Ngày tháng: 09/11/2024
Đang truy cập: 9

THÔNG DIỄN THẦN HỌC - Phần 7/8 - Lm. Phaolo Ngô Đình Sĩ

THÔNG DIỄN THẦN HỌC - Phần 7/8

Lm. Phaolo Ngô Đình Sĩ

-------------------------------

CHƯƠNG III: TỪ TÍN LÝ ĐẾN THÔNG DIỄN (Hoặc tình trạng chân lý trong thần học)

3. Chân lý thần học là một ngôn ngữ thông diễn

Các trình bày trong hai phần trên của nhà thần học Claude GEFFRÉ (1926-2017)[2], dòng ĐaMinh, đã muốn minh chứng rằng thần học theo mô thức tín lý đã ở trong hệ thống Giáo hội từ nhiều  thế kỷ nay. Đã đến lúc, người Ki-tô hữu nhận định đúng hơn và tôn trọng hơn đức tin của con người và chân lý của Thiên Chúa. Thần học hiểu theo mô thức thông diễn tôn trọng đúng giá trị hơn tính đặc thù của chân lý được giao cho chúng ta trong mặc khải Ki-tô giáo.

Trong phần cuối này, là phần có lẽ quan trọng nhất, vẫn luôn theo tư duy của nhà thần học Claude Geffré, đưa ra các nguyên tắc của thần học thông diễn.

Chúng ta có thể định nghĩa thần học như là một cố gắng làm sáng tỏ một cách thông minh và ý nghĩa hơn ngôn ngữ đã hình thành cho mặc khải. Ngôn ngữ này đã là một ngôn ngữ diễn giải. Thần học như là một ngôn ngữ diễn đạt mới muốn phát triển các ý nghĩa của mầu nhiệm Ki-tô giáo phù hợp với hiện tại của Giáo hội và của xã hội. Thần học là một con đường vẫn luôn chưa đạt đến hoàn thành để tiến đến chân lý toàn diện. Ngôn ngữ thần học cần phải luôn diễn giải trong trường hợp thần học nhắm đến thực tại của mầu nhiệm Thiên Chúa bắt đầu bằng sự biểu đạt không tương ứng. Và chính vì thế đặc tính riêng của thần học tư biện là không tuân thủ các ý nghĩa đầu tiên của ngôn ngữ mặc khải nhờ sự biểu đạt mới nhờ các tình trạng văn hóa triết học và khoa học đem lại (J. LADRIERE, "La théologie et le langage de l'interprétation", Revue Théologie de Louvain, 1, 1970, tr. 241-267).

Sai lầm riêng của chủ trương thần học giáo điều đã thu giảm các biểu đạt của mặc khải trong diễn đạt ý niệm của họ. Thần học thông diễn không bao giờ từ chối một luận lý chặt chẽ của chân lý đức tin, nhưng thần học thông diễn luôn ý thức các giới hạn cấu thành ngôn ngữ đối với một lý tưởng của hệ thống ý niệm. Ngôn ngữ thần học có các tiêu chuẩn riêng của chân lý. Theo định nghĩa các tiêu chuẩn này không thể ở trong hệ khoa học thực nghiệm vì thần học có đối tượng là một thực tại siêu hình.

Tuy vậy thần học luôn có điểm khởi đầu là một khách quan lịch sử: các biến cố nền tảng của Ki-tô giáo. Và chính vì thế một trong những tiêu chuẩn kiểm định riêng của các công trình thần học bao gồm việc đối chiếu các diễn đạt mới của đức tin với ngôn ngữ tiên khởi của mặc khải đã cưu mang các biến cố nền tảng, cũng như với các ngôn ngữ diễn giải đa dạng mà chúng ta nhận thấy trong truyền thống. Thần học như là một soạn thảo mới trên cơ sở một đối chiếu không ngừng giữa các soạn thảo trước đó được đo lường và đáng giá bởi bản chất của chân lý mà thần học có trách nhiệm. Như vậy phải tìm cách đặc trưng các điểm riêng của chân lý thần học. Chúng ta có 3 đặc tính chân lý thần học sau đây.

a. Chân lý thần học thuộc hệ chứng từ

Đối tượng của tri thức thần học không phải là một khối toàn bộ các chân lý ý niệm. Ngay hành vi qua đó Thiên Chúa làm cho con người biết Ngài chính là một mầu nhiệm. Trong chân lý của Thiên Chúa bằng hành vi tự tỏ hiện, Chúa Giê-su là nhân chứng không ai có thể vượt qua được. Chứng từ của Chúa Giê-su được diễn đạt thành các phát biểu đức tin qua đó nhà thần học làm việc. Chúng ta không bao giờ có thể tách biệt các phát biểu này khỏi biến cố của các phát biểu đó.

