TÌM HIỂU VÀ NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ - Phần 3/15
Lm. Tôma Thiện Trần Minh Cẩm, OP.
----------
PHẦN I: TRIẾT HỌC BÀ LA MÔN
CHƯƠNG II: CÁC DARSANA
IV. HỆ THỐNG YOGA
1. Định Nghĩa
Trong anh hùng ca Mahâbhârata, va nhất là trong Bhagavadgiâtâ; Yoga luôn đi đôi với Sâmkhya và được coi là phần thực hành, trong khi Sâmkhya là phần lý thuyết. Danh từ Yoga bởi từ gốc YUJ (Jugum), có nghĩa là “buộc vào”, ‘bắt phục tùng’, hay ‘đặt vào ách’, hay cũng có nghĩa là ‘điều chỉnh’. Do đó, có nghĩa là ‘điều khiển, chế ngự thân thế và tâm hồn’. Nhà Yogin là người đặt tất cả cảm quan, tư tuởng dưới ách của mình, là người nối buộc tất cả nghị lực của mình lại; nghĩa là tập trung cảm quan, tư tưởng về một mối hay là nối kết nó lại với thấn linh. Theo nghĩa đó, Yoga là một kỹ thuật giải thoát hơn là một triết lý. Nhưng Yoga thực ra cũng có nhiều nghành; có nghành chú trọng nhiều đến kỹ thuật Yoga như phương tiện giải thoát, cũng như có thứ Yoga mà ngày nay người ta thường nói tới, chỉ coi đó là một phương pháp rèn luyện thân xác và tinh thần mà không nghĩ đến giải thoát gì cả.
2. Nguồn Gốc
Yoga với tính cách là một kỹ thuật tập trung tư tưởng hay chế ngự tâm thức đã có từ lâu trong truyền thống Ấn độ. Trong Rgveda có nói tới các hiền triết và thần linh đạt tới sức mạnh phi thường nhờ Tapas (nghĩa đen là nhiệt. Ơû đây có lẽ là một kỹ thuât vất vả khó nhọc mà các đạo sĩ thực hành). Có người còn cho rằng một vài yếu tố kỹ thuật của Yoga còn có trước cả thời Veda; và như vậy là do nguồn gốc địa phương chứ không phải Arya. Tất nhiên, tất cả đếu là những giả thuyết .
Trong các Up cổ, những phương pháp tĩnh niệm (dhyana) cũng như những kỹ thuật điều chỉnh hơi thở (Brh.1,5,23) hoặc tập trung các cơ năng vào âtman (Chand. 8,15) đã được nói đến như là các phương tiện giải thoát. Còn chính danh từ Yoga chỉ bắt đầu xuất hiện trong Taittiriâya Up.( 2,4), và trong Katha Up Yoga được định nghĩa như là sự “duy trì vững chắc các cảm quan”. Trong tập Svetâsvatara Up, nhà Yogin được ví như người điều khiển một cái xe do một con ngựa phóng đãng là tinh thần kéo.
3. Lập trường của phái Yoga
Tuy rằng phái Yoga có liên hệ mật thiết với phái Sâmkhya, nhưng lại khác với phái này một điểm quan trọng là hữu thần sésrava; trong khi như chúng ta đã biết Sâmkhya chủ trương một lập trường vô thần niriâsvara. Nhưng thực ra sự khác biệt này không có gì là sâu xa lắm, bởi vì Chúa của Yoga chẳng qua củng chỉ là Purusa đặc biệt theo quan niệm của Sâmkhya, có điều là Purusa này không bị ràng buộc bởi luật Sâmsâra. Sự sùng kính Isvara cũng chẳng có tính cách tôn giáo như các hệ thốnghữu thần khác, mà nói đúng ra chỉ là một trong những phương tiện giải thoát, và sự giải thoát ở đây cũng chẳng phải do ân huệ của Thượng Đế, nhưng cũng chỉ hệ tại ở sự phân biệt (viveka) với Purusa theo như thuyết Sâmkhya chủ trương. Có thể nói được rằng Isvara của phái Yoga là một khuôn mẫu lý tưởng mà người Yogin có thể đạt tới , hơn là một chúa tể có những đặc tính siêu hình. Trong anh hùng ca Mahâbhârata (XII, 308, 44) có nói là phái Sâmkhya chỉ nhận có 25 nguyên lý vũ trụ, điều đó chúng ta đã biết, nguyên lý 25 là Purusa, và chính Purusa khi nó giác ngộ thì trở thành tuyệt đối (kevala), cũng như anh hùng ca Mahâbhârata (XII,310,7) lại nói rằng các Yogin chấp nhận một nguyên lý khác nữa là Branman, tức là nguyên lý thứ 26. Sự phân biệt 1 Branman, nguyên lý siêu việt, với 1 Purusa, nguyên lý nội tại, biểu hiện trong các tâm linh cá biệt, có thật là một chủ trương của Yoga nguyên thuỷ hay chỉ là một yếu tố được nhập cảng vào sau này? Điều đó nhiều học giả nêu lên như một vấn nạn, nhưng vẫn không đủ bằng chứng để quyết đáp theo chiều nào.
