luôn cập nhật hóa. Truyền thống theo ý nghĩa thần học không chỉ là chuyển tải máy móc một nội dung luôn luôn giống nhau, nhưng Mặc khải chính là hành vi thông qua đó Thiên Chúa giao tiếp với con người.

Một Thông diễn học có phạm trù trung tâm "thế giới của bản văn" luôn có "mặt" truyền thống. Thần học Ki-tô giáo luôn sống với những gì có trước, với một nguồn gốc. Nhưng nếu người ta cố ý tránh nhận định bản văn Kinh Thánh với chân lý nguồn gốc, người ta sẽ có một khái niệm ít tĩnh lặng hơn của truyền thống. Khi nói truyền thống, chúng ta không nói đơn thuần là việc chuyển tải các dữ liệu giá trị cho tất cả thời gian. Trong ngôn ngữ hiện nay của chúng ta, hai từ khóa "truyền thống " và "sản sinh" không đối lập nhau. Áp dụng hay thuần hóa với "thế giới bản văn" không chỉ dẫn chúng ta đến các sản sinh mới ở cấp độ ngôn ngữ, nhưng còn nơi cấp độ thực hành mới.

Thông diễn truyền thống luôn đòi hỏi một sự hài hòa tiền thiết lập, một căn tính nền tảng, một trộn lẫn các chân trời. Thông diễn mới, trong điều kiện Thông diễn nghiêm túc dùng chất liệu văn bản của bản văn nền tảng và lịch sử tính nguồn gốc, là một thông diễn sáng tạo. Chúng ta phải chấp nhận sống dưới chế độ của sự khác biệt. Nếu chúng ta dùng bản văn theo cách tính độc lập của công trình hay của tác phẩm văn bản, không phải là việc lắng nghe nguồn gốc Lời Thiên Chúa mà bản văn chỉ có thể là tiếng vang vọng. Cũng không phải tự nhận ra hôm nay điều muốn nói của một tác giả quá khứ hay kết nối với một khía cạnh bên ngoài hiển nhiên của bản văn. Chính khi Giáo hội "đóng" bản văn (thư quy) là điều kiện của việc "đọc lại" sáng tạo.

Thần học Ki-tô giáo cần sống với một nguồn gốc, là biến cố Chúa Giê-su Ki-tô như biến cố nền tảng. Nhưng Tân ước là chứng từ về biến cố này không phải là một bản văn trao lập tức cho chúng ta ý nghĩa tràn đầy và vĩnh cửu. Chúng ta xem bản văn này như đã là một hành vi thông diễn và khoảng cách giữa chúng ta với bản văn - thay vì là một trở ngại - chính là điều kiện của một hành vi diễn giải mới đối với chúng ta ngày hôm nay. Hiện hữu một tương đồng giữa Tân ước và chức năng Tân ước thực hiện trong Giáo hội tiên khởi và sau đó sản sinh ra một bản văn mới hôm nay và chức năng bản văn thực hiện trong thời hiện tại của xã hội và của văn hóa.

Như thế, chúng ta lấy các khoảng cách đối diện với một Thông diễn tự cho mình có thể phục hồi ý nghĩa nguồn gốc một biến cố quá khứ cho nhận thức đương đại, hay diễn dịch lại một ý nghĩa giống như vậy trong sự đa dạng của ngôn ngữ. Làm công việc thông diễn, chính là sáng tạo những diễn giải mới và sản sinh ra những hình dung lịch sử mới của Ki-tô giáo trong một thời gian khác và ở một nơi chốn khác. Một thực hành thông diễn như thế tương liên với một khái niệm chân lý không giống hoàn toàn với hữu thể tràn đầy nguyên thủy, cũng không với một hình dung lịch sử cố định. Chân lý đúng hơn là ở dưới dấu chỉ của một tương lai. Chân lý luôn đi đến. Chính là ý nghĩa của chân lý Kinh Thánh như thực tại thuộc hệ cánh chung.

Nếu chúng ta tạm kết thúc khảo sát ngắn gọn về Mặc khải ở thời đại Thông diễn, một thông diễn ý thức các tiến trình mới đối với sự việc đọc bản văn, chúng ta có thể nói rằng Mặc khải Ki-tô giáo luôn là truyền thống, bởi vì Mặc khải cần sống với một nguồn gốc đã xảy ra, biến cố Chúa Giê- su Ki-tô. Nhưng đồng thời, Mặc khải luôn sản sinh, bởi vì nguồn gốc chỉ có thể thuật lại nhờ dựa vào lịch sử và theo một diễn giải sáng tạo luôn mới.

----------------------------

---Còn tiếp---

zalo
zalo