Như thế, chân lý Ki-tô giáo là một chân lý chỉ xảy đến trong biến cố luôn là hiện tại trong hành động loan báo và chân lý hoàn toàn hướng tới một sung mãn của tỏ hiện thuộc hệ cánh chung. Chúng ta có thể một cách thích đáng xích gần chân lý theo nghĩa Thánh kinh với bản thể của chân lý mà chính Heidegger đã hiểu (H. SCHLIER, "Méditations sur la notion johanique de vérité" trong Essais sur le Nouveau Testament, Paris, Casterman, 1967, tr. 55-101). Heidegger nói về chân lý nguyên thủy, nằm ở bên kia của phán đoán và chân lý đó không gì khác hơn chính là nơi sinh nở của ý nghĩa. Có nghĩa là tất cả chân lý liên kết với một không-chân lý gắn liền với tình trạng che phủ nguyên thủy. Cũng như vậy, chân lý mà thần học tìm kiếm luôn mang dấu tích của tình trạng che phủ nguyên thủy. Chân lý không bao giờ bị giảm thiểu trong các sự thật khách quan mà tri thức lý thuyết xử lý.

Nghĩa là không thể có tri thức thần học của sự thật đức tin khi không có tham dự sống động vào chính chân lý của Thiên Chúa đang tiến đến. Ngôn ngữ thần học có thể là một ngôn ngữ duy lý tư biện. Nhưng ngôn ngữ vẫn luôn là một ngôn ngữ dấn thân, một ngôn ngữ tự nối kết các liên quan. Sự thật thuộc quyền chứng tá vì sự thật không gánh vác các sự thật có thể kiểm soát và chủ thể đức tin hoàn toàn có thể bao hàm trong hành vi loan báo. Như thế, sự thật mà nhà thần học viện dẫn là một sự thật cử hành nghi lễ, tuyên xưng. Chúng ta có thể xích sự thật lại gần các sự thật của lý tính thực tiễn theo nghĩa của triết gia Kant người Đức. Các sự thật đó không có sự hiển nhiên khách quan của một sự thật khoa học hay một sự thật triết học. Tuy vậy, không phải là các sự thật tùy tiện, bởi vì các sự thật này liên quan đến cùng đích cần thiết của con người: các sự thật này cần thiết nhân danh một hiển nhiên nội tâm (P. RICOEUR, "L'herméneutique du témoignage", trong Le Témoignage, (Colloque Castelli), Paris, Aubier, 1972, tr. 35-61).

Thế thì, thần học được dẫn trước bởi một sự thật mà thần học chỉ biết nhờ bởi chứng tá, ex auditu, và từ các chứng tá đó tới phiên thần học làm chứng. Thần học nhận biết rằng thần học bị bó buộc bởi một sự thật mà chính thần học không nằm trong tay mình. Ngôn ngữ thần học, cho dù là ngôn ngữ tư biện duy lý, cũng phải cảm nhận được tính "thụ nhận" tiên khởi này.

Hãy cho rằng ngôn ngữ thần học như một cử hành nghi lễ sự thật đã và luôn đến trong Chúa Giê-su Ki-tô, nó cần có một chiều kích tụng ca (doxologie). Nhưng trong cùng một lúc, ngôn ngữ thần học mang một tầm vóc thực tiễn vì thần học làm chứng tá cho một chân lý không ngừng tiến triển trong lòng thế giới và muốn nhập thể trong các dạng thức lịch sử mới.