4. Tác Phẩm
Vì Sâmkhya là nền tảng của Yoga trên phương diện lý thuyết, cho nên Yogasuâtra, tác phẩm căn bản của phái Yoga cũng còn được gọi là Sâmkhyapravacana (trình bày học thuyết Sâmkhya). Đó là một tập sách trình bày 194 câu châm ngôn ngắn, và được chia thành 4 quyển. Truyền thống Yogacho là Patanjali là tác giả của Yogasuâtra, và người ta đồng hoá tác giả này với một nhà văn phạm cũng có tên là Patanjali song ở thế kỷ II trước tây lịch. Nhưng rõ rệt là tác phẩm này chịu ảnh hưởng tư tưởng của Phật giáo về sau này, cho nên chỉ có thể xuất hiện vào khoảng thế kỷ V hay VI sau tây lịch. Và vì vậy, tác giả của Yogasuâtra là Patanjali, thì đây hẳn là một Patanjali khác với nhà văn phạm ở thế kỷ II trước tây lịch.
Cũng như các tác phẩm căn bản của các Darsana khác Yogasuâtra cũng đã được bình giải nhiều lần. Tác phẩm được bình giải lần đầu tiên là tập Yoga-bhâsya được Vâcaspatimisùra bình giải trong tập Tattvavaisùâradiâ vào khoảng năm 850, đây cũng chính là người đã bình giải Sâmkhyakârikâ. Sau này Yogasuâtra vẫn còn được tiếp tục bình giải, nhưng tựu trung chỉ có hai tác phẩm kể trên là độc đáo và có giá trị.
5. Học Thuyết Yoga
Tuy phái Yoga xây dựng học thuyết trên Sâmkhya, nhưng cũng có những quan điểm về lý thuyết khác biệt như sau: trong khi phái Sâmkhya phân biệt ba cơ quan của tư tưởng; buddhi, ahamkâra (xem trang 18 cuối) và manas, thì Yoga chủ trương có một là Citta.
Phái Yoga dùng khái niệm nguyên tử để cắt nghĩa hiện tượng vũ trụ: các nguyên tử những phân tử của Tanmâtra, tức là các yếu tố tinh vi, chính nhờ sự tụ hội của các nguyên tử mà vạn sự hữu hình xuất hiện. Trong khi Sâmkhya cho rằng thế giới vũ trụ hữu hình được cấu tạo do sự trộn lẫn các yếu tố tinh vi.
Đối với Sâmkhya, thời gian chỉ là một hoạt động tính của Prakrti; trong khi đó, theo phái Yoga dựa vào quan niệm của Phật giáo về khoảnh khắc của thời gian, định nghĩa thời gian như là sự trôi chảy liên tục của những khoảnh khắc, trong khi khoảnh khắc được định nghĩa là khoảng thời gian mà một nguyên tử vật chất cần để đi từ vị trí này đến vị trí kia. Nhưng sự liên tục của các khoảnh khắc chỉ là một khái niệm chứ không phải là một thực thể, bởi vì chỉ có khoảnh khắc riêng mới là hiện tại và có thực. Như thế, nghĩa là thời gian với tính cách là sự nối tiếp liên tục hay là toàn thể do các khoảnh khắc tạo nên không phải là một thực thế, trái lại chỉ có khoảnh khắc hiện tại mới là thực tại.