Như thế, ngay cả nếu ngôn ngữ thần học không còn tư cách là ngôn ngữ duy lý tư biện nữa, không còn giá trị gợi ý và đề nghị của ngôn ngữ Kinh Thánh, thì ngôn ngữ thần học, từ cội rễ, là ngôn ngữ thi văn nơi đây ngôn ngữ này là lý thuyết của hành động. Ngôn ngữ thần học phải khai thông các biểu đạt ý nghĩa mới trong Giáo hội và trong xã hội. Trong nghĩa đó, một cách bình thường, thần học có một trách nhiệm xã hội và chính trị (P. RICOEUR, "Nommer Dieu", trong Etude théologique et religion 52, 1977, tr. 505-508). Thần học thực hành một chức năng phán đoán đối với các thực tiễn của thế giới.

b. Chân lý thần học căn nguyên là lịch sử

Nếu, ngay lúc khởi đầu, sự thật Ki-tô giáo thuộc hệ chứng cứ, chứng cứ đã trở nên một văn bản, nghĩa là không có sự thật trực tiếp tức khắc, chân lý đến từ Đức Giê-su Ki-tô. Khi nói chứng tá, nghĩa là nói khoảng cách, bề dày nhân loại, diễn giải. Và cũng như thế cho các chứng tá mới, đó là các nền thần học đã có trong suốt lịch sử của Giáo hội. Vậy thần học không thể mơ rằng được đi tức khắc vào sụ thật như sự thật trùng hợp với Lời Thiên Chúa ở tình trạng trong suốt hay với một biến cố lịch sử vào lúc khởi thủy. Thần học theo thông diễn chỉ chạm đến chân lý các phát biểu đức tin trong viễn cảnh lịch sử.

Vì lý do cho rằng các chân lý đức tin thì tuyệt đối, sai lầm của một vài thần học giáo điều quên rằng việc nắm bắt được các sự thật này với tâm trí nhân loại luôn là lịch sử và như thế là tương đối. Các phát biểu đức tin là thật hôm nay cũng như hôm qua, nhưng sự hiểu biết lệ thuộc vào khả năng ý thức của tâm trí ở một thời điểm lịch sử nào đó. Và mặt khác, sự thật của một phát biểu luôn xác định bởi tình trạng lịch sử của vấn nạn và trả lời, tình trạng đó chính là nguồn gốc của sự hình thành phát biểu này.

Tri thức thần học, như tri thức thông diễn, tham dự vào tính căn nguyên lịch sử của tình huống câu hỏi và trả lời. Cho dù đó là một tín điều hoặc một định nghĩa tín điều, hiểu biết đúng giả sử rằng chúng ta đã tạo ra tình huống thông diễn tốt, tình huống được xác định bởi phương pháp câu hỏi và trả lời (E. SCHILLEBEECKX, "Le problème de l'infaillibilité ministérielle". Réflexions théologiques, Concilium, 83, 1973, tr. 83-103).

Ví dụ, thật hiển nhiên, chúng ta thấy rằng một định nghĩa tín điều là một "đáp án" chỉ có thể hiểu khi quy chiếu vào câu hỏi lịch sử, câu hỏi đã gây ra câu trả lời tín điều. Không có các xác quyết giáo điều ở trạng thái thuần khiết mà không quy chiếu đến một tình trạng cụ thể của Giáo hội, chung chung là một tình trạng khủng hoảng, mà không đánh dấu bởi các hệ thống đại diện của một thời kỳ.

Tất cả nhờ một công việc phê phán, nhà thần học đi đến phân biệt nhận thức nội dung sự thật thường hằng một định nghĩa tín lý và rồi chức năng cụ thể của trả lời cho một sai lạc đã xác định. Định nghĩa tín lý không trở nên sai hay lỗi thời trong một tình huống khác của Giáo hội. Nhưng tín điều có thể mặc lấy một ý nghĩa mới so với ý nghĩa nguyên thủy, ý nghĩa đã có trước đây trong một giáo hội cấp bách và giáo điều có thể thực hành một chức năng khác trong chương trình tổng quát của đức tin miễn là chân lý đức tin trên đó tín điều nhấn mạnh là đối tượng của một tài sản bảo đảm vững chắc và không có một phản bác nào.

Tất cả điều đã nói trên đây giúp chúng ta hiểu ở đâu là tương quan với sự thật thần học thông diễn. Tương quan với chân lý này không thể tách rời khỏi liên hệ hỗ tương giữa biến cố nền tảng và tình trạng hiện nay của cộng đồng Ki-tô giáo. Chúng ta từ bỏ ảo tưởng một sự thật-tán thành hay một sự thật-tương hợp, sự thật giả định rằng một đối tượng không thay đổi và một chủ đề tri thức không bất biến. Từ khi Thiên Chúa mặc khải cho con người, yếu tố diễn giải của cộng đoàn Ki- tô hữu thuộc vào ngay nội dung của chân lý đức tin.

Như thế, sự thật Ki-tô giáo không phải là một cốt lõi bất biến, được truyền tải từ thế kỷ này sang thế kỷ khác dưới hình thức một kho tích trữ cố định. Sự thật là một xảy đến thường hằng giao phó cho rủi ro của lịch sử và của tự do thông diễn của Giáo hội dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Rõ ràng là không đủ để luôn nói về nội dung của đức tin của tương quan giữa cốt lõi bất biến và chiều kích văn hóa biến chuyển. Chúng ta phải tránh khỏi ảo tưởng của ngữ nghĩa bất biến và tồn tại bên ngoài tất cả các ngẫu nhiên của diễn đạt (J. GABUS, Critique du discours théologiques, Neuchatel, Delachaux et Niestlé, 1977, tr. 323).

Xác định tín lý tồn tại ở ý niệm hoàn toàn chuyển tải và là khí cụ ngôn ngữ. Chúng ta phải nói đến tương quan của các tương quan. Tùy theo các tình huống lịch sử khác nhau của Giáo hội, sản sinh một tương quan mới giữa sứ điệp Ki-tô giáo và liên quan ngữ nghĩa mới lạ. Nhiệm vụ đặc trưng của nhà thần học chính là luôn làm tỏ hiện, tính thường không liên tục của truyền thống Ki-tô giáo, truyền thống sáng tạo các bề mặt lịch sử mới khi trả lời cho sự tiến đến thường hằng của chân lý nguyên thủy, chân lý được mặc khải trong Chúa Giê-su Ki-tô.

c. Chân lý thần học xem như là biểu đạt một đồng thuận giáo hội

Tùy vào những gì đã dẫn trước đây, chúng ta thấy rằng kinh nghiệm Ki-tô giáo về chân lý không trùng hợp với một tri thức hoàn toàn duy lý tư biện. Chân lý đức tin là một con đường phải đi, một diễn tiến thường hằng, một lộ trình chung. Chân lý trực thuộc hệ chứng tá và chân lý luôn nhập thể, gắn bó với tình trạng cụ thể của thế giới và của Giáo hội, mà chúng ta không thể tách rời chân lý khỏi các nơi chốn nó đạt đến.

Chúng ta có nên nói đến một sự thật đa thể trong thần học và không bị nguy cơ đưa vào các thông diễn không kết thúc? Chúng ta lại ở trong vấn đề bác bỏ của những người không chấp nhận xóa bỏ thần học giáo điều vì lợi ích của thông diễn học. Chúng ta có thể hay không thoát ra khỏi song đề khó chịu không thể lựa chọn: chúng ta phải chọn chủ thuyết giáo điều đông đặc hay tùy tiện của thông diễn bội nhân?

Đúng thực là diễn giải không phải là độc nhất vì có nhiều khả năng đọc trên cùng một bản văn và không thể thần thánh hóa sự thật một bản văn. Nhưng cũng đúng khi không thể chấp nhận việc diễn giải vô hạn. Có một khả thể nằm ở trong lãnh vực thông diễn được xác định bởi cộng đoàn diễn giải (P. RICOEUR, trong phần kết luận cuộc hội thảo "Exégèse et Herméneutique", Paris, Seuil, 1971, tr. 295). Bước dần vào trong sự thật thể hiện trong công nhận hỗ tương giữa các chủ thể làm chứng cho một chân lý luôn không thể đạt tới. Đối với vấn đề này, nhà thần học rút tỉa bài học trong lý thuyết mới đây của J. HABERMAS, la Konsensus-theorie: sự thật là kết quả của một tiến trình thỏa thuận chung giữa hai đối tượng. Vấn đề là không phải việc đi đến thỏa thuận chung bằng mọi giá, nhưng một thỏa thuận chung không bạo lực, một tình trạng hiệp thông lý tưởng, không có các yếu tố bạo lực để có thể xáo trộn sự hiệp thông. Sự thật không trực thuộc vào tri thức tức khắc trực tiếp, nhưng là một tiến trình luận chứng giữa hai đối tác.

Đối với nhà thần học, lãnh vực thông diễn, không gian của chân lý, chính là Giáo hội như chủ thể tương ứng với đức tin. Giáo hoàng Phao-lô VI nói rằng "đức tin không phải là đa thể". Nhưng chúng ta phải hiểu tinh thần phát biểu này. Nếu chúng ta cho rằng đức tin như là một diễn dịch trong một ngôn ngữ, và đức tin không hiện hữu ở trạng thái thuần khiết ở bên ngoài nhập thể; chúng ta có thể nói đúng khi nói một thống nhất đa thể của đức tin trong thời gian và trong không gian. Để vượt qua xung khắc có thể giữa các đòi hỏi của thống nhất và quyền có đa dạng thích đáng trong tri thức thông diễn của sự thật, chúng ta phải trở lại với kinh nghiệm của tất cả Giáo hội mà người ta chỉ định cùng nhau bởi sensus fidelium (ý nghĩa đức tin).