Nhưng điểm khác biệt hơn cả giữa Sâm khya và Yoga chính là hệ thống trên vô thần, trong khi đó hệ thống Yoga là hữu thần. Bởi vì là truyền thống Yoga của Upanisad và anh hùng ca công nhận một thần linh mà người Yogin phải hướng về; Patanjali không thể nào không dành cho thần linh đó một chỗ trong tư tưởng của mình. Tuy nhiên như chúng ta đã nói, đây không phải là một Thượng Đế sáng tạo và là chủ tể vũ trụ, bởi vì trong tiến trình biến dịch của thế giới không có sự can thiệp nào của Isùvara, trái lại tất cả đều được cắt nghĩa dựa trên sự biến hoá của Prakrti. Thượng Đế ở đây thực ra chỉ là một đơn tử tinh thần, khác biệt tất cả các đơn tử tinh thần khác ở chổ từ đời đời không bị liên luỵ, ràng buộc bởi khổ đau của hiện hữu, đời đời không nghiệp,…(karman), và đời đời toàn tri. Isùvara được tượng trưng bằng âm điệu OM mà người Yogin phải chiêm nghiệm, bởi vì nhờ Pranidhâna (tâm linh sâu thẳm) ở trong đó, mà những chướng ngại vật sẽ được cất đi để người đạo sĩ dễ dàng tiến tới giải thoát. Nhưng như thế không có nghĩa là Isùvara có tác động gì trên người tín đồ, chẳng hạn như thu hút họ tới Ngài, hay kéo họ ra khỏi Samsâra, người ta cũng còn gọi Isùvara là “Guru” của các tổ tiên, nhưng ‘guru’ theo quan niệm Ấn độ (Mbh. XII, 178, 6) là một thứ Phât của tiểu thừa, đã thể nhập Niết bàn không còn đặc tính nào nữa, và cũng không còn bị ràng buộc bởi luật biến dịch của vũ trụ. Sự khác biệt giữa Phật và Isùvara của Yoga hệ tại ở chỗ Isùvara không cần một cố gắng nào để đạt được địa vị hiện tại, đàng khác ở trong tình trạng giải thoát, Isùvara vẫn còn là một hữu thể cá biệt.
Nhưng quan niệm Isùvara vô tri trên đã không thể nào thoả mãn tình cảm tôn giáo của các tín đồ; do đó mà dần dần các nhà bình giải Yoga đã đem vào những quan niệm mới mẻ đi hẳn ra ngoài truyền thống Yoga nguyên thuỷ. Vyâsa chẳng hạn, trình bày một Isùvara cứu chúa có thể tạm thời mặc lấy vật chất tinh vi của Sattva để có thể xác và cơ quan suy tưởng, ngõ hầu mạc khải giáo lý cho các tín đồ mỗi khi khởi sự một chu kỳ mới của vũ trụ. Ngài cũng có thể ban ân sủng cho các tín đồ, giúp họ dễ dàng giải thoát. Vâcaspatimiâsra còn đi xa hơn và cho rằng chính Isùvara đã sáng tạo vũ trụ theo mỗi chu kỳ, từ Prakrti, và cùng Ngài điều khiển trật tự tự nhiên cũng như trật tự luân thường của thê giới; chính Ngài là tác giả các kinh điển, và sau hết chính Ngài làm cho vũ trụ tan biến sau mỗi chu kỳ. Tự đời đời không khởi thuỷ, Ngài có tương quan với Sattva, và cũng đời đời tác động chứ không vô vi. Chính Ngài liên kết các Purusa với Purusa, hay ngược lại phân tán chúng. Đối với những ai sùng ái Ngài, Ngài ban ân, cất chướng ngại vật để đạt được giải thoát và cho được siêu thoát huyền nhiệm.
w Yoga thực hành
Khác với hệ thống Vedânta và Sâmkhya, Yogasuâtra đặt nặng trọng tâm vào khía cạnh thức hành hơn là vào học thuyết. Yoga được định nghĩa như là sự dẹp lắng những biến động của bản thể suy tư (Yogasuâtra 1, 2) để cho Purusatrở lại tĩnh thể của bản tính độc lập của nó không còn bỉ ảnh hưởng những dao động của Prakrti.
Nghệ thuật chế ngự tâm linh đó dựa vào sự khám phá ra cơ cấu tâm linh như sau: Citta, cơ năng ý thức và suy tư của con người đối với phần đông chúng sinh, gồm có ba yếu tố hay thành phần cấu tạo; đó làba Guna cúa thiên nhiên thủ tiên: Sattva, Rajas và Tamas. Cái Citta này luôn ở thế năng động, bởi vì những ý tưởng (représentations) này luôn luôn đổi thay trong nó. Nhưng những dao động (vrtti) không phải chỉ là những hiện tượng giống như những làn sóng gợn lên trên mặt hồ, trong khi dưới đáy sâu không chịu ảnh hưởng; trái lại, ở đây chúng được coi như chính bản chất của Citta; nói khác đi, Citta chỉ hiện thể dưới trạng thái vrtti đó. Những vrtti này luôn luôn ở trong Citta, trong tiềm thể với tính cách là Vâsanâ, nghĩa là những ấn tượng trong tiềm thức, và chúng lúc nào cũng có thể trở thành những hiện thể. Mỗi vrtti không kiềm chế được sẽ phát khởi một Vâsanâ; ngược lại, mỗi Vâsanâ, theo những điều kiện xác định, cũng làm sinh ra một vrtti. Bởi đó, việc canh phòng tư tưởng giữ cho nó không dao động là điều tối quan trọng.
Khái niệm Vâsanâ rất quan trọng trong hệ thống tâm lý của phái Yoga. Theo Patanjali, Vâsanâ là những ‘cảm giác loại biệt tiềm thức’ rất khó kiểm soát và chế ngự được, do đó là một trở ngại lớn cho việc giải thoát.
Có thể ví nó như những mạch nước ngầm tạo nên dòng nước cuồn cuộn là n hững hoạt động của tâm não, Cittavrtti. Nguồn gốc của Vâsanâ theo Yogasuâtra là trí nhớ (IV, 9). Cuộc đời là một sự bồi đắp không ngừng những Vâsanâ này nhờ những kinh nghiệm trải qua. Chính những Vâsanâ này tạo ra những đặc tính riêng biệt của mỗi cá nhân hợp với di truyền và nghiệp báo. Thật vậy tất cả những gì định nghĩa cá tính và riêng biệt của cá nhân cũng như cơ cấu bản năng đều là sản phẩm của Vâsanâ. Cái Vâsanâ được truyền từ đời này qua đời khác, hoặc bằng những phương tiện có tính cách nhân chủng và lịch sử như: ngôn ngữ, phong tục, văn hoá,… hoặc trực tiếp và có tính cách cá nhân, đó là do Karma của một người. Những karma, hành động của con người là do những tình trạng của tâm não-Cittavrtti mà khởi xuất; và ngược lại, chính những Karma đó lại tạo ra các Cittavrtti khác; và cái vòng luẩn quẩn vẫn là Vâsanâ –vrtti – Karma- Vâsanâ. Người ta không thể nào thay đổi được tình trạng tâm não, nếu không trước hết kiểm soát và kiềm chế được các Vâsanâ; và muốn dẹp lắng Cittavrtti, thì trước hết phải dẹp lắng các Vâsanâ. Kỹ thuật Yoga nhằm sự dẹp lắng đó.
Sự tẩy kluyện tư tưởng có thể thực hiện được qua nhiều kiếp sống, dần dần nó sẽ trở thành trong sáng như ở nơi các thánh hiền, nó chỉ còn thuần là Sattva. Nhưng mục đích của Yoga không chỉ dừng lại ở sự tẩy luyện đó, mà còn là đạt tới giải thoát. Để đạt được giải thoát, việc phân biệt các chân ngã, tức là Purusa, với bản thể suy ư xuất phát từ prakrti theo như phái Sâmkhya, như vậy là đủ; nhưng đối với Patanjali d0ó mới chỉ là điều kiện dự bị. Để giải thoát còn cần thực hiện những sự ngưng tập Citta trong tĩnh niệm huyền bí.
Có 5 loại vrtti:
1. Tri thức đúng (prâmanâ)
2. Tri thức lầm lẫn. Ví dụ như lầm lẫn giữa cẩn xà cừ với bạc.
3. Tri thức không hoàn toàn (vikalpa), ví dụ: chỉ biết qua tưởng tượng hay chỉ biết qua sự trình bày bằng lời nói.
4. Ngủ say (nidrâ).
5. Trí nhớ (smrti).
Các người Yogin chỉ phải tìm cách loại trừ các vrtti bằng những thực tập (abhyâsa) liên tục và dẹp lắng mọi đam mê (vairâgya), nhưng công việc thực tập này gặp nhiều khó khăn trở ngại do 5 mối xấu căn bản sau đây:
1). Vô minh (avidya) và những hậu quả của nó là :
2). Ảo tưởng về cái tôi (asmitâ, cái tôi hiện hữu, vị kỷ).