Chúng ta nhận thấy rằng đã có một tinh ý nhạy bén căn nguyên trong kinh nghiệm nền tảng của cộng đoàn Ki-tô hữu tiên khởi và trong các kinh nghiệm lịch sử sau đó của Giáo hội. Mặc dù có các gián đoạn lịch sử, những gì bảo đảm căn tính chủ thể của Giáo hội, không thể tách rời với ơn huệ thường hằng của Thần Khí chân lý (Ga 14,26) và căn tính của kinh nghiệm đức tin, căn tính trình bày không những chỉ ở trong các tuyên xưng đức tin, nhưng cũng nằm trong phụng tự cầu nguyện của Giáo hội và trong phục vụ tin mừng các mối phúc thật.

Chúng ta biết rằng nếu Giáo hội là môi trường thông diễn để xác định đúng và sai trong thần học thì quá chung chung. Thần học bắt buộc chúng ta luôn cung cấp các tiêu chuẩn bất khả ngộ. Chúng ta cũng đã nói nhiều lần trên đây rằng thật ảo tưởng khi tin rằng chúng ta có một tiêu chuẩn yên vị bất khả ngộ - hoặc ở ý nghĩa các phát biểu Thánh kinh hay tín điều - hoặc ở ý nghĩa quyết định của uy quyền Giáo hội Thầy và Mẹ bất khả ngộ. Chúng ta có thể nói một cách đơn giản rằng quy tắc của phán đoán thần học phù hợp với chân lý Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta trong mặc khải, phải được tìm kiếm từ liên quan hỗ tương giữa kinh nghiệm nền tảng của Tân Ước và kinh nghiệm tập thể của Giáo hội được đánh dấu bởi các tình trạng lương tâm mới của nhân loại.

Giáo điều hay thông diễn? Dưới dáng vẽ ngây thơ, câu hỏi này là một câu hỏi ác hiểm: nó liên quan đến hiện trạng chân lý trong thần học. Ở đoạn cuối của giáo trình này, chúng ta phải hình thành 3 kết luận sau đây:

1. Thần học hiểu như mô thức thông diễn không phải là không tín lý. Nếu như thần học không đồng ý với phương cách giáo điều của một vài thần học kinh điển, thần học này không bao giờ tự phụ đặt nghi vấn cho tính thích đáng của thần học tín lý như là một trình bày chặt chẽ của các chân lý đức tin. Trong trường hợp ngày nay, chúng ta công nhận rằng không có một thần học phổ quát nữa, mỗi thần học cá biệt phải căn rễ ở trong Ki-tô giáo, chúng ta phải bày tỏ có và không của Tin Mừng và dẫn đến một phán đoán đã qua trên thế giới.

2. Thần học theo mô thức thông diễn giúp chúng ta tôn trọng tính đặc thù của chân lý mặc khải Ki-tô giáo, thuộc hệ chứng tá và không ngừng xảy đến trong hiện tại của Giáo hội. Thần học thông diễn mời gọi chúng ta một cách riêng đừng giảm thiểu các dấu ý nghĩa của mặc khải vào các biểu đạt ý niệm và đừng nhận định một cách đơn giản và thuần khiết lý lẽ thần học với lý lẽ tư biện (spéculatif).

3. Thần học thông diễn tương ứng với một tình trạng lịch sử của Giáo hội lúc đó Giáo hội bảo vệ chân lý được ban tặng trong Mặc khải. Chân lý đó không gắn kết với hiện hữu một thần học giáo điều độc đoán tự cho mình có tính phổ quát. Ở bên ngoài chủ thuyết giáo điều và sự tan vỡ của chủ nghĩa hỗn loạn, chúng ta được mời gọi phải tư duy lại với giá cả mới cho những gì có thể là thống nhất đa thể của chân lý Ki-tô giáo, và chân lý đó không làm tổn hại đến tính đồng nhất trong đức tin.

----------------------------

---Còn tiếp---

zalo
zalo