3). Tình yêu, đam mê (râga)
4). Lòng ghen ghét (dvesa).
5). Ái hữu, hay là sự quyến luyến, lòng ham sống (abhinivesùa).
Sự thực hành Yoga có 8 chặng (Yoganaga) phân ra thành ba mối như sau:
1. Hai điều kiện dự bị để thực hành Yoga.
2. Ba thực hành có liên quan đến cơ thể.
3. Ba thực hành Yoga theo nghĩa hẹp.
Tám chặng Yoga đó là:
1. Kỷ luật (yama), nghĩa là ngũ giới mà ngươì Yogin phải tuân giữ: a) Ahimsâ, bất bạo động. b) Không gian dối. –c) không trộm cướp. –d) Không tà dâm. –e) Diệt lòng tham bằng cách không chấp nhận những tặng vật.
2. Thực hiện 5 điều luật (niyama) có mục đích tẩy luyện thân thể và tâm linh: tinh thần và thể xác cũng như tâm hồn, tiết độ khắc khổ, học hỏi và phó thác vào Chúa.
3. Giữ những thế (asana) thuận cho việc tĩnh niệm.
4. Điều hoà hơi thở (prânâyâmâ) để đạt được sự tĩnh mạc tâm hồn.
5 Tránh không cho ngũ quan gần gũi các khách thể (pratyâhâra).
6. Tập trung tư tưởng (dhâranâ) vào một cái gì đó, như rốn, đầu mũi, hình tượng một thần linh,… nhờ đó mà các hoạt động của ngũ quan sẽ đình chỉ và tất cả những ý tưởng cũng được ngưng tập.
7. Tĩnh niệm dhyâna) là tăng cường dhâranâ để làm sao cho đối tượng của tư tưởng cuối cùng sẽ thay thế tất cả tư tưởng.
8. Nhập định (samâdhi), trình độ cao nhất của dhyâna. Samâdhi được chia thành hai cấp: samprajnâta, nhgiã là trạng thái huyền bí trong đó Yogun vẫn còn có ý thức. Asamprajnâna, trạng thái không còn ý thức. Trong trạng thái thứ nhất, tư tưởng bị đối tượng hoàn toàn chi phối đến nỗi mặc lấy hay trở thành đối tượng; trong trạng thái sau, cả đối tượng cũng như là tư tưởng bị biến mất. Nếu người ta ở lâu được trong trạng thái này thì các Vâsanâ sẽ bị diêt trừ, citta sẽ bị hoà tan trong prarti và purusa, lúc ấy đạt được giải thoát, nghĩa là đạt được trạng thái tuyệt đối.
Ngoài mục đích giải thoát, sự hiện diện Yoga còn có thể là một phương pháp để đạt dược những khả năng phi thường về phương diện tri thức cũng như sức mạnh. Bởi vì trên lý thuyết có những người tầm thường không đạt được những khả năng trên là vì cái citta của họ bị giới hạn bởi thân xác. Trái lại, đối với những citta đã được giải thoát khỏi những ràng buộc liên luỵ của thể xác, đạt được bản tính tự nhiên, nghĩa là trạng thái tuyệt đối; do đó, nó phải có những khả năng vô biên. Những khả năng mà người ta gán cho các đạo sĩ Yoga, gồm có như là tự biến hoá thành cực tiểu hay là cực đại, trở thành vô hình hay tự hoá thành nhiều,…
w Sự tiến hoá của Yoga.
Yogasuâtra của patanjali cũng như các tập bình giải tác phẩm này đã gây ảnh hưởng lớn lao ytrong tư tưởng Ấn độ. Có thể nói tất cả tư tưởng gia, dù thuộc trường phái nào đi nữa cũng đã thâu nhạn học thuýet Yoga liên quan tới kỹ thuật tĩnh niệm. Trong khi đó thì chính các người theo phái Yoga cũng dần dần dung hoà học thuyết cổ truyền của họ với các học thuyết khác, và vì thế đã làm cho Yoga cổ điển biến hoá thành một thứ Yoga mới. Trong hệ thống, hay những hệ thống Yoga mới này, người ta có sự hoà đồng với những hệ thống tư tưởng tríet lý hay những giáo phái, như với phái Vedânta của Sankara, với giáo phái Visnu, phái Siva và phái Sakta,…
Để biện minh cho lập trường mới này, người ta đưa ra quan niệm rằng Patanjali đã truyền lại hai thứ Yoga: Kriyâ-Yoga, Yoga thực hành chuyên về việc thực hiện những động tác bên ngoài, chuẩn bị cho việc tập trung tư tưởng; và Râja-Yoga, Yoga vương giả, chuyên về tĩnh niệm. Kriyâ-Yoga bao gồm 5 chặng đầu của Yoga cổ điển nói trên; còn Râja-Yoga bao gồm 3 chặng sau có liên quan trực tiếp đến việc dẹp lắng các vrtti của Citta.
Về sau này Yoga còn tiếp tục biến hoá thành nhiều hình thứckhác, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của hai phái Tantra và Sakti, ba hình thức Yoga mới xuất hiện:
Mantrayoga: một hình thức Yoga chuyên việc lặp đi lặp lại những vần chữ được coi là linh và trong đó chứa đựng những sức mạnh huyền bí.
Hathayoga: một hình thưc Yoga khắc khổ, đòi hỏi bạo lực (hatha), đó là những hình thức điều chỉnh hơi thở, những thế cực nhọc khó khăn đối với thân thể, kèm theo những kiêng cữ khắt khe, đôi khi lại có những thực hành có tính cacxh1 dục tính. Tất cả với mục đích tẩy luyện các đường lưu thông trong cơ thể, và tạo ra những điều kiện dự bị cho việc tĩnh niệm.
Layayoga: một thứ Yoga có mục đích giải thoát tâm linh cá biệt làm cho nó có thể nhập vào tâm linh phổ quát nhờ một phương pháp đặc biệt là tẩy luyện các yếu tố của cơ thể (bhuâta- suddhi). Theo những tài liệu thuộc truyền thống Tantra, thì trong mỗi cơ thể của con người từ đỉnh đầu tới các bộ phận sinh dục có sáu vòng (cakra) hay sáu cái hoa sen (padma) lồng nhau trong cái gọi là susumâ, nghĩa là cái huyết mạch lớn nhất ở trong xương sống và chạy dài theo thân thể. Cái vòng dưới chứa đựng xà lực (kundaliniâ) tượng trưng cho prakrti: cái vòng xà lực này cần được tỉnh thức nhờ các phương pháp Yoga để vươn lên, chạy qua tất cả các Cakra và hiệp nhất với purusa nằm trong cái hoa sen Sahasrâna ở bên trên Cakra kia. Cái Kundaliniâ sau khi đã nếm thử sự hợp nhất với Siva, được coi như lang quân của nó, sẽ trở lại Cakra dưới. Sự giải thoát thực sự này, nghĩa là cuộc kết giao vĩnh viễn với lang quân chỉ thực hiện được nhờ sự thực hịên không ngừng Layayoga.
6. Kết Luận
MIRCEA ELIADE đã kết thúc cuốn khảo luận về Yoga, LeYoga Immortalité et libreté bằng một câu nói chí lý : Yoga tạo nên một klích thước đặc biệt của tinh thần Ấn độ, đến nỗi bất cứ ở nơi đâu mà tôn giáo và văn hoá Ấn độ đã đi vào, là ở đó người ta gặp được một hình thức ít nhiều thuần tuý của Yoga” (tr, 355). Cũng vậy, Yoga có trong hệ thống chính thống Bàlamôn, cũng như trong hệ thống ‘đạo rối’ như là Phật giáo chẳng hạn. Yoga xuất hiện từ xa xưa và vẫn tiếp tục được trọng dụng trong tất cả mọi giáo phái Ấn độ ngày nay. Hơn thế nữa, Yoga đã vượt qua biên giới và những sắc thái riêng biệt của Ấn Độ để trở thành phổ cập trong nhân loại: không một nơi nào trên thế giới mà người ta lại không nghe nói tới Yoga. Yoga không những đã đáp ứng được nhu cầu xâu xa của tâm hồn Ấn Độ từ ngàn xưa cho tới nay, nó còn đáp ứng được cả nhu cầu tâm linh cũng như thể xác của nhân loại trên khắp thế giới ngày nay, người ta không chỉ xử dụng nó với những mục đích tâm linh, nhưng có lẽ phần đông sử dụng nó như một phương pháp thể dục.
----------
---Còn tiếp---